Trọng lực là gì? Những sự thật thú vị về trọng lực

0
194

Trọng lực không chỉ xuất hiện trong chương trình học cấp 2 mà đại lượng này còn xuất hiện trong nhiều hoạt động sống của chúng ta. Vậy trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về trọng lực ngay sau đây nhé!

Trọng lực là gì?

Trước khi tìm hiểu khái niệm trọng lực là gì thì bạn cần nắm được lực là gì. Cụ thể:

Lực là gì?

Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên một vật khác mà kết quả tạo ra gia tốc cho vật hoặc là làm cho vật bị biến dạng.

Lực là gì?
Lực là gì?

Đặc điểm của lực như sau:

– Gốc tại điểm đặt lực.

– Phương, chiều chính là phương chiều của lực.

– Độ dài của lực tỉ lệ với cường độ của lực theo một tỉ lệ cho trước.

– Ký hiệu của lực là F.

– Đơn vị của lực là Niutơn, ký hiệu là N.

Ví dụ về lực: Gió thổi vào cánh buồm và làm cho thuyền buồm chuyển động. Như vậy, gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.

Trọng lực là gì?

Trọng lực là gì?
Trọng lực là gì?

Trọng lực hiểu đơn giản là lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật.

Cường độ hay độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật chính là trọng lượng của vật đó.

Đơn vị của trọng lực và trọng lượng của vật như sau:

– Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam thì đơn vị của trọng lực hay đơn vị của lực chính là Niutơn, ký hiệu là N.

– Trọng lực kí hiệu là gì? Ký hiệu của trọng lực là P.

Ta đều biết, mỗi lực khi tác dụng lên một vật đều có thể xác định được phương và chiều của lực đó. Trọng lực tác dụng lên vật có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống (hướng về phía Trái Đất) và độ lớn của trọng lực bằng với trọng lượng của vật.

Trọng lượng là gì?

Trọng lượng của một vật chính là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật đó. 

Ký hiệu trọng lượng là P.

Đơn vị của trọng lượng hay đơn vị đo của trọng lực chính là Newton, ký hiệu là N. 

Ví dụ: Trọng lượng của 1 quả cân 100g là 1 N. 

Lưu ý:

– Trọng lượng của một vật phụ thuộc hoàn toàn vào vị trí của vật đó trên bề mặt Trái Đất. Ví dụ: 1 quả cân có khối lượng 100g ở mặt đất thì trọng lượng của nó là gần bằng 1N.

– Càng lên cao thì trọng lượng của vật càng giảm vì khi đó lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật cũng giảm. Ví dụ: Khi một người đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng thì trọng lượng của người đó sẽ giảm đi 6 lần.

Để phân biệt được trọng lực và trọng lượng thì người ta dựa vào khái niệm của chúng để phân biệt. Cụ thể như sau:

Trọng lực chính là lực hấp dẫn hay là lực hút của Trái Đất lên 1 vật nào đó. Còn trọng lượng là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật ấy. 

Trọng trường là gì?

Trọng trường là gì?
Trọng trường là gì?

Trọng trường là không gian mà trong đó tất cả các vật đều chịu sức hút của Trái Đất. 

Gia tốc trọng trường chính là gia tốc do lực hấp dẫn tác động lên 1 vật. 

Tại các điểm khác nhau trên Trái Đất thì các vật rơi với một gia tốc nằm trong khoảng 9,78 và 9,83 m/s2, phụ thuộc vào độ cao. 

Trọng lực có công thức tính là gì?

Công thức tính của trọng lực dựa trên khối lượng của một vật như sau: P = 10m

Trong đó:

  • P: trọng lượng, đơn vị là N.
  • m: khối lượng của vật, đơn vị là kg.

Những điểm cần lưu ý với công thức tính trọng lực:

– Nếu như sử dụng đơn vị tính là “m” thì gia tốc trọng trường tại bề mặt của Trái Đất sẽ được tính là 9.8 m/s2.

– Nếu như sử dụng đơn vị tính là “feet” thì gia tốc trọng trường được quy ước sẽ là 32.2 ft/s2.

– Gia tốc trọng trường trên bề mặt của Mặt trăng có giá trị vào khoảng 1.622 m/s2, tức là bằng khoảng ⅙ gia tốc trọng trường ở Trái Đất. Chính vì vậy mà trọng lượng trên Mặt Trăng chỉ bằng ⅙ trọng lượng tại Trái Đất.

– Gia tốc trọng trường của Mặt Trời có giá trị vào khoảng 274 m/s2, gấp 28 lần so với gia tốc trọng trường của Trái Đất. Vì vậy mà mọi vật thể sẽ nặng hơn 28 lần nếu như ở Mặt Trời.

Ví dụ về cách tính trọng lực: Một người có khối lượng 55kg thì trọng lượng của người đó là bao nhiêu? 

Ta có m = 55 kg. Vậy, trọng lượng của người đó sẽ là: P = 10.55 = 550 (N) 

Những điều thú vị không phải ai cũng biết về trọng lực

Dưới đây chính là một số điều thú vị mà có thể bạn chưa biết về trọng lực:

Trái Đất không có trọng lực - con người sẽ bay tự do trong không trung
Trái Đất không có trọng lực – con người sẽ bay tự do trong không trung

– Trọng lực trên Mặt Trăng bằng khoảng 16% trọng lực trên Trái Đất. Và sao Hỏa có trọng lực gấp 2,5 lần trọng lực của Trái Đất.

– Lỗ đen là ngôi sao khối lượng lớn đã co lại và có lực hấp dẫn mạnh đến mức kể cả ánh sáng cũng không thể nào thoát ra khỏi nó.

– Lực hấp dẫn không lưỡng tính, nó luôn luôn hút và không bao giờ đẩy.

– Định nghĩa khác của lực hấp dẫn – trọng lực có nguồn gốc từ tiếng Latin tức là “gravis” có nghĩa là “nặng”.

– Nếu như bạn ngáy to trên Trái Đất thì trong không gian tiếng ngáy của bạn cũng chỉ tạo ra một thứ âm thanh rất nhỏ bởi vì trọng lực bằng 0 đã làm giảm đi tiếng ngáy.

– Vì không có trọng lực nên hầu hết các nhà du hành đều bị xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, khả năng tập trung kém hay buồn nôn, ói mửa…

– Thuyết tương đối rộng của Einstein chính là lý thuyết đầu tiên đã xem lực hấp dẫn là một sự biến dạng của không gian, thời gian, “kết cấu” bao trùm toàn bộ vũ trụ.

– Định luật nghịch đảo bình phương của lực hấp dẫn cũng có nghĩa là lực hút hấp dẫn có tác dụng là vô hạn.

– Hố đen nhỏ nhất từng được phát hiện sở hữu đường kính chỉ 24km. Hố đen càng nhỏ thì cho thấy lực hấp dẫn của nó càng lớn.

– Các hố đen không thể hút mọi vật chất trong vũ trụ mà mỗi hố đen có trường hấp dẫn giới hạn của riêng mình.

Một số khái niệm khác có liên quan đến trọng lực

Lực thế là gì?

Lực thế là các loại lực khi tác động lên một vật sẽ sinh ra một công cơ học. Lực thế có độ lớn không phụ thuộc vào dạng của đường đi mà nó chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu và điểm cuối.

Lực thế được sinh ra trong trường thế với công thức như sau: F= -dW/dr.

Lực hấp dẫn là gì? 

Lực hấp dẫn là gì?
Lực hấp dẫn là gì?

Lực hấp dẫn chính là lực khiến cho tất cả các vật đều có trọng lượng.

Đặc điểm của lực hấp dẫn:

– Lực hấp dẫn là lực hút.

– Điểm đặt của nó ngay tại trọng tâm của vật hay chất điểm.

– Giá của lực chính là đường thẳng đi qua tâm của 2 vật.

Định luật vạn vật hấp dẫn chỉ đúng khi mà khoảng cách giữa 2 vật rất lớn so với kích thước của chúng.

Cảm biến trọng lực là gì?

Cảm biến trọng lực là một cảm biến nằm trong bộ cảm biến chuyển động dành cho thiết bị điện tử sử dụng nền tảng Android. Cảm biến chuyển động có khả năng phát hiện cũng như nắm bắt các chuyển động vật lý hoặc động học trong thời gian thực.

Thiết bị bao gồm nhiều cảm biến và chúng sẽ phối hợp hoạt động với nhau để có thể đo lực gia tốc và lực quay dọc theo ba trục. Nó bao gồm có: gia tốc kế, cảm biến trọng lực, cảm biến vectơ quay và con quay hồi chuyển.

Trong đó thì cảm biến trọng lực cung cấp một vectơ ba chiều cho biết hướng cũng như độ lớn của trọng lực. Qua đó có thể xác định được hướng tương đối của thiết bị trong không gian.

Động lực là gì? Cách tạo động lực cho bản thân

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến trọng lực là gì? Hy vọng sẽ mang đến cho bạn thêm những kiến thức hay và hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến trọng lực thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here