Độ phân giải là gì? Tiêu chuẩn độ phân giải màn hình phổ biến

0
171

Khi lựa chọn các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính… thì độ phân giải là yếu tố được rất nhiều người dùng quan tâm. Vậy bạn có hiểu rõ độ phân giải là gì không? Hay độ phân giải có tác dụng gì với người dùng. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về thông số này nhé!

Độ phân giải là gì?

Độ phân giải màn hình
Độ phân giải màn hình

Độ phân giải màn hình chính là chỉ số cho chúng ta biết số lượng của các điểm ảnh (pixel) trên màn hình. Độ phân giải được thể hiện bằng phép nhân giữa số điểm ảnh của hàng và cột tương ứng.

Với cùng một kích thước màn hình thì độ phân giải càng cao sẽ cho khả năng hiển thị hình ảnh càng sắc nét và chân thực.

Ví dụ: Màn hình HD (1920×1080 pixels) thì sẽ cho ta biết được màn hình này có 1920×1080 = 2.073.600 điểm ảnh (pixels). Nó bao gồm 1920 pixels theo chiều ngang và 1080 pixels theo chiều dọc.

Tác dụng của độ phân giải là gì?

Mặc dù hình ảnh hiển thị chi tiết, chân thực và sắc nét còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: công nghệ của màn hình, kích thước của các điểm ảnh, kích thước của màn hình… nhưng chúng ta không nên phủ nhận đi hoàn toàn tác dụng của độ phân giải. Đây cũng chính là lý gió mà độ phân giải màn hình luôn là một trong những thông số đáng chú ý nhất mỗi khi mua thiết bị hay làm việc có liên quan đến hình ảnh. Các nhà phát triển cũng đã luôn chú trọng mảng về thông số này nên nó có một vài tác dụng như sau:

– Độ phân giải màn hình giúp tăng độ sắc nét, giảm độ nhiễu của hình ảnh trên các màn hình có kích thước nhỏ.

– Độ phân giải có tác dụng khi in khổ lớn như in tạp chí hay khi cần crop ảnh… 

Các tiêu chuẩn độ phân giải màn hình phổ biến

  • FWVGA
Độ phân giải cấp thấp FWVGA
Độ phân giải cấp thấp FWVGA

Đây là chuẩn màn hình có độ phân giải thấp, cụ thể là 480×854 pixel.

  • qHD 

Chữ “q” trong “qHD” chính là viết tắt của từ “quarter”, có nghĩa là ¼ trong tiếng Anh. Đúng như tên gọi của nó, tiêu chuẩn qHD có nghĩa là nó bằng ¼ so với chuẩn Full HD, tức là đạt mức 960×540 pixel.

  • HD

Đây là chuẩn trung bình hiện nay dành cho điện thoại thông minh có độ phân giải là 1280×720 pixel và tỷ lệ khung hình 4:3. 

Những biến thể của màn hình HD bao gồm các tiêu chuẩn như: WQXGA hay XGA, WXGA. Trong đó người ta sẽ nâng thêm số lượng các điểm ảnh, biến tỷ lệ khung hình gần đạt 16:9. 

Hiện nay điện thoại thông minh có xu hướng thiết kế tràn viền nên tỷ lệ màn hình thay đổi sẽ làm cho độ phân giải cũng thay đổi theo, từ đó mà sinh ra các biến thể là độ phân giải HD+ có chiều dài lớn hơn chuẩn HD. Đối với tiêu chuẩn sử dụng hiện nay thì HD cũng chỉ ở mức đủ dùng nên chỉ xuất hiện ở trên các thiết bị giá rẻ.

  • Full HD hay FHD
Độ phân giải HD và Full HD
Độ phân giải HD và Full HD

Đây là tên gọi cho những thiết bị có màn hình với độ phân giải 1920×1080 pixel và có tỷ lệ khung hình là 16:9. Đây chính là chuẩn cơ bản của smartphone tầm trung đến cao cấp hiện nay. 

Hiện nay thì Full HD đã bị thay thế bằng Full HD+ hay còn được gọi là FHD+. Nó có chiều cao vẫn là 1080p nhưng chiều rộng sẽ đa dạng hơn như: 2160×1080 pixel, 2280×1080 pixel, 2340×1080 pixel… 

  • 2K

Đây là tên gọi của của những màn hình có độ phân giải 2560×1440 pixel và được coi là màn hình cao cấp dành cho smartphone. 

2K+ là một biến thể của độ phân giải màn hình 2K. Nó có chiều cao tương tự như màn hình 2K nhưng chiều rộng sẽ lớn hơn với các độ phân giải phổ biến như: 3200×1800 pixels, 2960×1440 pixels, 3120×1440 pixels…

  • QHD

Đây là chuẩn màn hình cao hơn 2K và thấp hơn 4K hay còn có thể được gọi là màn hình 2.5K. Độ phân giải của QHD là 2.560×1.440 pixel. 

Màn hình QHD cho kích thước điểm ảnh cực nhỏ, giúp hình ảnh hiển thị với độ mượt cực cao, chân thật và sắc nét. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là tiêu thụ nhiều điện năng và giá thành thì cũng cao hơn so với màn hình Full HD.

  • Ultra HD (UHD) hay 4K 
Độ phân giải 4K sắc nét
Độ phân giải 4K sắc nét

Đây chính là tiêu chuẩn dành cho những màn hình có độ phân giải 3840×2160 pixel hoặc 4096×2160 pixel. Nó cao gấp 4 lần so với chuẩn Full HD 1080p (1920×1080 pixel). 

Hiện nay độ phân giải 4K này được áp dụng chủ yếu trên các TV cao cấp bởi việc trang bị nó cho các thiết bị cầm tay như smartphone là không cần thiết. 

Ngoài 4K thì hiện nay còn có rất nhiều độ phân giải màn hình khủng khác như:

– 4K+ hay UHD+ có độ phân giải là 5120×2880 pixels. 

– FUHD có độ phân giải là 7680 x 4320 pixels, gấp 4 lần 4K và gấp 16 lần Full HD.

– 8K hay QUHD có độ phân giải là 15360 x 8640 pixels, số điểm ảnh của nó gấp 4 lần so với 8K và gấp 16 lần so với 4K.

Có nên sử dụng màn hình Full HD không?

Full HD độ phân giải chuẩn trên rất nhiều thiết bị điện tử. Tuy nhiên hiện nay các tiêu chuẩn độ phân giải được nâng cấp ngày càng cao. Vậy có nên mua màn hình có độ phân giải Full HD không?

Độ phân giải Full HD
Độ phân giải Full HD
  • Đối với tivi

Màn hình Full HD vẫn được coi là tiêu chuẩn phổ biến hiện nay của các tivi khi chúng cung cấp được hình ảnh, nội dung một cách hoàn hảo và sắc nét cho người xem ở khoảng cách ngồi xem tivi thông thường.

  • Đối với điện thoại

Màn hình Full HD được tích hợp trên các dòng smartphone tầm trung hoặc cận cao cấp. Nó đảm bảo hiển thị rõ ràng, sắc nét các chi tiết và đặc biệt là có mức giá rẻ hơn so với các điện thoại có màn hình độ phân giải là 2K, 4K.

  • Đối với laptop

Độ phân giải HD vẫn còn khá phổ biến trên các laptop hiện nay bởi nó vẫn có thể đáp ứng được các nhu cầu cơ bản và đem lại mức giá rẻ cho người dùng khi mua.

Tuy nhiên, nếu như bạn có điều kiện thì bạn hãy đầu tư một chiếc laptop có màn hình Full HD. Nó không chỉ có chất lượng hình ảnh chi tiết, sắc nét mà nó còn giúp bạn hạn chế mệt mỏi khi làm việc với máy tính trong thời gian dài.

  • Đối với màn hình máy tính

Cũng tương tự như tivi, độ phân giải Full HD là tiêu chuẩn phổ biến của các màn hình máy tính hiện nay. Mặc dù trên thị trường vẫn còn rất nhiều màn hình máy tính với độ phân giải là HD.

Với màn hình có kích thước 21 inch – 24 inch – 27 inch phổ biến của các màn hình máy tính hiện nay thì sẽ chỉ đem lại hình ảnh tốt nhất với độ phân giải từ Full HD trở lên. Còn nếu là độ phân giải HD thì chỉ còn trên các màn hình 17 inch – 19 inch – 20.5 inch.

Độ phân giải màn hình trong các lĩnh vực công nghệ

Độ phân giải là một thuật ngữ rộng và nó được sử dụng trong nhiều ngành công nghệ khác nhau:

Độ phân giải của camera máy ảnh
Độ phân giải của camera máy ảnh

– Đối với máy ảnh thì độ phân giải được đánh giá bằng các chỉ số MP. Chỉ số này có nghĩa là số điểm tối đa trên một bức hình mà máy ảnh của bạn đã chụp được. Ví dụ: một máy ảnh có độ phân giải là 11MP tức là nó có khả năng chụp được những bức ảnh có chứa 11 triệu điểm ảnh.

– Trong ngành công nghệ máy tính và truyền thông thì độ phân giải chủ yếu đề cập đến mức độ hiển thị cũng như số phần tử hình ảnh (pixel hay điểm ảnh) có thể hiển thị được theo chiều ngang và chiều dọc của màn hình.

– Đối với âm thanh thì độ phân giải đề cập đến độ sâu bit của bản ghi kỹ thuật số hoặc số lượng bit được lưu trữ trong mẫu. Điều này cũng có liên quan trực tiếp đến chất lượng của bản ghi âm.

– Đối với máy in thì độ phân giải ám chỉ đến chỉ số điểm trên 1inch (DPI) của vật liệu mà máy in tạo ra. Bên cạnh đó, nó cũng cho biết độ mịn và sắc nét của của điểm đó. DPI càng cao thì cho hình ảnh in ra sẽ càng sắc nét.

– Đối với hình ảnh máy tính thì độ phân giải thường được mô tả bằng pixel trên 1inch (PPI), chính là giá trị xác định số lượng pixel được hiển thị trên 1inch của một bức ảnh. 

Phần cứng máy tính là gì? Chia sẻ chi tiết về phần cứng máy tính?

Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về độ phân giải là gì. Hy vọng sẽ giúp ích một phần nào đó cho bạn khi lựa chọn các thiết bị điện tử.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến độ phân giải màn hình thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé! 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here