Sáng tạo là gì? Cách rèn luyện tư duy sáng tạo

0
311

Sáng tạo là một trong những tố chất rất cần thiết trong công việc và trong cuộc sống. Vậy sáng tạo là gì? Làm cách nào để rèn luyện được tư duy sáng tạo? Tất cả những điều này sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

Sáng tạo là gì? Năng động sáng tạo là gì?

– Hiểu một cách đơn giản thì sáng tạo là thuật ngữ ám chỉ việc thực hiện các công việc cũ theo tư duy cũng như phương thức mới hơn. Nhờ đó giúp mang lại hiệu quả công việc cao hơn cho con người. Sáng tạo sẽ đem lại sự mới mẻ và tiện ích trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Sáng tạo là gì?
Sáng tạo là gì?

Ví dụ: Bạn có thể sáng tạo bằng cách tận dụng cây thang đã bỏ đi và treo nó lên tường để làm thành giá sách.

– Năng động sáng tạo là một trong những phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại nay. Nó giúp cho con người có thể vượt qua được những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ có sự năng động sáng tạo mà con người có thể làm nên những thành tích vẻ vang, mang lại niềm tự hào cho bản thân, gia đình và xã hội.

>>Xem thêm: Influencer là gì? Những điều thú vị liên quan đến Influencer

Các cấp độ của sự sáng tạo là gì?

Sáng tạo có thể được biểu đạt ở các cấp độ khác nhau và người ta chia sáng tạo thành 5 cấp độ như sau:

Có 5 cấp độ của sáng tạo
Có 5 cấp độ của sáng tạo

– Sáng tạo biểu đạt: là sự thể hiện ra bên ngoài những mối quan hệ, những liên tưởng trong cuộc sống hàng ngày, trong các sản phẩm lao động. Sáng tạo ở cấp độ này thường thể hiện trong giao tiếp như: sự biểu đạt ý tưởng một cách hóm hỉnh, hài hước; trong cải biến các quan hệ lao động; các chi tiết mới trong sản phẩm…

– Sáng chế: là việc tạo ra những vật dụng, dụng cụ mới chưa từng xuất hiện trong tự nhiên và trong cuộc sống của con người. Nó dựa trên những kiến thức phát hiện được bằng con đường khoa học cũng như những kinh nghiệm đã thu nhận được trong cuộc sống hàng ngày.

– Phát minh: là việc phát hiện ra các quy luật của sự vật, hiện tượng nào đó có sẵn trong tự nhiên, xã hội và trong tư duy. Những quy luật này đang tác động, đang tồn tại nhưng con người lại chưa phát hiện ra trước đó.

– Sáng tạo ở mức cải biến hay đổi mới sáng tạo: là những thay đổi mang lại do tạo ra được những chuyển hóa hay những đột phá trong khoa học, công nghệ. Những thay đổi trong xã hội nhờ vào phát minh, sáng chế trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hay cũng có thể là những thay đổi trong cách nhìn nhận, xử lý tình huống một cách tổng thể. Nó có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực công nghệ nhằm cải biến thực tiễn.

– Sáng tạo có thể tạo ra các lĩnh vực hay ngành nghề mới.

Phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo là gì?

  • Tích lũy kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn 
Tích lũy kiến thức mỗi ngày
Tích lũy kiến thức mỗi ngày

Bất cứ một kỹ năng hay khả năng chuyên môn nào đều cần được xây dựng dựa trên một nền tảng căn bản, từ những bước đầu tiên. Để có thể phát triển khả năng sáng tạo thì đầu tiên chúng ta phải thật sự đam mê nó. Sau đó sẽ từng bước khám phá, tìm hiểu về những kiến thức cơ bản của kỹ năng này. Nền tảng cơ bản sẽ góp phần làm cho bức tường kiến thức trở nên vững chãi và phát triển xa hơn. 

Khi đã biết được quá trình phát triển của sáng tạo là gì thì chúng ta có thể dễ dàng rèn luyện kỹ năng này thông qua một số việc như: đọc sách, nghe nhạc hoặc tiếp cận trực tiếp với những kiến thức và thông tin… để tạo vốn kiến thức nền tảng ban đầu. 

Từ những kiến thức nền tảng thì chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu chuyên sâu hơn, chi tiết hơn vào từng khía cạnh. Để từ đó bắt đầu sáng tạo ra những cái mới, tiên tiến và nổi bật hơn. 

  • Tò mò và học hỏi thêm từ những người xung quanh

Để có thể chủ động tìm tòi và rèn luyện được tư duy sáng tạo thì chúng ta phải luôn tò mò. Ở đây là tò mò về những thứ hiện hữu xung quanh chúng ta hay những việc xảy ra quanh ta để từ đó có thể tìm hướng giải quyết. 

Có một cách khác đơn giản hơn đó chính là hỏi những người giỏi hơn mình hoặc là những người đi trước đã có kinh nghiệm. Từ đó học hỏi cách họ nhìn nhận vấn đề cũng như cách giải quyết vấn đề. 

Sự tò mò sẽ giúp kích thích não bộ của chúng ta liên tục hoạt động, liên tục tò mò và học hỏi để tiếp nhận thêm các thông tin mới. Cách nhìn mới sẽ giúp nảy sinh những ý tưởng sáng tạo mới. Thực tế cho thấy để phát triển bất cứ kỹ năng nào thì chúng ta cũng cần có tinh thần tò mò, học hỏi vì chỉ khi bạn tò mò thì bạn mới nhận được những thông tin mà không phải ai cũng có thể tiếp cận tới.

  • Không ngừng quan sát 
Luôn chú ý quan sát mọi thứ xung quanh
Luôn chú ý quan sát mọi thứ xung quanh

Khả năng quan sát đóng vai trò rất quan trọng vì khi quan sát, chú ý những vấn đề xung quanh thì bạn mới có thể nhìn nhận sự việc theo nhiều hướng khác nhau. Chính từ sự chủ động dung nạp thông tin này sẽ giúp cho bạn tự học hỏi được nhiều thứ, bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Dù là cái nhìn tích cực hay tiêu cực đi chăng nữa thì đều sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề và từ đó thay đổi thái độ sống với xã hội. 

Lưu ý: Việc quan sát không chỉ dừng lại ở hình ảnh mà còn ở hành động. Quan sát hành động, cách làm, cách nhìn nhận vấn đề của người khác để từ đó có thể tìm ra hướng giải quyết riêng cho bản thân. Hãy đặt bản thân ở vị trí của mọi người, nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh sẽ giúp cho bạn có được nhiều góc nhìn hơn và phát triển tư duy theo nhiều cách khác nhau.

  • Trải nghiệm những cảm xúc mới

Trải nghiệm cũng là một trong những cách trực diện để một người có thể rèn luyện được tư duy sáng tạo. Chỉ khi thử những điều mới, trải nghiệm nhiều cảm xúc mới, gặp gỡ những con người mới… thì chúng ta mới tiếp cận được với nhiều luồng suy nghĩ khác với bản thân, từ đó học hỏi thêm. 

Bạn có thể dùng một ngày để đi đến những địa điểm mới, xem một bộ phim mới hay nghe một dòng nhạc mới… Tất cả những trải nghiệm này đều sẽ kích thích giác quan và tư duy của bạn. Ngoài ra thì những trải nghiệm mới cũng được xem là những thử thách với bản thân vì nó minh chứng cho thấy bạn đã dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Hãy cố gắng tiếp cận với những thông tin và những con người mới để học hỏi kiến thức mới để từ đó tìm ra ý tưởng sáng tạo.

  • Kiên trì
Kiên trì thực hiện
Kiên trì thực hiện

Nếu như bạn đã đam mê sáng tạo, muốn theo đuổi và rèn luyện tư duy sáng tạo thì cần phải kiên trì và dấn thân. 

Kiên trì thực sự sẽ giúp cho một kẻ tưởng chừng như bình thường trở nên phi thường hơn họ nghĩ. Bởi chỉ khi bạn thật sự dành thời gian để nghiên cứu và dấn thân vào nó thì lúc này bạn mới nhận ra được khả năng phi thường của bản thân, đặc biệt là khi tiếp cận với một kỹ năng mềm mới. 

Như vậy bạn đã hiểu được sáng tạo là gì rồi đúng không nào? Hãy ứng dụng tư duy sáng tạo của mình vào trong công việc cũng như trong đời sống hàng ngày để thấy được bản thân mình mới mẻ như thế nào nhé.

Để biết thêm những kiến thức thú vị khác, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của dienmaytot.org các bạn nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here