Tết Hàn thực là ngày gì? Chia sẻ từ a-z về Tết Hàn thực

0
161

Tết Hàn thực – một trong những ngày Tết quan trọng của người dân Việt Nam. Vậy Tết Hàn thực là ngày gì? Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về ngày Tết này nhé!

Tết Hàn thực là ngày gì?

Trong văn hóa dân gian thì Tết Hàn thực còn được gọi là Tết bánh trôi – bánh chay. Nó diễn ra vào đúng ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Tết Hàn thực xuất hiện chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam.

Vậy năm 2023, Tết Hàn thực là ngày nào? Tết Hàn thực sẽ được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, tức là vào thứ bảy ngày 22 tháng 4 dương lịch.

Tết Hàn thực hay Tết bánh trôi bánh chay
Tết Hàn thực hay Tết bánh trôi bánh chay

Ý nghĩa Tết Hàn thực ở Việt Nam?

Tết Hàn thực mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, vẫn còn lưu truyền cho đến tận ngày nay. Cứ mỗi năm đến ngày 3/3 thì mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cúng gia tiên để tưởng nhớ đến cội nguồn:

  • Tưởng nhớ đến những người đã khuất
Tết Hàn thực - dâng mâm cúng để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên
Tết Hàn thực – dâng mâm cúng để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên

Ở đây “Hàn thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”. Theo đó mọi người sẽ dùng thức ăn lạnh, nguội giống như một cách để tưởng nhớ đến những người thân đã khuất.

Cụ thể trong cuốn tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Trung Quốc có đề cập đến ý nghĩa của ngày Tết Hàn thực. Nó gắn liền với cái chết đầy thương tiếc của vị hiền sĩ Giới Tử Thôi (chết do cháy rừng).

Nhà vua lúc bấy giờ vì nhớ đến tình nghĩa lúc sinh thời, đau lòng mà lập đền thờ ông. Đồng thời đã ban lệnh kiêng đốt lửa trong 3 ngày để thể hiện sự thương xót. Và ngày 3 tháng 3 đến ngày 5 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày tưởng nhớ đến Giới Tử Thôi.

Tuy nhiên tại Việt Nam thì lễ Hàn Thực mang nét riêng biệt rõ ràng khi người dân không cần phải kiêng lửa. Mọi người đặc biệt chuẩn bị bánh trôi – đại diện cho thức ăn nguội và dâng lên tổ tiên để thể hiện sự biết ơn trước công dưỡng dục, ơn sinh thành.

  • Thể hiện truyền thống dân tộc
Tết Hàn thực - nét văn hóa lúa nước của người Việt
Tết Hàn thực – nét văn hóa lúa nước của người Việt

Từ lâu bánh trôi, bánh chay đã được sử dụng phổ biến tại Việt Nam trong ngày Tết Hàn thực. Hình ảnh những viên bánh tròn, hơi dẹt đã đi sâu vào nét đẹp truyền thống của dân tộc thông qua những bài thơ ca. Bánh trôi nước đã được nhà thơ Hồ Xuân Hương ẩn dụ nói về nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: trong trắng, hy sinh, lam lũ và tảo tần…

Với phần vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp, được nắn dạng viên tròn và bên trong là nhân đường đỏ. Chỉ cần luộc chín với nước sôi sẽ trở thành món bánh trôi. Bánh chay được nắn dạng tròn hơi dẹt, không có nhân. Sau khi được luộc chín thì sẽ ăn cùng với nước đường.

Cả 2 loại bánh trôi, bánh chay này đều được làm từ bột gạo nếp thơm đã thể hiện rõ ràng nét văn hóa lúa nước từ xa xưa của dân tộc ta với truyền thống trân trọng thành quả lao động của người nông dân.

  • Ôn lại những kỷ niệm xưa
Cùng ôn lại kỷ niệm xưa trong ngày Tết 3/3
Cùng ôn lại kỷ niệm xưa trong ngày Tết 3/3

Vào lễ Hàn thực hàng năm thì mọi người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau và tự tay nặn những viên bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên. Sau đó mỗi người sẽ cùng nhau thưởng thức và chia sẻ với nhau về những mẫu chuyện của riêng mình hay những mẫu chuyện xưa của dân tộc.

Trong số những mẫu chuyện xưa nổi tiếng của nước ta có thể nhắc đến như sự tích “Lạc Long Quân – Âu Cơ”, đặc biệt là hình ảnh bánh trôi giúp mọi người liên tưởng đến hình ảnh “bọc trăm trứng” của Âu Cơ.

TẾT TRÙNG THẬP LÀ GÌ? NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA TẾT TRÙNG THẬP

Tết Hàn thực ăn gì?

  • Bánh trôi

Đây là món bánh luôn có mặt trong các mâm cúng ngày Tết Hàn thực. Bánh được làm từ bột nếp và có nhân là đường phên. Sau khi cho nhân đường vào thì vo bột lại thành viên tròn nhỏ vừa miệng và đun trong nước sôi. Đến khi đã được “ba chìm bảy nổi” thì vớt ra đĩa và rắc thêm vừng trắng đã được rang thơm lên trên để trang trí.

Bánh trôi - món ăn truyền thống ngày 3/3
Bánh trôi – món ăn truyền thống ngày 3/3

Ngoài món bánh trôi có màu trắng truyền thống thì ngày nay người ta còn có thể trộn bột cùng với lá dứa, gấc, hoa đậu biếc hay khoai lang… để tạo ra các màu sắc xanh, đỏ, vàng… vô cùng bắt mắt và thơm ngon.

  • Bánh chay

Bánh chay cũng được làm từ bột nếp giống như bánh trôi. Tuy nhiên viên bánh chay sẽ có kích thước to hơn. Nhân được làm từ đậu xanh nấu chín, trộn với đường cát và dừa nạo cho thêm vị ngọt béo.

Món bánh chay không thể thiếu ngày 3/3
Món bánh chay không thể thiếu ngày 3/3

Bánh chay được đựng trong bát và chan thêm chút nước chè đường nấu với bột sắn dây hoặc bột đao để tạo độ sánh.

  • Bánh quả nhót
Bánh quả nhót
Bánh quả nhót

Bánh được làm từ bột nếp và không có nhân như bánh trôi, bánh chay. Hình dáng của nó giống hình quả nhót. Sau khi luộc chín thì sẽ được đảo qua với mật và rắc hạt lạc bên ngoài.

  • Bánh xuân thái
Bánh xuân thái
Bánh xuân thái

Bánh này gần giống với bánh cuốn. Loại bánh này không có nhân mộc nhĩ và nhân trứng mà chủ yếu sử dụng thịt và rau xanh để làm nhân sau đó cuộn tròn lại.

  • Xôi chè
Món xôi chè
Món xôi chè

Không chỉ được bày trong các mâm cỗ cúng tất niên, cúng rằm tháng giêng mà Tết Hàn thực ở một số nơi còn làm và cúng cả món ăn này.

Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh có phải là một không?

Nhiều người thắc mắc không biết Tết Hàn thực và Tết Thanh minh có phải là 1 hay không? Câu trả lời là “không” bởi thực tế đây là 2 ngày lễ hoàn toàn khác nhau. 

Tết Thanh minh tảo mộ
Tết Thanh minh tảo mộ

Tết Thanh minh thường xuất hiện tại các nước như Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật Bản.  Nó sẽ diễn ra liên tiếp trong nhiều ngày và thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4 theo lịch dương và nó kéo dài đến 21 tháng 4. Nếu như xét về lịch âm thì bắt buộc sẽ rơi vào tháng 3 nhưng không có 1 ngày cố định. Tết Thanh minh chính là dịp để con cháu đến viếng, tảo mộ và chăm sóc, sửa sang lại mộ phần của ông bà, tổ tiên; bày tỏ lòng tôn kính, nhớ thương đến người đã khuất.
Còn Tết Hàn thực xuất hiện hàng năm chỉ ở các quốc gia như Trung Quốc, miền Bắc của Việt Nam và nó không kéo dài như cúng Thanh Minh. Ngày lễ này đúng vào ngày 3 tháng 3 theo lịch âm. Vào ngày này thì mọi người thường làm bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên.

Như vậy bạn đã biết được Tết Hàn thực là ngày gì rồi đúng không nào? Tết Hàn thực có ý nghĩa quan trọng với người dân Việt Nam. Đây chính là cơ hội để chúng ta tận hưởng sự bình yên, tĩnh lặng bên những người thân yêu của mình. Hy vọng mọi người sẽ có một ngày lễ đầy niềm vui và hạnh phúc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here