Lễ Vu Lan báo hiếu “Ngày mấy, Nên cúng gì, Làm gì?”

0
1680

Đã là người Việt Nam chắc hẳn bạn đã biết ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ và đã từng ít nhất đến chùa để tham dự đại lễ này một lần. Không riêng gì Việt Nam mà cũng có rất nhiều chùa chiền trên thế giới đều tổ chức ngày đại lễ này. Đây cũng là ngày đại lễ tạo cơ hội cho các Phật tử về dâng hương, cầu nguyện cho cha mẹ được khỏe mạnh, bình an.

Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?

Lễ Vu Lan là gì? – Đây được gọi là ngày lễ báo hiếu, là 1 trong những ngày lễ chính của Phật Giáo. Trong ngày này, những người con sẽ dành cả lòng thành để báo hiếu công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Bên cạnh đó, người con cũng sẽ phóng sinh để làm việc thiện để cha mẹ được hưởng phước.

Lễ vu lan báo hiếu
Vu Lan báo hiếu – Tri ân bậc sinh thành

Lễ Vu Lan tiếng anh là gì? – Lễ Vu Lan trong tiếng anh có thể được dịch thành cụm từ “Vu Lan Festival” theo lối dịch vay mượn 1 phần. Còn trong tiếng Hán, chữ “Vu Lan” là cách nói ngắn gọn của “Vu Lan Bồn” và được chuyển trong tiếng Phạn thành “ullambhana” nghĩa là sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở địa ngục.

Vu Lan báo hiếu ngày mấy?

Lễ Vu Lan ngày mấy? – Trước đây, ngày Vu Lan báo hiếu thường được tổ chức vào 14 và 15/ 7 âm lịch. Nhưng trong những năm trở lại đây, ngày này đã trở thành một đại lễ vì thế rất nhiều nơi đã tổ chức lễ Vu Lan kéo dài trong suốt 30 ngày trong tháng 7 Âm Lịch và ngày lễ chính là ngày 15.

Tham khảo:

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu

Nguồn gốc lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên (đệ tử của Phật Thích ca) đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên sau khi tu luyện thành công thì ông nhớ ra mẹ mình là bà Thanh Đề đã qua đời nên ông đã dùng phép thuật để tìm bà khắp thế gian.

Thật đau lòng khi ông thấy mẹ mình bị đày thành quỷ đói và bị đói khát hành hạ, bởi những việc ác trong kiếp luân hồi của bà. Đau lòng trước cảnh mẹ bị đày đọa, ông đã hoá phép thành thức ăn dâng lên mẹ, nhưng tiếc là những thức ăn đó đều biến thành lửa đỏ.

Lúc này, Mục Kiền Liên đành cầu cứu Phật tổ và Phật đã dạy rằng “Dù ông có phép thần thông quảng đại đến đâu thì cũng không đủ sức để cứu mẹ ông. Chỉ có 1 cách duy nhất là nhờ chư tăng 10 phương mới mong giải cứu được và ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng. Hãy sắm sửa lễ vào ngày này.” Và Phật cũng dạy thêm cho chúng sinh “Nếu ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng có thể làm theo cách này.”

lễ vu lan là gì
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Vu Lan báo hiếu

Ý nghĩa Vu Lan báo hiếu

Từ khi Phật giáo được truyền thừa vào Việt Nam thì ngày lễ Vu Lan hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của tinh thần báo ân, báo hiếu phù hợp với tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người Việt.

Vu Lan đã trở thành ngày lễ để tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, cha mẹ. Đồng thời, cũng nhắc nhở mọi người biết trân trọng những gì bản thân mình đang có, luôn ghi nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ thể hiện tình cảm và lòng biết ơn đúng với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của ông cha.

Ngoài ra, theo truyền thống của người Việt thì ngày rằm tháng bảy âm lịch còn là ngày mở cửa địa ngục, hay còn gọi là “xá tội vong nhân”. Theo cách hiểu của văn hoá tín ngưỡng xưa thì đây là ngày để cầu cho những vong linh không hoặc chưa được thờ cúng ở 1 gia đình nào.

Giá trị nhân văn và ý nghĩa của lễ vu lan báo hiếu được thể hiện ở sự cảm thương sâu sắc với các vong linh chết ở nơi đất khách quê người, những kẻ thấp hèn, những người mà người thân chưa tìm được,…

Cả 2 ngày lễ xá tội vong nhân và Vu lan báo hiếu ở Việt Nam trong cùng 1 ngày dù có sự khác nhau nhưng nó đều thể hiện được nét đẹp văn hoá của dân tộc, sự nhớ ơn đối với những người đã khuất và thể hiện sự thương cảm đối với những người trong cảnh ngộ éo le.

Tham khảo:

Ý nghĩa bông hồng cài trên ngực áo

Hoa hồng là biểu tượng của sự cao quý và tình yêu bất diệt. Nghi thức “bông hồng cài trên ngực áo” là để tưởng nhớ tới những cha mẹ đã tạ thế, đồng thời đây là nghi thức để tôn vinh những người cha mẹ còn lại trên thế gian này với các con cháu.

vu lan báo hiếu cha mẹ
Hoa hồng – biểu tượng của sự cao quý và tình yêu bất diệt

Trong nghi thức này, các Phật tử với 2 giỏ hoa hồng bên người, 1 giỏ hoa hồng màu trắng và 1 giỏ hoa hồng màu đỏ sẽ cài lên áo của người đến chùa tham dự lễ.

Với ý nghĩa thiêng liêng này, mọi người sẽ được cài 1 bông hoa màu hồng lên ngực áo, ý nghĩa của việc bạn còn đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Còn người nào mất hết cả cha mẹ thì cài hoa màu trắng, người nào chỉ còn mỗi cha hoặc mẹ thì cài hoa hồng màu nhạt hơn.

Lễ Vu Lan nên làm gì?

Như chính ý nghĩa mà chúng ta đã lý giải ở trên, ngày Đại Lễ Vu Lan 15/7 sẽ có một số hoạt động chính như sau:

  • Ăn chay, niệm phật và cầu bình an cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
  • Đến chùa để thắp hương cầu nguyện và nghe các vị trụ trì thuyết giảng đạo lý.
  • Thể hiện lòng nhân ái, nhân từ đối với tất cả chúng sinh bằng việc làm việc thiện, phóng sinh,..
  • Chuẩn bị mâm cơm tươm tất tại nhà để dâng lên Phật và Gia tiên để bày tỏ lòng thành kính và báo hiếu.
  • Tham dự lễ Vu Lan và cái hoa lên ngực áo để tưởng nhớ tới công ơn to lớn của bậc sinh thành.
vu lan báo hiếu ngày mấy
Lễ thả hoa đăng ngày vu Lan báo hiếu

Lễ vu lan nên cúng gì?

Cúng lễ Vu Lan cần chuẩn bị những gì? – Khi cúng lễ Vu Lan báo hiếu thì mọi người nên đặt hết vào cái tâm để thể hiện lòng thành mà không cần phải quá chú trọng vào việc “mâm cao cỗ đầy”. Trình tự cúng lễ Vu Lan gồm: Cúng Phật – cúng Thần linh – cúng Gia tiên – cúng chúng sinh.

  • Cúng Phật: Chuẩn bị mâm ngũ quả hoặc mâm cơm chay để cúng Phật. Lưu ý, khi cúng thì bạn nên đọc 1 khóa kinh Vu Lan để hiểu cầu nguyện công đức cho người thân trong quá khứ sớm được hồi sinh.
  • Cúng thần linh: Xôi và gà luộc nguyên con, hoặc bánh chưng, trái cây, 1 bầu rượu, trà và hoa tươi.
  • Cúng gia tiên: Mâm cơm mặn hoặc chay, và bạn nên chuẩn bị thêm tiền vàng và vật dụng cho những người đã khuất để mong họ ở cõi âm có được cuộc sống đầy đủ.
  • Cúng chúng sinh: Lưu ý, phải cúng chúng sinh ở ngoài trời và đốt tiền vàng, quần áo rồi rải muối ra 4 phương 8 hướng. Mâm cúng chúng sinh: cháo loãng, muối, hoa quả, quần áo, bánh kẹo, bỏng ngô, tiền vàng, ngô, khoai, sắn, mía,…

Lễ Vu Lan tặng gì cho mẹ cha?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết lễ vu lan mua gì tặng mẹ cha thì có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây:

  • Sản phẩm bổ sung dinh dưỡng: Niềm vui của con cái mỗi ngày là thấy ba mẹ khoẻ mạnh, không ốm đau bệnh tật. Vì thế, các bạn có thể mua cho ba mẹ các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng như sữa, yến mạch, thực phẩm chức năng,…
  • Thiết bị hỗ trợ sức khỏe: Người lớn tuổi thường dễ mắc các bệnh cao huyết áp, đau nhức xương khớp. Vì thế, bạn có thể mua 1 cái máy đo huyết áp hoặc 1 cái máy massage chân, tay để giúp ba mẹ thư giãn cũng là 1 cách hay.
  • Quần áo: Bạn cũng có thể tự tay lựa chọn cho cha mẹ bộ quần áo mới. Nhưng các bạn nên lựa chọn các bộ quần áo phù hợp với tuổi của ba mẹ.
  • Nấu ăn cho bố mẹ: Tự tay nấu 1 bữa ăn ngon cho ba mẹ và quây quần bên gia đình cũng làm bố mẹ vui và hạnh phúc rồi. Nhiều khi món quà tinh thần còn ý nghĩa hơn nhiều so với món quà về vật chất.

Bạn đã hiểu được ý nghĩa và nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan báo hiếu 15/7 rồi phải không Hãy thể hiện tình cảm, lòng biết ơn của mình dành cho cha mẹ – những người thân yêu nhất của mình trong ngày trọng đại này nhé! Theo dõi Điện Máy News để cập nhật những tin tức hàng ngày mới nhất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here