Tư duy phản biện là gì? Chia sẻ từ a – z về tư duy phản biện

0
214

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng cần có của con người; là tiêu chí quan trọng quyết định đến sự thành công của bạn. Vậy bạn hiểu tư duy phản biện là gì? Đặc điểm, vài trò và cách rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện như thế nào?. Tất cả những điều này sẽ được dienmaytot.org chia sẻ ngay sau đây.

Tư duy phản biện là gì?

Khái niệm

Tư duy phản biện tiếng Anh là “critical thinking”; được hiểu là quá trình phân tích, đánh giá, chất vấn các giả thiết, giả định rồi từ đó hình thành cách suy nghĩ và đưa ra những quan điểm khi đứng trước vấn đề nào đó.

Tư duy phản biện - Critical thinking
Tư duy phản biện – Critical thinking

Nói cách khác thì kỹ năng tư duy phản biện chính là kỹ năng đưa ra quan điểm về một vấn đề nào đó và chứng minh rằng quan điểm đó là đúng, hợp lý; có tính nhất quán và logic; đồng thời phản bác lại những ý kiến trái ngược với quan điểm trên.

Đặc điểm

  • Người có tư duy phản biện thì thường có khả năng hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm; nhận dạng, phát triển cũng như đánh giá các lập luận. Từ đó tìm ra những sự không nhất quán và các lỗi sai phổ biến trong cách lập luận. Nhờ đó mà họ có thể giải quyết được các vấn đề một cách có hệ thống; nhận dạng sự liên quan cùng với tầm quan trọng của các ý tưởng; xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của mọi người.
  • Tư duy phản biện không chỉ là việc tích lũy và ghi nhớ thông tin. Người có trí nhớ tốt và hiểu biết nhiều thì chưa chắc đã có tư duy phản biện tốt. Tuy nhiên những người có tư duy phản biện tốt thì sẽ có khả năng sử dụng thông tin để giải quyết các vấn đề và suy luận ra hệ quả. Đồng thời còn tìm kiếm được những nguồn thông tin liên quan để tăng sự hiểu biết của mình về vấn đề đó.
  • Tư duy phản biện không phải là việc thích tranh cãi, chỉ trích người khác hay vạch trần những thiếu sót, những sai lầm trong lập luận. Những kỹ năng này, về mặt tích cực thì nó giúp chỉ ra những điểm thiếu sót; các khía cạnh khác nhau. Từ đó giúp mọi người có thể hiểu rõ vấn đề bằng những lập luận quan trọng và đưa ra góp ý mang tính chất xây dựng. 

Phân loại

  • Tư duy phản biện tự điều chỉnh

Tư duy phản biện tự điều chỉnh là quá trình mà bản thân tự tranh luận với những quan điểm của chính mình trong nội tâm. Trước một vấn đề nào đó thì mỗi người đều sẽ có những suy nghĩ riêng cũng như ý kiến chủ quan. 

Những ý kiến đó có thể đúng hoặc là sai. Và người có tư duy phản biện tự điều chỉnh thì sẽ tự mình đánh giá và phản bác lại các ý kiến đó để rồi tự hoàn thiện và đưa ra các ý kiến phản biện mà bản thân cảm thấy hoàn chỉnh nhất. 

Tư duy phản biện tự điều chỉnh
Tư duy phản biện tự điều chỉnh
  • Tư duy phản biện ngoại cảnh

Tư duy phản biện ngoại cảnh là việc đưa ra những ý kiến, những suy nghĩ khách quan mà bản thân cho là đúng đắn để phản biện với những ý kiến sai lệch của vấn đề. Trong bất kỳ một cộng đồng hay tập thể nào thì mỗi cá thể cũng đều sẽ có cách suy nghĩ và lập luận khác nhau. Từ đó sẽ xuất hiện những quan điểm và ý kiến trái chiều; có ý kiến đúng và cũng có ý kiến có thể lệch đi so với chân lý.

Tư duy phản biện ngoại cảnh sẽ giúp chúng ta biết tổng hợp cũng như đánh giá tổng thể ý kiến và quan điểm của người khác một cách khách quan. Từ đó giải quyết vấn đề một cách đúng đắn mà không phải theo ý kiến chủ quan của bản thân.

Tư duy phản biện ngoại cảnh sẽ được thực hiện theo trình tự 3 bước như sau: 

Bước 1: Nhận thức

Sự nhận thức vấn đề chính là điểm khác biệt của vấn đề mà chúng ta đang nói tới ở đây. Tư duy phản biện ngoại cảnh sẽ giúp cho một người có thể nhận thức được tổng thể ý kiến hoặc là quan điểm của nhiều người. 

Bước 2: Đánh giá vấn đề

Lúc này thì bạn cần đưa ra đánh giá một cách khách quan nhất dựa trên những ý kiến phản biện của người khác và của chính mình. 

Bước 3: Phản biện lại vấn đề

Sau khi đã nhận diện được vấn đề thì sẽ có những đánh giá khách quan về vấn đề đó. Một người có tư duy phản biện tốt thì sẽ thực hiện phản biện lại những ý kiến sai lệch từ người khác; đồng thời cũng đưa ra những thông tin đúng đắn, đúng với chân lý hơn để có thể thuyết phục người nghe.

Vai trò của tư duy phản biện là gì?

  • Xử lý thông tin một cách logic

Tư duy phản biện giúp cho chúng ta có thể xử lý thông tin một cách logic và khách quan nhất. Kỹ năng này giúp chúng ta sàng lọc thông tin chính xác từ nguồn thông tin lớn; phân tích các yếu tố quan trọng và tiến hành đánh giá một cách công bằng. Điều này giúp tránh được những tin tức giả mạo; những thông tin không chính xác và bao gồm cả những ý kiến thiên vị.

Tư duy phản biện giúp xử lý thông tin logic hơn
Tư duy phản biện giúp xử lý thông tin logic hơn
  • Ra quyết định thông minh

Tư duy phản biện cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định thông minh. Sau khi đã xử lý được nguồn thông tin một cách chính xác thì chúng ta cân nhắc giữa các lựa chọn; xác định những hệ quả có thể xảy ra và đưa ra quyết định dựa trên lý lẽ hợp lý nhất.

  • Phát triển kiến thức

Kiến thức nào thì cũng đòi hỏi chúng ta cần phải tìm hiểu sâu để hiểu được gốc rễ của vấn đề. Tư duy phản biện chính là động lực thúc đẩy chúng ta tìm tòi bằng cách không ngừng đặt ra những câu hỏi. Vì vậy mà chúng ta luôn được khuyến khích tìm hiểu thêm; khám phá các quan điểm khác nhau để có được cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề đó.

  • Thúc đẩy sự sáng tạo

Tư duy phản biện và sự sáng tạo thường đi cùng nhau. Khi có khả năng phân tích và suy nghĩ đa chiều thì chúng ta sẽ tìm ra được những ý tưởng mới; những giải pháp khác biệt và tiếp cận vấn đề từ một góc độ sáng tạo hơn. Do đó, rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện chính là một cách rất hay để bạn có thể nâng cao sự sáng tạo của mình.

Tư duy phản biện thúc đẩy sự sáng tạo
Tư duy phản biện thúc đẩy sự sáng tạo

Kỹ năng cần có trong tư duy phản biện là gì?

  • Kỹ năng quan sát

Quan sát chính là bước đầu tiên để nhận diện mọi vấn đề. Người quan sát tốt có thể nhanh chóng cảm nhận cũng như xác định được vấn đề nhờ những chi tiết, sự vật, sự việc mà mình để ý và nhìn thấy. Đây cũng là một trong những kỹ năng mềm giúp cho chúng ta dễ dàng hiểu được các khả năng cũng như các nguy cơ có thể xảy ra. Như vậy, bước đầu chúng ta có thể đưa ra phán đoán, dự đoán vấn đề; hình thành nên lối suy nghĩ và ý kiến riêng của bản thân. 

  • Kỹ năng phân tích

Khi đã quan sát đầy đủ các khía cạnh của sự vật, sự việc và xác định được các vấn đề trọng tâm thì kỹ năng phân tích đóng vai trò rất quan trọng. Kỹ năng này giúp cho bạn tìm ra được những thông tin quan trọng; có liên quan trực tiếp đến vấn đề. Từ đó loại bỏ những thông tin không liên quan một cách khách quan; không thiên vị. 

Kỹ năng phân tích rất cần trong tư duy phản biện
Kỹ năng phân tích rất cần trong tư duy phản biện
  • Kỹ năng suy luận

Suy luận cũng là một trong những kỹ năng quan trọng trong tư duy phản biện. Nó giúp bạn có thể đưa ra kết luận về những thông tin mà bạn đã tổng hợp và phân tích. Người có kỹ năng suy luận thì có thể phát triển câu trả lời từ những thông tin hạn chế mà mình có được. Từ đó nhanh chóng đưa ra các kết luận để trình bày với người khác.

  • Kỹ năng giao tiếp

Mọi nỗ lực phân tích hay suy luận vấn đề của bạn đều sẽ trở thành vô nghĩa nếu như bạn không biết cách trình bày một cách rõ ràng, thuyết phục với mọi người. Do đó, trong tư duy phản biện thì kỹ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng; đặc biệt là trong các buổi họp ý tưởng và tìm ra giải pháp xử lý vấn đề.
Nếu như muốn ý kiến phản biện của mình được mọi người nhìn nhận và xem xét thì bạn cần phải luyện tập khả năng giao tiếp tốt. Ngoài ra thì kỹ năng giao tiếp cũng là công cụ hữu hiệu để bạn rèn luyện kỹ năng đàm phán.

Kỹ năng giao tiếp cần có trong tư duy phản biện
Kỹ năng giao tiếp cần có trong tư duy phản biện
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

Sau khi đã nhìn nhận, phân tích, suy luận và nghĩ ra được các giải pháp thì tiếp theo bạn cần phải biết cách chọn ra một hoặc là một vài phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề. Với kỹ năng giải quyết vấn đề thì bạn phải lựa chọn được phương án thiết thực, rõ ràng các bước để mọi người hiểu và đồng tình. Nếu như bạn biết cách giải quyết tốt vấn đề thì những ý kiến phản biện của bạn cũng sẽ được mọi người đồng thuận.

Cách rèn luyện tư duy phản biện là gì?

  • Trau dồi thêm kiến thức

Việc bạn nắm nhiều thông tin chắc chắn là sẽ có lợi thế trong mọi cuộc tranh luận. Tuy nhiên, ở đây chúng ta không nhấn mạnh việc “chiến thắng” khi tranh luận mà tập trung vào việc tích cực trau dồi thêm kiến thức.

Bạn không chỉ tìm tòi và học hỏi thêm các kiến thức chuyên ngành hay các thông tin có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết; mà bạn còn phải luôn chú ý quan sát và thu thập mọi thông tin bạn cho là hỗ trợ bản thân trong một tình huống nào đó. Nếu như bạn nắm rõ nhiều thông tin thì trong các cuộc phản biện bạn sẽ là người có ưu thế hơn; dễ thuyết phục người khác hơn. 

Tích lũy, trau dồi thêm kiến thức 
Tích lũy, trau dồi thêm kiến thức
  • Có tầm nhìn khách quan

Để phản biện và đưa ra những ý kiến đóng góp đúng đắn; được mọi người đồng thuận thì bạn cũng cần có một cái nhìn khách quan về vấn đề; không chỉ suy nghĩ theo ý kiến chủ quan; theo cảm xúc hay cái tôi của bản thân. Tuy nhiên, con người thì cũng thường dễ mắc phải lỗi chỉ nghĩ theo hướng của bản thân mà bỏ qua các ý kiến đóng góp từ mọi người. Vì vậy cần phải luyện tập kỹ năng lắng nghe; suy xét từ nhiều khía cạnh khác nhau trong mọi vấn đề.

  • Tập đặt ra các câu hỏi và đưa ra giả định

Một vấn đề sẽ luôn có nhiều khía cạnh khác nhau và những góc khuất. Nếu như chúng ta chỉ suy nghĩ sơ qua thì sẽ không thể tìm ra được. Vì vậy mà bạn nên tập đặt những câu hỏi mở, câu hỏi đào sâu và đưa ra các giả định, tự trả lời để nhận ra được những yếu tố quan trọng.

  • Xem xét lại vấn đề nhiều lần

Sau khi đã đưa ra được ý kiến và nhận định riêng thì bạn nên xem xét lại các vấn đề nhiều lần; lật lại các vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau. Khi xem xét nhiều lần như vậy thì bạn có thể bổ sung được những ý quan trọng; tìm ra được những lỗ hổng của những suy nghĩ và lập luận trước đó. Nếu như bạn không xem xét kỹ thì người khác cũng sẽ tìm thấy những điểm có thể phản bác lại ý kiến của bạn.

Xem xét lại vấn đề nhiều lần
Xem xét lại vấn đề nhiều lần
  • Kết luận dựa trên tình hình thực tế

Trong quá trình tư duy phản biện thì bạn có thể sẽ gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, trước những phản bác đó thì bạn hãy bình tĩnh và phân tích lại vấn đề một lần nữa theo hướng thực tế; không bị chi phối bởi những suy nghĩ của người khác hay của chính mình.

Khi xem xét sự việc và đưa ra kết luận dựa trên thực tế thì khi triển khai ý tưởng cũng sẽ không gặp quá nhiều khó khăn. Lưu ý: Bạn không được kết luận vấn đề theo cảm tính bởi nó không chỉ khiến tư duy và kiến thức của bạn bị sai lệch mà nó còn khiến bạn không nhận được đánh giá cao từ mọi người.

  • Sử dụng sơ đồ hóa ý kiến

Để nhận biết rõ hơn về một vấn đề sau khi đã được tổng hợp đầy đủ các thông tin cần thiết thì bạn có thể xây dựng một sơ đồ trên giấy hoặc là trong đầu. Bạn cần nêu ra chính xác vấn đề bằng các câu hỏi 5W-1H, đó là: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và suy nghĩ logic bạn hãy liệt kê từng câu trả lời. Từ đó rút ra kết luận cũng như nguyên nhân cho vấn đề đang được nghiên cứu.

Kỹ năng giao tiếp là gì? Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp

Như vậy bạn đã hiểu được tư duy phản biện là gì rồi đúng không nào. Tư duy phản biện là một kỹ năng mềm quan trọng trong công việc và trong cuộc sống. Vậy nên mỗi cá nhân cần rèn luyện ngay cho mình kỹ năng này nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here