CEO nghĩa là gì? Tất tần tật các thông tin liên quan đến CEO

0
190

CEO là cụm từ được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài. Vậy CEO nghĩa là gì? CEO có vai trò, nhiệm vụ như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vị trí CEO này nhé!

CEO nghĩa là gì? CEO là viết tắt của từ gì?

CEO – viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Chief Executive Officer”. Ở Việt Nam thì chức vụ này được diễn giải phổ biến nhất là Giám đốc điều hành, Tổng giám đốc hay Giám đốc công ty.

CEO - Chief Executive Officer
CEO – Chief Executive Officer

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì CEO là chức vụ cao nhất, có nhiệm vụ điều hành toàn bộ các hoạt động trong một doanh nghiệp cũng như dẫn dắt công ty, tập đoàn đi đến thành công. Theo đó, CEO sẽ có trách nhiệm chung trong việc lên kế hoạch, triển khai và đưa ra chiến lược phát triển. Từ đó đạt được các mục tiêu tài chính mà doanh nghiệp đã đề ra. CEO cũng là người có trách nhiệm với toàn bộ các phòng ban, bộ phận của công ty. Như vậy, có thể nói rằng CEO chính là người lèo lái, dẫn dắt công ty vượt qua những khó khăn để gặt hái được thành công trên thương trường.

Thông thường thì CEO sẽ chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, trong một số công ty CEO cũng chính là chủ tịch Hội đồng quản trị.

Công việc của CEO là gì?

Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức, quy mô cũng như hình thức hoạt động của công ty mà các công việc CEO cũng sẽ có sự khác nhau. Tuy vậy vẫn có những công việc chung bắt buộc phải làm như:

  • Là người đại diện cho công ty
CEO là người đại diện công ty
CEO là người đại diện công ty

CEO được coi là một vị trí quan trọng hàng đầu trong công ty. Không những thế, vị trí này còn đảm nhận vai trò như là một đại diện chính thức cho công ty. Khi tổ chức các cuộc họp báo, hội nghị hay khi ra mắt công chúng, truyền thông về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó thì CEO sẽ là người đại diện cho công ty đưa ra các phát ngôn và tuyên bố chính thức.

Với công việc này, đòi hỏi CEO cần phải nắm rõ được tình hình hoạt động của công ty, bao quát được hết mọi công việc cũng như biết cách xử lý các tình huống phát sinh khi xuất hiện trước công chúng. Đặc biệt, cần thể hiện được sự tự tin trước các phương tiện truyền thông và tránh được các câu hỏi khó đến từ giới báo chí.

  • Lên kế hoạch và giám sát thực hiện kế hoạch

CEO cũng là người trực tiếp xây dựng kế hoạch hoạt động lâu dài cho doanh nghiệp. Để làm tốt được công việc này thì CEO cần phải có tầm nhìn cũng như tư duy nhạy bén thì mới có thể đưa ra được các kế hoạch phát triển; giúp công ty ngày càng tiến bộ hơn.

CEO chịu trách nhiệm lên kế hoạch và giám sát thực hiện
CEO chịu trách nhiệm lên kế hoạch và giám sát thực hiện

Việc lên kế hoạch bao gồm: phân bổ các công việc cụ thể đến từng phòng, ban; xây dựng, phát triển các ý tưởng; đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch… 

CEO là người trực tiếp lên kế hoạch nên việc giám sát cũng sẽ do CEO phụ trách. Điều này để chắc chắn rằng chiến lược của họ sẽ đi đúng hướng và thực hiện được một cách suôn sẻ nhất. Họ sẽ thường xuyên trao đổi công việc cùng với các quản lý ở những bộ phận được giao để bảo đảm công việc luôn được giám sát tốt và triển khai theo đúng như tiến độ.

  • Giám sát thị trường

Thị trường luôn có sự thay đổi theo thời gian vì vậy mà CEO sẽ luôn phải cập nhật những khuynh hướng mới đang được thịnh hành để có thể theo kịp xu hướng của thị trường. Thu thập được các thông tin thị trường càng nhiều thì sẽ giúp ích rất lớn trong việc lên kế hoạch. Dựa vào những thông tin đó mà CEO sẽ có những điều chỉnh phù hợp với xu hướng của thị trường hiện tại.

  • Giảm thiểu rủi ro

Khi kinh doanh một lĩnh vực nào đó thì ngoài việc cần phải làm như thế nào để có thể tăng doanh thu của công ty thì việc giảm thiểu rủi ro cũng là một trong những việc rất quan trọng, cần được quan tâm và xử lý một cách cẩn thận.

CEO đưa ra các phương án phòng tránh rủi ro
CEO đưa ra các phương án phòng tránh rủi ro

Công việc này cũng sẽ do CEO phụ trách. Bằng cách nào đó, CEO sẽ đưa ra các phương pháp để có thể hạn chế được các rủi ro sẽ xảy ra với công ty. CEO sẽ luôn phải tập trung và để ý với những hoạt động dễ gặp phải sự cố để công ty không bị vướng vào những lùm xùm không đáng có, gây ảnh hưởng đến danh tiếng sau này.

  • Thiết lập chính sách công ty

Mỗi một công ty, doanh nghiệp đều sẽ có những chính sách riêng. Các chính sách đó có vai trò giúp cho công ty hoạt động có tổ chức hơn, đi vào quy củ hơn. Đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi cho người lao động tại doanh nghiệp.

Trong các việc mà CEO phải làm thì đây cũng chính là một trong những công việc nằm trong số đó. CEO có quyền chỉnh sửa và thay đổi các chính sách sao cho phù hợp với môi trường, văn hóa làm việc tại công ty.

  • Báo cáo trực tiếp với Hội đồng quản trị

CEO sẽ là người thay mặt cho toàn bộ những quản lý bộ phận khác để báo cáo các công việc đang được triển khai với Hội đồng quản trị. Bao gồm: kết quả đạt được sau khi thực hiện xong một dự án; doanh thu; những hạn chế còn tồn tại; kế hoạch ngắn hạn, dài hạn…

CEO là người báo cáo trực tiếp với HĐQT
CEO là người báo cáo trực tiếp với HĐQT

Những yếu tố cần có của CEO là gì?

Để có thể vận hành một doanh nghiệp thành công thì người lãnh đạo cần phải “có tâm và có tầm”. Ngoài ra thì CEO cũng cần phải sở hữu những tố chất như:

  • Con người có trí tuệ cảm xúc cao

Giám đốc điều hành là người có quyền lực tối cao và thường xuyên phải đưa ra những quyết định nhanh chóng mà có lợi cho doanh nghiệp. Vì vậy, Giám đốc điều hành cần rèn luyện để có thể trở thành bậc thầy của trí tuệ cảm xúc. Chỉ số EQ cao cho thấy khả năng nhận thức điểm mạnh, điểm yếu cũng như năng lực quản lý cảm xúc cá nhân trong bất kỳ tình huống nào. 

  • Tầm nhìn chiến lược

Người không thành thạo “thuật quản trị” thì khó lòng có thể thâu tóm được các hoạt động của các phòng ban và kiểm soát hiệu suất. Không những thế, người quản lý giỏi không chỉ biết sử dụng người mà còn phải biết dùng các phần mềm quản lý, giỏi tính toán các con số để có thể giám sát, quản lý con người. 

CEO cần có tầm nhìn chiến lược tốt
CEO cần có tầm nhìn chiến lược tốt
  • Tư duy sáng tạo

Là người đứng đầu doanh nghiệp thì Giám đốc điều hành cần phải có tư duy sáng tạo. Bởi nếu không liên tục đổi mới các loại hình kinh doanh và các gói sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp thì sẽ bị đào thải ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, bất kỳ sự sáng tạo và đổi mới nào cũng nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm của khách hàng và coi khách hàng chính là đối tượng trung tâm cho mọi chiến lược kinh doanh của mình.

  • Người truyền cảm hứng

CEO cũng chính là người truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên. Giám đốc là người gieo nên những mầm xanh hy vọng về một tương lai tươi sáng cho từng nhân viên cũng như cho chính doanh nghiệp của mình.

CEO có khả năng truyền cảm hứng đến mọi người
CEO có khả năng truyền cảm hứng đến mọi người

Bởi vậy, để có thể kiến tạo nên một tập thể hùng mạnh thì Giám đốc điều hành cần phải có kỹ năng truyền cảm hứng như: cổ vũ nhân viên, tổ chức nội quy cho các nhân viên hay có quy chế khen thưởng đối với cá nhân có thành tích tốt. Đây cũng là cách tạo động lực cho nhân viên làm việc, góp phần thúc đẩy năng suất làm việc.

  • Bậc thầy về giao tiếp, đàm phán

Đây là kỹ năng cực kì quan trọng đối với một người lãnh đạo tài ba. Để kết nối được với các phòng ban trong doanh nghiệp và làm hài lòng đối tác cũng như khách hàng thân thiết thì CEO cần có khả năng giao tiếp và đàm phán tuyệt vời. Như vậy thì nhà lãnh đạo mới có thể chinh phục mọi đối tượng trong môi trường doanh nghiệp.

  • Sức khoẻ tốt, chịu được áp lực

Trên thực tế thì khối lượng công việc của CEO rất nhiều nên áp lực cũng rất lớn. Do đó, CEO cần phải có sức khỏe tốt, khả năng chịu áp lực tốt để có thể dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn và gặt được thành công trên thương trường.

MASTER LÀ GÌ? PHÂN BIỆT CÁC TẤM BẰNG MASTER

Một số câu hỏi khác có liên quan đến CEO

Mức lương của CEO là bao nhiêu?

CEO được coi là vị trí nhân viên cấp cao nhất của một doanh nghiệp. CEO cống hiến thời gian, công sức cũng như chất xám của mình cho những mục tiêu chung của doanh nghiệp. Họ là người dẫn dắt doanh nghiệp gặt hái được những thành công trên thương trường. Vì vậy mà áp lực, sức ép và thời gian bỏ ra cho công việc của một CEO cũng sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với một nhân viên bình thường.

Chính vì vậy mà CEO xứng đáng nhận được mức lương cao nhất nhì trong cấp bậc chức vụ của doanh nghiệp. Hiện nay thì CEO thường được trả với mức lương từ 30 – 140 triệu/tháng hay thậm chí là lên tới hàng trăm triệu đồng.

Mức lương của CEO nằm trong nhóm cao nhất về cấp bậc
Mức lương của CEO nằm trong nhóm cao nhất về cấp bậc

CEO học ngành gì?

Có nhiều ý kiến cho rằng để có thể trở thành CEO thì nên học ngành quản trị kinh doanh. Thực chất thì đây là một ý kiến không đúng. Bởi lẽ, các nhà tuyển dụng hiện nay thường quan tâm đến kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng của ứng viên chứ không đơn thuần là quan tâm đến bằng cấp hay ngành học.

Tuy nhiên, ngành quản trị kinh doanh cũng chính là một ngành học được nhiều CEO theo đuổi khi học đại học. Bởi lẽ, ngành học này sẽ cung cấp những kiến thức về kinh tế, xã hội, văn hoá cùng với các nguyên lý quản trị kinh doanh, kiến thức quản lý nhân sự…  Đây đều là những yếu tố mà CEO cần phải có khi điều hành một doanh nghiệp.

Quản trị kinh doanh được coi là cơ hội mở ra nghề CEO
Quản trị kinh doanh được coi là cơ hội mở ra nghề CEO

CEO và Tổng giám đốc ai “to” hơn? 

CEO và Tổng giám đốc đều là 2 chức danh dùng để chỉ vị trí lãnh đạo cao nhất trong các doanh nghiệp. Trách nhiệm của cả hai là điều hành toàn bộ các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Họ cũng là người đại diện doanh nghiệp trước pháp luật. Họ cũng chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong công ty lớn thì Tổng giám đốc to hơn CEO
Trong công ty lớn thì Tổng giám đốc to hơn CEO

Thực tế trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp thì luôn có vị trí CEO. Còn vị trí Tổng giám đốc có hay không còn tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. 

– Với những công ty lớn, có nhiều chi nhánh, công ty con thì chức vụ Tổng giám đốc sẽ to hơn CEO. 

– Với những công ty nhỏ không có chi nhánh thì chức vụ Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành cũng chỉ là một người. Lúc này gọi là Tổng giám đốc hay CEO là do quyết định của Hội đồng quản trị. Còn chức năng và nhiệm vụ thì tương tự như nhau.

Như vậy bạn đã hiểu được CEO nghĩa là gì hay CEO là nghề gì rồi đúng không nào? Có thể nhận thấy rằng con đường để trở thành CEO giỏi không hề đơn giản. Nếu bạn đang nuôi dưỡng ước mơ trở thành CEO trong tương lai thì ngay từ bây giờ cần phải trau dồi cho mình kiến thức, kỹ năng và không ngừng cố gắng thì mới có cơ hội trở thành người đứng đầu trong trong công ty. Chúc bạn thành công!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here