Nguyên nhân xe máy bị rồ ga và cách khắc phục dứt điểm

0
1623

Bạn hay gặp phải tình trạng xe máy bị rồ ga và loay hoay không biết làm như thế nào? Đừng bỏ lỡ các cách xử lý hiệu quả mà tiết kiệm chi phí để khắc phục tình trạng trên nhé.

Hiện tượng rồ ga ở xe máy có bản chất là gì?

Hiện tượng xe máy bị rồ ga xảy ra là do tốc độ vòng tua của động cơ cao hơn tốc độ cho phép ở chế độ động cơ chạy không tải, vượt ngưỡng 1000 vòng/phút trong khi thông thường là từ 800 đến 1000 vòng/phút. Bởi vậy, xe sẽ tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn, người lái sẽ khó kiểm soát tốc độ, gây nguy hiểm khi xe di chuyển trong điều kiện đường xá đông đúc. Lúc này, người lái xe phải thường xuyên rà phanh để hãm tốc độ, trường hợp khi vòng tua lên quá cao sẽ dẫn đến việc mất lái và dễ gây tai nạn.

Vì sao xe máy bị rồ ga?

xe-may-bi-ro-ga
                                    Nguyên nhân xe máy bị rồ ga

Hiện tượng xe máy bị giật khi tăng tốc xảy ra khi hỗn hợp hòa khí nhiên liệu gồm xăng và không khí sẽ cung cấp cho động cơ quá nhiều và không thể kiểm soát được. Có 3 nguyên nhân chính như sau:

Tắc van không tải

Van không tải có nhiệm vụ điều chỉnh tự động tiết diện lưu thông của đường gió phụ theo chế độ động cơ. Do đó, khi van này bị bẩn, kẹt hoặc chết thì chế độ không tải của động cơ không còn được đảm bảo làm cho xe dễ chết mày hoặc rồ ga.

Bướm ga bị bẩn

Bướm ga là cơ cấu điều khiển và hòa trộn hỗn hợp nhiên liệu trước khi đi vào động cơ, đảm bảo nhiên liệu phù hợp với thông số mà nhà sản xuất đưa ra. Do thời gian sử dụng lâu ngày và sự can thiệp của việc sửa chữa dẫn đến bướm ga bị mòn, từ đó làm tăng khe hở khi đã đóng. Bên cạnh đó, không khí đi qua đường gió chính và đường gió phụ làm tăng lượng xăng cung cấp cũng như làm tăng vòng tua máy. Nguyên nhân khác là bướm ga không được đóng kín nên bụi bẩn dễ xâm nhập làm kẹt dây ga, lò xo hồi vị của bàn đạp chân ga bị yếu.

Cảm biến tại bướm ga

Cảm biến này được lắp trên cổ họng gió, chúng làm biến đổi góc mở bướm ga thành điện áp để truyền đến ECU động cơ như tín hiệu mở. Bên cạnh đó còn có một số thiết bị truyền một tín hiệu IDL.

Nếu cảm biến tại bướm ga hoạt động không đúng như thông số của nhà sản xuất sẽ dẫn tới việc truyền tín hiệu không tải tới ECU không được chính xác. Ngoài ra, với các dòng xe sử dụng dây ga để điều khiển bướm ga thì khi xảy ra hiện tượng rồ ga ta sẽ dễ điều chỉnh hoặc sửa chữa hơn. Còn những dòng xe dùng chân ga điện tử thì thường được điều chỉnh bằng cách cài đặt lại thông số ban đầu bằng máy chuẩn đoán.

Ngoài 3 nguyên nhân chính trên thì còn một số nguyên nhân khác như: trong quá trình bảo dưỡng người thợ lắp sai đường ống phụ, hoặc cảm biến oxy bám muội, sử dụng kém chất lượng, hay motor bước hoạt động sai,…

>>> Xem thêm: xe máy bị sặc xăng: nguyên nhân và cách xử lý nhanh chóng

Cách khắc phục hiện tượng xe máy bị rồ ga

xe-may-bi-ro-ga-1
                          Cách khắc phục xe máy bị giật khi tăng tốc

Theo đánh giá của nhân viên kỹ thuật thì hiện tượng xe máy bị rồ ga xảy ra phổ biến ở các dòng xe sử dụng công nghệ phun xăng điện tử. Việc khắc phục tình trạng này không khuyến khích sửa tại nhà mà cần đến các cửa hàng sửa chữa để nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm sẽ sửa chữa dứt điểm.

Nếu xe máy bị giật khi tăng tốc thì rất có thể bộ chế hòa khí gặp vấn đề và cần phải thay thế. Chi phí sửa chữa của các dòng xe ga như: Air Blade, Lead,… lên đến 3 triệu đồng, còn với dòng xe SH con số có thể lên đến 7 triệu đồng, điều này sẽ gây tốn kém rất nhiều cho người sử dụng.

Để tránh tình trạng tốn cả đống tiền để sửa xe, bạn hãy tìm một địa chỉ tin cậy để được tư vấn sửa chữa. Một số đơn vị được trang bị nhiều máy móc chăm sóc xe hiện đại như: Karcher, Palada, Lutian cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Bên cạnh đó, người sử dụng cũng có thể yêu cầu nhân viên vệ sinh bướm ga bằng xăng hoặc dung dịch đặc chế hòa khí, tiếp đó là vệ sinh đầu cảm biến và căn chỉnh lại vị trí van trượt để kiểm soát tốc độ cầm chừng và hoạt động chính xác. Sau đó, hãy đi thử xem xe đã ổn định chưa, nếu chưa thì mới nghĩ đến thay bộ chế hòa khí.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến việc xe máy bị rồ ga mà bạn nên biết để kịp thời xử lý nếu gặp phải tình trạng trên.

Bạn có biết: Phân biệt Cấu tạo – Nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy 2 kỳ và 4 kỳ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here