Nguồn sáng là gì? Chia sẻ từ a-z về nguồn sáng

0
285

Nguồn sáng là hiện tượng xuất hiện phổ biến trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được bản chất thật sự của nguồn sáng là gì? Nguồn sáng có những loại nào và nó có ảnh hưởng gì trong cuộc sống. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề trên một cách chi tiết nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!

Nguồn sáng là gì? Nguồn sáng có đặc điểm gì?

Nguồn sáng là gì?
Nguồn sáng là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì nguồn sáng chính là những vật mà nó có thể tự phát ra ánh sáng. Trong vật lý học thì nguồn sáng còn được giải thích là những vật có thể bức xạ điện từ trong dải quang phổ.

Ví dụ về  nguồn sáng như: mặt trời, ngôi sao, bếp lửa đang cháy, ngọn nến đang cháy…

Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng từ vật chiếu vào nó.

Vậy nguồn sáng và vật sáng có gì giống và khác nhau?

  • Giống nhau: 

Cả nguồn sáng và vật sáng đều có ánh sáng từ chính nó phát ra.

  • Khác nhau:

– Nguồn sáng: Là những vật mà tự bản thân nó phát ra ánh sáng.

– Vật sáng: Có thể là những vật không tự phát ra ánh sáng mà nó chỉ hắt lại ánh sáng khi được nguồn sáng khác chiếu vào và thôi.

Ví dụ: Vật không phải là nguồn sáng đó chính là Mặt Trăng. Mặt trăng không tự phát ra ánh sáng mà sở dĩ chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng là do nó hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào nó. Vì vậy mà Mặt Trăng chính là vật sáng chứ không phải là nguồn sáng.

Phân loại nguồn sáng là gì?

Nguồn sáng đều có cùng đặc điểm chính là phát ra ánh sáng. Tuy nhiên, xét về bản chất thì mỗi nguồn sáng lại có những đặc điểm khác nhau. Để phân loại nguồn sáng thì người ta phân loại nguồn sáng theo môi trường và phân loại theo mức toả nhiệt. Cụ thể như sau:

Phân loại theo môi trường

  • Nguồn sáng tự nhiên 
Mặt trời là nguồn sáng tự nhiên
Mặt trời là nguồn sáng tự nhiên

Nguồn sáng tự nhiên chính là loại nguồn sáng phổ biến và đóng vai trò rất quan trọng với đời sống của chúng ta.

Ví dụ về nguồn sáng tự nhiên: mặt trời, sét, đom đóm, sứa…

  • Nguồn sáng nhân tạo 

Nguồn sáng nhân tạo chính là những nguồn sáng được tạo ra có sự tác động của con người.

Ví dụ: ngọn nến đang cháy, ngọn đuốc đang cháy, bóng đèn điện đang phát sáng….

Phân loại theo mức tỏa nhiệt 

  • Nguồn sáng nóng
Đèn sợi đốt là nguồn sáng nóng
Đèn sợi đốt là nguồn sáng nóng

Nguồn sáng nóng là nguồn sáng được sản sinh ra do kích thích từ nhiệt năng.

Ví dụ: Bóng đèn sợi đốt bức xạ nhiệt sau đó biến đổi thành quang năng ở nhiệt độ khoảng 3000 – 4000k. Trong đó, có tới khoảng 80 – 90% năng lượng của bóng đèn sợi đốt được chuyển hóa thành nhiệt năng và chỉ 10% năng lượng còn lại được chuyển hóa thành quang năng. Do đó mà chỉ số hiệu suất phát sáng của đèn sợi đốt nhỏ và loại đèn này được gọi là nguồn sáng nóng.

  • Nguồn sáng lạnh

Nguồn sáng lạnh là nguồn sáng được tạo ra từ khả năng kích từ: Hóa năng, điện năng hay sinh học (như đèn LED, đèn neon, đom đóm). Về mặt quang học thì nó được gọi là nguồn sáng lạnh. Trong khi các vật thể này phát ra ánh sáng, nhiệt độ của nguồn sáng lạnh không cao hơn nhiệt độ của môi trường.

Ví dụ: Đèn LED khi chuyển hóa từ điện năng thành quang năng thì sẽ tạo ra nhiệt lượng. Tuy nhiên, nhiệt lượng này chỉ nhỏ hơn một chút so với các loại đèn khác. Đối với đèn LED thì hiệu suất chuyển đổi quang năng là khoảng 30% và hiệu suất lượng tử ngoài là 50% còn hiệu suất lượng tử trong là 70%.

Lưu ý: Bạn không nên nhìn vào thông số nhiệt độ của đèn trên vỏ máy mà đánh giá nó là nguồn sáng nóng hay nguồn sáng lạnh.

>>Xem thêm: Từ trường là gì? Chia sẻ từ a – z về từ trường

Nguồn sáng đèn LED có lợi ích gì đối với con người?

Đèn LED ra đời chính là một phát minh chiếu sáng vĩ đại của nhân loại. Qua thời gian thì bóng đèn LED ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại:

Đèn LED đóng vai trò quan trọng trong đời sống
Đèn LED đóng vai trò quan trọng trong đời sống

– Ánh sáng từ đèn LED phát ra có độ chân thực rất cao, ánh sáng sắc nét giúp cho chúng ta có thể quan sát được mọi vật một cách chính xác nhất. 

– Đèn LED tiêu thụ điện năng ít hơn so với đèn sợi đốt. Cụ thể: Đèn sợi đốt lãng phí tới 90% điện năng thành nhiệt năng và chỉ có 10% được trong đó được chuyển hóa thành quang năng. Còn đèn LED thì lại khác, phần điện năng chuyển thành nhiệt năng chỉ chiếm có 10%. Vì vậy, khi sử dụng đèn LED có thể giúp người dùng tiết kiệm chi phí tiền điện đáng kể. 

– Nguồn sáng của đèn LED còn đảm bảo tính an toàn cho người nhìn. Ánh sáng phát ra từ đèn không có chứa các chất hóa học độc hại như chì, thủy ngân… Trong khi đó thì đèn sợi đốt, đèn metal halide… lại chứa phần lớn tia UV, chì hoặc thủy ngân độc hại. 

– Nguồn sáng từ đèn LED có thể nói là rất mạnh, hiệu suất chiếu sáng của đèn LED lên đến 130lm/w. Trong khi hiệu suất chiếu sáng của bóng đèn sợi đốt thì chỉ từ 60lm/w. 

Như vậy bạn đã hiểu rõ nguồn sáng là gì rồi đúng không nào? Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hay và bổ ích. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận để đội ngũ Admin hỗ trợ bạn nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here