Tết Trùng Thập là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết trùng thập

0
222

Tết Trùng Thập – một trong những ngày Tết khá quan trọng của người dân Việt Nam. 

Tết Trùng Thập là gì? Tết Trùng Thập có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về ngày này nhé.

Tết Trùng Thập là gì?

Tết Trùng Thập hay còn được gọi với nhiều cái tên gọi khác như: Tết Song Thập, Tết cơm mới, Tết Hạ Nguyên… và được cho là một trong những ngày lễ quan trọng trong Phật Giáo Việt Nam. 

Ngoài ra thì Tết Trùng Thập còn có tên gọi phổ biến hơn là Tết Thầy thuốc khi được tổ chức vào ngày 10 tháng 10 Âm lịch hàng năm. Vào thời điểm này thì những thảo dược trong y học được coi là tốt nhất trong năm. 

Tết Trùng Thập - 10/10 Âm lịch
Tết Trùng Thập – 10/10 Âm lịch

Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trùng Thập là gì?

Có rất nhiều lý giải về nguồn gốc của Tết Trùng Thập, cụ thể như sau:

  • Tết Trùng Thập là Tết cơm mới

– Tết Trùng Thập là ngày Tết cơm mới bởi theo như truyền thuyết xưa thì đây là thời điểm vụ mùa tháng 10 đã phơi gặt xong. Lúc này người dân muốn bày tỏ lòng cảm tạ ơn đến Thần Nông – vị thần cai quản việc nông nghiệp vì thời gian qua đã quan tâm cũng như chăm sóc ruộng vườn, giúp người dân có cuộc sống ấm no. Chính vì thế mà hàng năm đúng vào ngày 10 hoặc ngày 15 tháng 10 thì người dân sẽ làm lễ cúng cơm mới để cảm tạ Thần Nông cũng như cầu mong một vụ mùa mới bội thu hơn.

– Hay theo như cách lý giải khác thì hàng năm cứ đúng vào ngày Trùng Thập 10 -10 thì Thiên Đình sẽ cử thần Tam Thanh xuống nhân gian để thị sát rồi sau đó về báo cáo với Ngọc Hoàng. Người dân đón mừng và cầu mong Thần Tam Thanh ban phước đã dùng gạo mới thu hoạch được để làm lễ cúng khấn tế thần. Họ mong sẽ được Thần về tâu với ngọc Hoàng xin ban phúc lành để có vụ mùa sau thuận lợi, bội thu và ấm no.

– Theo cách lý giải khác nữa thì đây chính là thời điểm gặt hái, thu hoạch nên người dân thường dùng chính thóc lúa mới để cúng tiến, báo cáo với ông bà tổ tiên về thành quả năm nay. Đồng thời còn để tưởng nhớ đến Tiên Nông – tiên của đồng ruộng vừa để mừng gặt hái thuận lợi, vừa mong muốn mùa sau tiếp tục thắng lợi.

  • Tết Trùng Thập là Tết Thầy thuốc

Tết Trùng Thập là ngày Tết thầy thuốc bởi theo như quan niệm và sách Dược lễ thì ngày 10 – 10 Âm lịch hàng năm là thời điểm mà những cây thuốc tụ được khí âm dương và kết được tứ tiết Xuân – Hạ – Thu – Đông nên sẽ có chất lượng tốt nhất. Do đó mà những người làm nghề thầy thuốc xem đây chính là một ngày lễ tết quan trọng.

Tết Trùng Thập được biết đến là Tết Thầy thuốc
Tết Trùng Thập được biết đến là Tết Thầy thuốc
  • Tết Trùng Thập là Tết Hạ Nguyên

– Với Phật giáo thì có Thượng Nguyên (Rằm tháng Giêng) thì phải có Hạ Nguyên (10 tháng 10 hoặc Rằm tháng 10). Đây chính là dịp để chúng Phật tử tưởng niệm công đức của chúng chư Phật Bồ Tát, tỏ lòng thành kính với những công lao to lớn của các ngài trong việc sáng lập, gìn giữ và phát huy đạo.

– Lễ Hạ Nguyên thường được tổ chức tại chùa, không rầm rộ cầu kỳ giống như các Đại Lễ khác. Tuy nhiên vẫn giữ nguyên sự thành kính đối với đạo và Phật, nhắc nhở chúng đệ tử hướng theo con đường của chính pháp; luôn giữ mình trong sáng và tâm thiện lương theo gương của Phật.   

▷TẾT THANH MINH LÀ NGÀY NÀO? TẾT THANH MINH TRÊN THẾ GIỚI

Một số phong tục vào ngày Tết Trùng Thập

Mỗi một ngành nghề sẽ có những phong tục khác nhau vào ngày Tết Trùng Thập này, cụ thể như:

– Với thầy thuốc: Họ thường sẽ đi vào rừng hái thuốc vào ngày Tết Trùng Thập. Sau đó về tổ chức ăn uống, hát ca cùng với bạn bè và người thân.

– Với nông dân: Tết Trùng Thập được coi là Tết cơm mới. Vào ngày này thì họ sẽ tổ chức làm bánh giầy bằng gạo mới, nấu cỗ, nấu chè kho để dâng lên cúng tế gia tiên cùng với Thần linh để tỏ lòng thành kính của mình.

Một số hoạt động ngày Tết Trùng Thập
Một số hoạt động ngày Tết Trùng Thập

– Với ông đồng, bà cốt: Họ thường tổ chức tiệc lễ linh đình, long trọng để cúng bái vào ngày này.

– Với các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc: Họ thường tổ chức ăn mừng Tết cơm mới sau khi thu hoạch lúa ngô. Họ ăn mừng suốt cả tháng cho đến khi bắt đầu có mưa thì mới bắt tay vào một vụ trồng trọt mới.

– Với các vùng đồng bằng Sông Cửu Long: Họ cũng làm bánh giầy, bánh tét để mừng vụ mùa bội thu vào ngày Tết Trùng Thập này.

Như vậy bạn đã biết được Tết Trùng Thập là gì rồi đúng không nào? Có thể nói Tết Trùng Thập có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày này.

Ý NGHĨA TẾT DƯƠNG LỊCH? PHONG TỤC ĐÓN TẾT ĐỘC ĐÁO TRÊN THẾ GIỚI

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here