Phèn chua có công thức là gì? Tìm hiểu chi tiết về phèn chua

0
226

Phèn chua là cái tên không còn xa lạ với chúng ta bởi nó được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Vậy phèn chua có công thức là gì? Phèn chua dùng để làm gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loại nguyên liệu này nhé!

Phèn chua là gì?

– Phèn chua có tên khoa học là Kali Alum hay còn được gọi với nhiều cái tên khác là phèn nhôm, bạch phàn, tất phàn, sinh phàn, vũ trạch, nát thạch, mã xĩ phàn…

Phèn chua là một loại muối có chứa các tinh thể với kích thước to nhỏ không đều, không màu hoặc có màu trắng trong hoặc hơi đục. Nó có thể tan được trong nước tuy nhiên lại không tan hoàn toàn trong cồn.

Công thức của phèn chua
Công thức của phèn chua

– Phèn chua có công thức là gì? Phèn chua chính là muối sunfat kép của nhôm và kali, nó có công thức hóa học là KAl(SO4)2. Tuy nhiên, loại phèn này lại thường được tìm thấy dưới dạng ngậm nước, đó chính là KAl(SO4)2·12H2O hay K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O.

– Tính chất của phèn chua:

  • Phèn chua tồn tại dưới dạng tinh thể nhỏ, không đều và không màu. Hoặc có thể có màu trắng, trong hay đục.
  • Phèn chua có vị chát, chua, tan nhiều trong nước nóng và không tan trong cồn.
  • Nhiệt độ nóng chảy của loại muối này vào khoảng 92 – 93 độ C. Nhiệt độ sôi là vào khoảng 200 độ C.
  • Phèn chua được xem là không độc hại bởi nó chỉ chứa khoảng 10% nhôm, ở mức này thì sẽ không gây hại cho sức khỏe con người.

Phèn chua có tác dụng gì?

Phen chua được biết đến với nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của phèn chua:

  • Phèn chua dùng để lọc nước
Phèn chua dùng để lọc nước
Phèn chua dùng để lọc nước

Phèn chua được dùng để làm trong nước đục. Phèn chua có tác dụng xử lý làm trong nước ở các giếng khoan, bồn chứa rất tốt với hiệu quả cao. Bạn hoàn toàn có thể đun sôi nước đã được khử phèn để làm thức ăn hay nước uống đều được. 

Bạn cũng có thể cho phèn chua vào bể cá để làm sạch bề và trong nước.

Ngoài ra, loại phèn này còn được ứng dụng rộng rãi tại các nhà máy nước sạch để làm trong nguồn nước. Với 20 lít nước thì bạn có thể sử dụng 1g phèn chua để làm trong nước. Sau khi hòa phèn vào nước thì bạn hãy chờ khoảng 30 phút để cặn trong nước lặn xuống rồi sau đó lấy phần nước trong ở trên. Mặc dù sẽ xuất hiện một lượng hoạt chất nhôm do quá trình kết tủa của phèn tuy nhiên hàm lượng này thấp nên không đáng ngại. 

  • Trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp

Phèn chua có độc không? Trong các tài liệu Y học cổ truyền thì phèn chua không độc. Nó được ứng dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Bên cạnh đó thì loại phèn này còn có hiệu quả trong việc điều trị một số căn bệnh như:

Phèn chua trị hôi miệng
Phèn chua trị hôi miệng

– Khử mùi hôi miệng: Phèn có tác dụng sát trùng cũng như khử mùi nên rất hiệu quả trong việc khử mùi hôi và loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho răng miệng.

– Hỗ trợ cầm máu: Phèn rất hiệu quả trong việc cầm máu nhất, đặc biệt là những vết thương hở. Bên cạnh đó thì loại phèn này còn có tác dụng sát trùng cũng như ngăn chặn vết cắt bị nhiễm trùng.

– Trị bệnh nấm da: Phèn có tác dụng rất lớn trong việc ức chế các vi khuẩn gây nấm da, đồng thời còn ngăn chặn sự phát triển của một số loại nấm khác.

– Chữa viêm tai giữa mãn tính: Bạn có thể sử dụng một lượng phèn phù hợp để nhỏ vào tai mỗi ngày 1 lần để điều trị bệnh viêm tai giữa mãn tính.

Phèn chua trị hôi nách
Phèn chua trị hôi nách

– Trị hôi nách: Nhiều người khi bị hôi nách đã sử dụng phèn chua và mang lại hiệu quả cao. Phèn chua bạn đem tán nhỏ, rây mịn sau đó cho vào lọ kín rồi dùng dần. Sau khi tắm sạch, lau khô hố nách thì bạn lấy bột phèn chua xát vào hai hố nách là được. 

– Chữa sốt rét: Bạn cũng có thể sử dụng phèn chua để hạ sốt cho những người bị sốt rét nhẹ. Cách làm phèn chua trị sốt rét nhẹ như sau: Bạn chỉ cần lấy 2g phèn chua để uống vào mỗi sáng (khi đang đói). Thực hiện như vậy sau vài ngày thì bệnh sẽ thuyên giảm.

Phèn chua làm trắng da
Phèn chua làm trắng da

– Làm trắng da: Rửa mặt bằng phèn chua có tác dụng gì? Thành phần bên trong phèn chua giúp tẩy tế bào chết từ đó giúp làm sáng da. Bạn chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ và bôi lên da khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn hàng tuần thì bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

– Phèn chua trị mụn: Bột phèn chua còn có tác dụng trị mụn hiệu quả. Nó có tính sát khuẩn và làm sạch các bề mặt da rất tốt. Từ đó có thể ngăn ngừa vi khuẩn tấn công cũng như làm sạch da mụn một cách triệt để.

– Điều trị nước ăn chân: Sử dụng phèn chua pha cùng với nước ấm, sau đó bạn ngâm liên tiếp nhiều ngày thì sẽ giảm tình trạng nước ăn chân hiệu quả.

  • Trong chế biến thực phẩm

Phèn chua được ứng dụng rất nhiều vào việc chế biến và làm sạch thực phẩm. Một số tác dụng của phèn chua trong nấu ăn như sau:

Phèn chua được sử dụng trong chế biến thực phẩm
Phèn chua được sử dụng trong chế biến thực phẩm

– Sử dụng dung dịch phèn chua 5% để ngâm trứng khoảng 15 phút để giữ cho trứng được tươi lâu hơn.

– Hiệu quả cao trong việc làm tăng độ trắng, độ giòn cho các loại thực phẩm như mứt hoặc dưa chua.

– Dùng phèn để khử mùi hôi của lòng lợn bằng cách nghiền thành bột sau đó chà trực tiếp lên trên lòng lợn rồi rửa sạch.

– Sử dụng để làm bột nở cho các loại bánh nướng nhờ tính axit yếu giúp kích thích baking soda phóng thích khí cacbonic. Bánh sẽ nở chỉ khi được cho vào lò chứ không nở khi đang nhào bột.

  • Công nghiệp sản xuất giấy
Phèn chua được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy
Phèn chua được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy

Phèn chua dùng trong công nghiệp giấy. Phèn chua và nhôm sunfat thường được sử dụng cho vào giấy, cùng với đó là muối ăn. Từ đó, nhôm clorua sẽ được tạo thành nhờ vào phản ứng thủy phân mạnh tạo nên hiđroxit. Đây là chất sẽ giúp kết dính các sợi xenlulozơ lại với nhau và giúp giấy không bị nhòe mực khi viết.

  • Trong công nghiệp dệt

Cũng tương tự như lĩnh vực sản xuất giấy, trong công nghiệp dệt, nhuộm vải các hiđroxit sẽ được sợi vải hấp phụ và giữ chặt. Từ đó, sợi kết hợp với phẩm nhuộm để màu được bền hơn. Phèn chua có tác dụng trong việc giữ màu cho quần áo. Do đó mà bạn có thể ngâm đồ vào trong nước phèn để quần áo khó bị phai màu. 

Tác hại của phèn chua? Phèn chua ăn được không?

Nếu như bạn ăn nhầm một lượng nhỏ phèn chua thì vẫn sẽ an toàn. Tuy nhiên, nếu như bạn ăn phải một lượng phèn chua lớn thì có thể sẽ gây ra một số triệu chứng như: nôn ói, nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy… hay thậm chí gây ra một số ảnh hưởng nhỏ đến hệ thần kinh như suy giảm trí nhớ.

Mặc dù có nhiều công dụng tuy nhiên phèn chua cũng có những tác hại nhất định cho sức khỏe con người.

Ăn lượng lớn phèn chua gây suy giảm trí nhớ
Ăn lượng lớn phèn chua gây suy giảm trí nhớ

Việc lạm dụng phèn chua quá mức trong việc  chế biến thức ăn cũng có thể dẫn tới nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Lý do là bởi vì trong thành phần của phèn chua có chứa nhôm. Nếu như nhôm từ phèn chua được cơ thể chúng ta hấp thụ thì một phần nhôm đó sẽ được tích lũy ở xương và một phần khác thì sẽ được bài tiết ra bên ngoài. Trong trường hợp cơ thể có quá nhiều nhôm thì nó sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng như tiềm ẩn nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm khác. Trong số đó tiêu biểu nhất chính là bệnh suy giảm trí nhớ ở những người cao tuổi.

Vì vậy, trong quá trình sử dụng phèn chua, đặc biệt là khi sử dụng cho mục đích chế biến thực phẩm thì các bạn cần hết sức thận trọng.

Như vậy bạn đã biết được phèn chua có công thức là gì cũng như các công dụng của nó rồi đúng không nào? Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên liệu này và sử dụng sao cho đúng, mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến loại muối này thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here