Rau ngót có tác dụng gì? Bật mí các món ngon từ rau ngót

0
190

Rau ngót – loại rau quen thuộc trong bữa cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên bạn đã bao giờ tự hỏi rau ngót có giá trị dinh dưỡng như thế nào chưa? Hay rau ngót có tác dụng gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn loại rau này nhé!

Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như rau bồ ngót, rau tuốt. Loài rau này có tên tiếng Anh là Katuk; tên khoa học là Sauropus androgynus.

Rau ngót sinh trưởng nhanh và phát triển rất tốt trong điều kiện khí hậu ở nước ta. Chúng ít bị sâu bệnh nên không phải tốn quá nhiều thời gian để chăm bón.

Rau ngót hay rau bồ ngót có giá trị dinh dưỡng cao
Rau ngót hay rau bồ ngót có giá trị dinh dưỡng cao

Rau ngót được đánh giá là thực phẩm lành, dễ ăn, có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe. Trong rau ngót có chứa chủ yếu là canxi, photpho và vitamin C; đặc biệt là có chứa nhiều hoạt chất axit amin.

Ngoài ra, nó còn chứa nhiều loại khoáng chất thiết yếu, có thể kể đến như: protit, gluxit, tro, kali, mangan… mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe và có thể trị một số bệnh.

Vậy rau ngót bao nhiêu calo? Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy trong 100g rau ngót sẽ có chứa 35 calo. Lượng calo không nhiều nên ăn rau ngót sẽ không gây béo.

Rau ngót có tác dụng gì?

  • Kiểm soát đường huyết
Rau ngót hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Rau ngót hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất flavonoid và polyphenol từ lá bồ ngót có thể giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2.

Theo đó, flavonoid có chức năng giảm mức đường huyết, từ đó làm giảm sự tích tụ chất béo. Bên cạnh đó thì polyphenol có chức năng làm giảm tế bào tăng sinh chất béo, tăng phân giải và tăng quá trình oxy hóa của axit béo.

  • Hỗ trợ ổn định huyết áp

Trong rau bồ ngót còn có chứa hoạt chất papaverin. Chất này không chỉ có tác dụng chống co thắt cơ trơn mà còn hỗ trợ làm giãn mạch máu. Vì vậy việc bổ sung thêm rau ngót vào chế độ ăn của người mắc bệnh cao huyết áp sẽ giúp ổn định huyết áp.

Ngoài ra thì những món ăn từ rau bồ ngót cũng rất tốt đối với những người có vấn đề về nghẽn mạch, tắc mạch hoặc bị xơ vữa động mạch.

  • Tốt cho phụ nữ sau sinh
Rau ngót rất tốt cho phụ nữ sau sinh
Rau ngót rất tốt cho phụ nữ sau sinh

Hàm lượng dinh dưỡng phong phú bao gồm đạm thực vật, các loại vitamin: C, B, PP cùng các khoáng chất: kali, canxi, magie… có trong rau ngót rất tốt cho sức khỏe của các mẹ sau sinh.

Hơn nữa các hợp chất phytochemical trong rau bồ ngót còn giúp kích thích sự phát triển của các hormone steroid, bao gồm các hormon như estrogen. Tác động của các hợp chất sterols trong rau ngót lên nội tiết sẽ giúp tăng đáng kể lượng sữa của các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú.

Ngoài ra thì rau bồ ngót hỗ trợ trong việc chữa sót nhau thai. Loại rau này cũng kích thích sự co bóp của tử cung, giúp đẩy hết các dịch trong buồng tử cung và tiêu viêm.

  • Cải thiện đời sống tình dục

Nghiên cứu đã phát hiện hợp chất phytochemical có trong rau ngót được chứng minh là có tác dụng làm tăng ham muốn tình dục cũng như kiểm soát rối loạn chức năng tình dục.

Ngoài ra thì sterol có trong rau ngót cũng mang lại công dụng như một loại hormone tình dục, giúp cải thiện chất lượng cũng như là số lượng tinh trùng ở nam giới.

  • Hỗ trợ giảm cân
Rau ngót hỗ trợ giảm cân
Rau ngót hỗ trợ giảm cân

Hàm lượng calo cùng với các hợp chất như lipit, gluxit có trong rau ngót khá là thấp. Vì vậy mà khả năng sinh nhiệt khi hấp thụ vào cơ thể cũng sẽ không nhiều.

Hơn nữa thành phần trong rau ngót lại còn chứa nhiều protein vì thế rất phù hợp với những ai đang trong quá trình giảm cân. Chỉ với 200ml nước ép rau ngót sống mỗi ngày sẽ giúp tiêu hao lượng mỡ thừa ở vùng bụng của bạn; mang lại hiệu quả giảm cân rõ rệt.

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Với hàm lượng vitamin C dồi dào cũng các thành phần dinh dưỡng khác, rau bồ ngót hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Loại rau này giúp chống lại các tác nhân gây hại và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Ngoài ra thì hàm lượng vitamin C cao còn có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus, bao gồm cả virus cúm. Theo các nghiên cứu thì chiết xuất etanolic từ rau bồ ngót cũng có tác dụng chống viêm.

  • Trị nám da mặt
Rau ngót có tác dụng trị nám da mặt
Rau ngót có tác dụng trị nám da mặt

Rau ngót có tác dụng gì cho da? Trong rau ngót có chứa hàm lượng vitamin A, C rất cao góp phần nuôi dưỡng và chăm sóc da hiệu quả. Bên cạnh đó nó còn có khả năng đẩy lùi các sắc tố khiến cho da trở nên mịn màng và trắng sáng hơn.

Cách trị nám da mặt bằng rau ngót khá đơn giản: Bạn chỉ cần xay lá rau ngót để lấy nước uống và sử dụng thức uống này hằng ngày. Một cách khác là xay rau ngót ra sau đó trộn thêm một ít đường để được một hỗn hợp có màu nâu xám. Sau đó bạn bôi hỗn hợp này lên mặt khoảng 15 – 20 phút rồi rửa mặt lại với nước ấm là được.

  • Ăn rau ngót trị táo bón

Ăn rau bồ ngót còn giúp trị táo bón hiệu quả. Thành phần chất xơ có trong rau ngót được coi là hiệu quả trong việc giúp phân mềm, từ đó ngăn ngừa cũng như hỗ trợ chứng táo bón.

Vì vậy mà trẻ em, phụ nữ sau sinh và người già thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón thì đều có thể bổ sung rau bồ ngót vào chế độ ăn hàng ngày của mình.

  • Trị đái dầm ở trẻ em
Uống nước rau ngót giảm đái dầm ở trẻ nhỏ
Uống nước rau ngót giảm đái dầm ở trẻ nhỏ

Đây cũng là một trong những tác dụng tuyệt vời của rau ngót đã được dân gian lưu truyền và mang lại hiệu quả khác cao. Để chữa chứng đái dầm cho trẻ thì các bạn chỉ cần lấy lá rau ngót tươi rửa sạch, giã nát rồi cho vào bát sạch. Bạn đổ thêm một chút nước sạch vào rồi dùng thìa khuấy đều. Cuối cùng lọc lấy nước cho trẻ uống là được.

Bạn hãy chia phần nước này ra làm 2 lần và cho trẻ uống cách nhau khoảng 10 phút. Nên kiên trì cho trẻ sử dụng trong khoảng 3 – 4 ngày thì tình trạng đái dầm sẽ dần thuyên giảm.

Các món ngon từ rau ngót là gì?

– Canh rau ngót nấu thịt băm: Đây là món canh dễ nấu, có thể cung cấp đủ cho cơ thể đạm động vật cùng các khoáng chất cần thiết từ rau xanh.

– Canh rau ngót nấu tôm: Nấu tôm cùng với rau ngót để nước canh ngọt hơn. Đồng thời còn tăng hàm lượng canxi cung cấp cho cơ thể.

Món canh rau ngót nấu tôm
Món canh rau ngót nấu tôm

– Rau ngót nấu trứng: Một trong những món ngon chế biến từ rau ngót đơn giản mà nhất định bạn không được bỏ qua đó chính là món canh rau ngót nấu trứng. Cách làm món canh này khá dễ. Hơn nữa, canh vô cùng bổ dưỡng, giúp gia đình bạn được thanh lọc cơ thể. Sẽ ngon miệng hơn nếu bạn ăn cùng với cơm nóng.

– Mì nấu sườn và rau ngót: Thay vì ăn mì gói không thì bạn có thể kết hợp với sườn và rau ngót; vừa giúp bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng từ xương và rau ngót vừa giúp món ăn thêm ngon miệng.

Lưu ý khi sử dụng rau ngót

Rau ngót kỵ với thực phẩm nào?

Các chuyên gia đã khẳng định rằng rau ngót thuộc loại thực phẩm có tính mát, rất lành tính. Vì vậy mà loại rau này mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Nó được nhiều người ưa chuộng và ưu tiên sử dụng trong hầu hết các bữa cơm trong gia đình.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng rau ngót mặc dù tốt nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Việc bạn ăn rau ngót nhiều, liên tục trong một thời gian dài sẽ dẫn đến một số hệ quả không mong muốn như: gây đau nhức cơ thể, khó tiêu, đau đầu hay thiếu máu lên não…

Vậy để trả lời cho câu hỏi rau ngót kỵ gì hay rau ngót kỵ với thực phẩm nào thì rất khó. Bởi trên thực tế thì rau ngót rất lành tính và có thể kết hợp được với hầu hết các loại thực phẩm khác nhau.

Ăn rau ngót có tốt cho bà bầu không?

Bà bầu ăn rau ngót nhiều có thể gây sảy thai
Bà bầu ăn rau ngót nhiều có thể gây sảy thai

Mặc dù rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh nhưng nếu như bạn đang mang thai thì ăn rau ngót khi mang thai tháng đầu cần phải hết sức thận trọng. Nguyên nhân là do hàm lượng papaverin trong rau ngót có thể làm co thắt cơ trơn tử cung. Nếu chúng ta nạp quá nhiều papaverin sẽ tăng nguy cơ sảy thai đối với mẹ bầu. Đặc biệt là đối với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tục, đẻ non hoặc là thụ tinh trong ống nghiệm.

Thực tế thì chưa có nghiên cứu khoa học trên phạm vi rộng nào chứng minh việc ăn rau ngót có ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu như bạn đang mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì bạn không nên ăn quá 30g rau ngót mỗi ngày. Lưu ý: chỉ ăn sau khi đã luộc hoặc nấu canh.

Ăn rau ngót có gây mất ngủ?

Việc sử dụng liên tục nước ép rau ngót sống sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi. Ngoài ra, nếu bạn liên tục tiêu thụ 150g nước rau ngót mỗi ngày thì thức uống này có thể khiến bạn khó ngủ, khó thở và ăn không ngon miệng. 

Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng những triệu chứng này thường sẽ biến mất sau đó 1 ngày, nếu như bạn ngưng sử dụng.

Như vậy bạn đã biết được rau ngót có tác dụng gì rồi đúng không nào? Hãy sử dụng loại rau này một cách hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here