Workshop là gì? Tất tần tật các thông tin liên quan đến Workshop

0
128

Workshop – một trong những sự kiện được nhiều người hưởng ứng và tham gia. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ Workshop là gì? Lợi ích và quy trình tổ chức một buổi Workshop như thế nào?. Hãy cùng với dienmaytot.org tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này nhé! 

Workshop là gì?

Workshop tiếng Việt được hiểu là mô hình một buổi hội thảo, thảo luận, trao đổi các kiến thức, phương pháp và kỹ năng có tính mở; dành cho mọi ngành nghề và đối tượng khác nhau. 

Phần đầu buổi hội thảo sẽ là phần trình bày của diễn giả hoặc là những người có chuyên môn; phần còn lại là phần hỏi đáp tự do dành cho những người tham dự.

Workshop - thảo luận, trao đổi kiến thức
Workshop – thảo luận, trao đổi kiến thức

Bạn có thể tìm thấy những buổi Workshop cho bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào. Các Workshop nổi tiếng như: Workshop yoga, Workshop tiếng Anh, Workshop vẽ tranh thư giãn, Workshop coffee… Mỗi khi xuất hiện một vấn đề nổi bật thì đều sẽ có các buổi Workshop được mở ra để chuyên gia cùng bàn bạc và trao đổi với những người tham gia.

Tuy nhiên Workshop chưa thật sự phổ biến trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Theo như thống kê thì phần lớn Workshop đều đến từ các bạn sinh viên hoặc các tổ chức phi chính phủ.

Các hình thức Workshop phổ biến

Workshop chia sẻ kiến thức 

Workshop chia sẻ kiến thức là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Quy mô buổi Workshop này không cố định; có thể dao động từ vài chục cho đến vài trăm người. 

Workshop chia sẻ kiến thức
Workshop chia sẻ kiến thức

Thời gian tổ chức buổi Workshop thường diễn ra trong khoảng 3 – 4 giờ; được chia thành 2 phần, đó là: chuyên gia chia sẻ các kiến thức và giải đáp các thắc mắc của người tham gia. Thông qua chia sẻ và trao đổi thì những người tham gia sẽ học được rất nhiều kiến thức bổ ích từ đội ngũ chuyên gia.

Workshop thực hành 

Workshop thực hành thường phổ biến ở một số lĩnh vực như: nấu ăn, làm gốm, trang trí hoa, thời trang… Tại các buổi Workshop thực hành thì bạn vẫn được lắng nghe những chia sẻ và kinh nghiệm từ các chuyên gia trong thời gian đầu. Thời gian còn lại, thay vì đặt ra các câu hỏi thì bạn sẽ được bắt tay ngay vào thực hành và trải nghiệm những điều mà trước giờ bạn chưa dám thử.

Workshop Marketing

Buổi Workshop này diễn ra với mục đích là quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm mới. Nó thường có quy mô lớn, có thể lên đến hàng trăm người. Mọi thứ đều được chuẩn bị một cách chi tiết và chu đáo với mong muốn là người tham gia có thể hiểu rõ nhất về sản phẩm. 

Buổi Workshop thường có sự tham dự của đại diện nhãn hàng cùng với các chuyên gia được mời đến để tư vấn rõ nhất về sản phẩm.

Lợi ích của Workshop là gì?

Tăng khả năng làm việc nhóm 

Tại các buổi Workshop bạn không chỉ lắng nghe đơn thuần mà còn được tham gia thảo luận cũng như thực hành trực tiếp. Các hoạt động với sự kết nối của những người có chung sở thích, đam mê… sẽ giúp bạn phát huy được tối đa khả năng làm việc nhóm của mình. 

Workshop giúp tăng khả năng làm việc nhóm
Workshop giúp tăng khả năng làm việc nhóm

Rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi 

Đặt câu hỏi là một phần không thể thiếu trong các buổi Workshop. Tuy nhiên, nếu như bạn không có sự tập trung và tóm lược được các thông tin sẽ rất khó để đặt câu hỏi đúng trọng tâm. Vì vậy mà kỹ năng lắng nghe và phân tích vấn đề của bạn cũng sẽ được mở rộng trong quá trình tập trung lựa chọn và đặt câu hỏi.

Kênh quảng bá thương hiệu tiết kiệm, hiệu quả 

So với các hình thức Marketing khác thì Workshop được xem là kênh quảng bá tiết kiệm đối với doanh nghiệp. Tại các buổi hội thảo quảng cáo, nhãn hàng vừa có thể tiếp cận được với khách hàng, vừa thấu hiểu được những mong muốn, nguyện vọng của họ.

Phát triển khả năng tư duy, sáng tạo 

Việc bạn phải tiếp nhận một lượng thông tin lớn trong khoảng thời gian ngắn của buổi Workshop giúp bạn nâng cao khả năng tư duy của mình. Bên cạnh đó, trí tưởng tượng và sự sáng tạo của bạn cũng sẽ có những thay đổi tích cực khi bạn đón nhận những chia sẻ gần gũi và nguồn cảm hứng mới mẻ từ chuyên gia, diễn giả… 

Workshop nâng cao tính sáng tạo
Workshop nâng cao tính sáng tạo

Cách làm Workshop như thế nào?

Trên thực tế quy trình để tổ chức một buổi Workshop sẽ bao gồm 4 giai đoạn cơ bản như sau:

Chuẩn bị trước buổi Workshop

Đầu tiên bạn cần xác định được mục tiêu rõ ràng và kết quả cuối cùng cho buổi Workshop. Từ đó đề ra các chiến lược cụ thể, kế hoạch của chương trình, thời gian cũng như các hoạt động diễn ra. Trong trường hợp có khách mời tham dự thì bạn cần chuẩn bị một kịch bản chương trình gửi đến họ. Điều này sẽ giúp khách mời nắm rõ được chương trình cụ thể; giúp chương trình đi đúng hướng kế hoạch.

Chuẩn bị trước buổi Workshop

Khi đã có được mục tiêu cho buổi Workshop thì người tổ chức sẽ lập ra được danh sách các đối tượng tham gia để có thể tiếp cận được đúng đối tượng. Bên cạnh đó, một số yếu tố bên ngoài cần phải sắp xếp như: số lượng người tham gia, máy chiếu, các trang thiết bị phục vụ… 

Xác định rõ vai trò của người tham gia

Trong quá trình diễn ra buổi Workshop, mỗi một vị trí trong ban tổ chức đều sẽ có vai trò và trách nhiệm riêng. Việc phân công nhiệm vụ sẽ giúp cho mỗi cá nhân nắm rõ được thông tin chương trình và có thể tổng kết lại kết quả của buổi Workshop. Điều này không chỉ tăng hiệu quả công việc mà còn cho thấy tính chuyên nghiệp của chương trình.

Phân chia vai trò, nhiệm vụ của các thành viên
Phân chia vai trò, nhiệm vụ của các thành viên
  • Người điều phối: Có trách nhiệm theo dõi và chỉ đạo mọi thứ nhằm đảm bảo buổi Workshop diễn ra theo như đúng kế hoạch. Họ cũng là người quan sát và hỗ trợ các bộ phận xung quanh; tạo điều kiện để những ý kiến của khán giả đến với các diễn giả nhanh chóng và kịp thời.
  • Người ghi chép: Có nhiệm vụ là viết lại những nội dung, hoạt động được diễn ra trong suốt buổi Workshop. Đó có thể là những ý kiến từ khán giả; những vấn đề được giải đáp từ chuyên gia hay những mục tiêu chưa được thực hiện…
  • Người giám sát thời gian: Công việc của họ chỉ liên quan đến các vấn đề thời gian bao gồm theo dõi các hạng mục để đảm bảo nó diễn ra đúng tiến độ chương trình như trong kế hoạch. Bên cạnh đó, nếu như có những thay đổi trong suốt chương trình thì họ cần phải phân bổ các mục của chương trình sao cho kịp thời, hợp lý.
  • Người tham dự: Đây là những người trực tiếp tham dự toàn bộ buổi Workshop; là người lắng nghe những chia sẻ và đưa ra các quan điểm của mình. Họ cũng chính là những người có đóng góp rất lớn vào sự thành công của buổi Workshop.

Tiến hành buổi Workshop theo như dự kiến

Tiến hành buổi Workshop
Tiến hành buổi Workshop

Người điều phối sẽ mở màn buổi Workshop bằng những lời chào, lời giới thiệu để dẫn dắt vào chủ đề chính. Sau đó là phần liệt kê khung thời gian sẽ diễn ra những hoạt động trong suốt buổi Workshop và nêu lên mục đích, mong muốn sau chương trình.

Đối với vị trí người tham dự thì nên chú ý lắng nghe và tôn trọng những chia sẻ của chuyên gia. Đặc biệt, nên tích cực đưa ra những ý kiến đóng góp để buổi Workshop có thể diễn ra thành công.

Tổng kết và rút kinh nghiệm

Cuối buổi thì người điều phối sẽ tổng kết lại chương trình. Hoàn thành những hạng mục giải đáp thắc mắc cũng như các thông tin ghi nhận trong Workshop. Tiến hành kiểm tra các tài liệu và gửi đến những người tham dự.

Tổng kết cuối buổi Workshop
Tổng kết cuối buổi Workshop

Những quy tắc cần phải tuân thủ trong buổi Workshop

Khi tham gia một buổi Workshop thì bạn cần tuân thủ một số vấn đề sau:

  • Tôn trọng quan điểm, ý kiến của nhau: Buổi Workshop là nơi để mọi người có thể cùng nhau chia sẻ. Vì vậy mà mỗi người một quan điểm và không có sự nhận định đúng hay sai. Do đó, tất cả các ý kiến đều cần được tôn trọng.
  • Thảo luận trên tinh thần chia sẻ và học hỏi: Buổi Workshop được tổ chức dựa trên nền tảng là chia sẻ kinh nghiệm của mọi người trong cùng lĩnh vực. Do đó người đến tham dự chính là người học hỏi những cái mới không chỉ từ diễn giả mà còn đến từ chính những người xung quanh. 
Tham gia Workshop với tinh thần học hỏi và chia sẻ
Tham gia Workshop với tinh thần học hỏi và chia sẻ
  • Tập trung trao đổi về vấn đề chính: Buổi Workshop chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nên bạn cần tập trung vào vấn đề chính; không nên phí thời gian cho những vấn đề ngoài lề. 
  • Thảo luận trong khung thời gian cho phép: Trong buổi Workshop có rất nhiều hạng mục được đề cập và được chia sẻ từ các nhân vật khách mời. Vậy nên bạn cần lắng nghe và chỉ nên thảo luận với mọi người xung quanh trong khoảng thời gian cho phép.
  • Không đả kích, miệt thị hay tỏ thái độ tiêu cực: Mọi người tham gia buổi Workshop là dựa trên tinh thần học hỏi và chắt lọc thông tin. Tại đây có rất nhiều kiến thức chuyên sâu được đề cập đến. Bạn hãy cố gắng tích lũy cho mình những kiến thức cần thiết, phù hợp; không bày tỏ thái độ với những kiến thức không phù hợp với bản thân mình.
  • Cần có sự tổng kết và đưa ra đồng thuận cuối cùng: Để buổi Workshop thành công tốt đẹp thì mọi người cần được giải đáp mọi thắc mắc có liên quan để chủ đề. Trước khi kết thúc chương trình thì cần phải có sự thống nhất về kiến thức giữa các bên để có thể đạt được mục đích đề ra.

Kỹ năng làm việc nhóm – Vai trò, cách cải thiện làm việc nhóm

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến Workshop là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về mô hình này. Để học hỏi và phát triển kỹ năng của bản thân, hãy tham gia các buổi học Workshop mà mình yêu thích nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here