▶Bảng tuần hoàn nguyên tố hoá học ĐẦY ĐỦ nhất LỚP 8,9,10,11

0
18691

Trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập bộ môn hoá học thì bảng tuần hoàn nguyên tố hoá học là công cụ rất cần thiết. Có nhiều dạng bảng tuần hoàn khác nhau như bảng dạng bậc thang, bảng dạng quạt xòe,… Tuy nhiên, bảng tuần hoàn phổ biến nhất là bảng tuần hoàn dạng ô. Trong bài viết này chúng ta cùng đi nghiên cứu về loại bảng tuần hoàn này nhé!

I. Bảng tuần hoàn là gì?

Bảng tuần hoàn hoá học đầy đủ nhất
Bảng tuần hoàn hóa học rõ nét đầy đủ nhất

Bảng tuần hoàn có tên gọi đầy đủ là bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Đây là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hoá học thành dạng bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử, tính chất hoá học, cấu hình electron của chúng.

Ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì? Các nguyên tố sẽ được biểu diễn theo chiều tăng dần của số hiệu nguyên tử, và thường được liệt kê cùng với ký hiệu hoá học trong mỗi ô. Dạng tiêu chuẩn của bảng nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 7 dòng và 18 cột, với 2 dòng kép riêng nằm bên dưới cùng.

Bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ nhất được tạo ra bởi nhà hoá học người Nga Dmitri Ivanovich Mendeleev và được phát minh ngày 6/3/1869. Cách đọc bảng tuần hoàn hóa học như ví dụ sau:

cách sử dụng bảng tuần hoàn hóa học
Cách sử dụng bảng tuần hoàn hóa học

II. Nguyên tắc cấu tạo, thành phần bảng nguyên tố

1. Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn hoá học

  • Các nguyên tố sẽ được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • Các nguyên tố có cùng lớp e xếp vào cùng 1 hàng (chu kỳ)
  • Nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột
bảng nguyên tố hóa học
Cấu tạo và cách sắp xếp nguyên tố trong bảng nguyên tố hóa học

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn – bảng nguyên tố hóa học

Bảng tuần hoàn có cấu tạo gồm: ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm nguyên tố.

  • 1 nguyên tố hoá học chiếm 1 ô trong bảng tuần hoàn được gọi là ô nguyên tố
  • Chu kỳ là dãy các nguyên tố có cùng số lớp e được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố có cùng cấu hình electron tương tự nhau. Do đó, nó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.

3. Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nguyên tố hóa học?

Tính tới tháng 12/2016, bảng tuần hoàn có 118 nguyên tố được xác nhận. Nó bao gồm các nguyên tố từ 1 Hidro đến 118 Oganesson. Trong đó, có 98 nguyên tố xuất hiện trong tự nhiên và 20 nguyên tố còn lại chỉ xuất hiện trong phép tổng hợp nhân tạo.

Bảng nguyên tử khối
Bảng nguyên tử khối của nguyên tố hóa học

4. Bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ nhất gồm bao nhiêu nhóm?

Nhóm tuần hoàn là khái niệm để chỉ các nhóm nguyên tố được xếp thành 1 hàng dọc trong bảng tuần hoàn. Các nguyên tố thuộc 1 nhóm sẽ có cùng số electron nên chúng có cùng tính chất hoá học. 

Hiện tại, có tổng cộng 18 nhóm và có 8 nhóm chính 1- 2 và 13 – 18 và 10 nhóm phụ từ 3 – 12. Trong mỗi nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, số nguyên tử tăng dần và độ âm điện giảm, tính kim loại tăng.

III. Mẹo ghi nhớ bảng tuần hoàn hoá học lớp 8, lớp 9, lớp 10

Bảng tuần hoàn hoá học đầy đủ nhất
Cách ghi nhớ bảng tuần hoàn hoá học

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 10 cũng chính là bảng tuần hoàn lớp 8 và lớp 9. Để có thể ghi nhớ bảng tuần hoàn hoá học thì các bạn có thể sử dụng các cách nhớ nhanh dưới đây:

1. Nghiên cứu bảng tuần hoàn đầy đủ nhất

Cách học bảng tuần hoàn là nghiên cứu thật kỹ thành phần trong mỗi ô. Trong bảng tuần hoàn thì mỗi ô sẽ bao gồm 1 nguyên tố cùng các thành phần và thuộc tính của nguyên tố đó. Do đó, để tìm hiểu bảng tuần hoàn nguyên tố hoá học, các bạn cần phải biết tên nguyên tố, số nguyên tử, ký hiệu hoá học,… Tất cả những thông tin này đều nằm trong ô nguyên tố.

Hãy học bảng tuần hoàn với 10 nguyên tố đầu tiên bên trong bảng. Hãy ghi nhớ và thành thạo các nguyên tố này. Sau đó, bạn hãy học cách suy diễn các giá trị nguyên tố kế tiếp. Cứ tiếp tục học như thế thì bạn sẽ học hết được 118 nguyên tố.

2. Bảng nguyên tố hóa học cần xem đi xem lại nhiều lần

Cách nhớ bảng tuần hoàn hóa học bằng việc xem đi xem lại nhiều lần. Bạn nên IN MÀU bảng tuần hoàn rồi ép lại. Việc này giúp các bạn học sinh có thể mang đi khắp nơi để xem mỗi khi cần. Hãy dán ở những nơi dễ thấy và xem lại thường xuyên sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.

Trong trường thầy cô thường gợi ý cách dễ nhớ cho dãy kim loại trong bảng tuần hoàn hóa học lớp 9 như sau: K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au – Bằng một câu vần hài hướng như sau: “KHI NÀO CẦN MAY ÁO GIÁP SẮT NHỚ SANG PHỐ HỎI CỬA HÀNG ÁO PHI ÂU”.

3. Làm thật nhiều bài tập có độ khó từ thấp tới cao

Cách học thuộc bảng tuần hoàn hoá học là làm nhiều bài tập có độ khó từ thấp tới cao, sử dụng bảng nguyên tố hóa học đầy đủ để tra cứu và xem các nguyên tố. Thực hiện cân bằng các phương trình hoá học,… có như thế thì các bạn mới có thể nhớ lâu và hiểu rõ bản chất được.

Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp các kiến thức lý thuyết về bảng tuần hoàn nguyên tố hoá học. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình học tập bộ môn hoá học. Nếu có băn khoăn, thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để mọi người cùng trao đổi và thảo luận nhé! Chúc các bạn có một buổi học lý thú và vui vẻ.

Kiến thức quan trọng khác cần nhớ: