Người hướng ngoại là gì? Tìm hiểu chi tiết về người hướng nội và hướng ngoại

0
197

Khi nói đến người hướng nội hay người hướng ngoại thì chúng ta thường cho rằng người hướng nội nhút nhát, ít nói còn người hướng ngoại thì thân thiện và nói nhiều. Vậy những quan niệm này có thực sự đúng hay không? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết xem người hướng nội và hướng ngoại là gì nhé!

Hướng ngoại là gì?

Người hướng ngoại là gì?

Người hướng ngoại
Người hướng ngoại

Hướng ngoại chính là một trong 5 đặc điểm tính cách của lý thuyết tính cách Big Five. Nó chỉ ra cách một người thể hiện và tương tác xã hội như thế nào. Một người có điểm hướng ngoại cao thì sẽ thích tận hưởng với những người chung quanh, tham gia hoạt động xã hội và luôn tràn đầy năng lượng.

Nói cách khác thì người hướng ngoại là người có xu hướng tập trung vào những tương tác ở bên ngoài cũng như các mối quan hệ xã hội.

Đặc điểm tính cách của người hướng ngoại là gì?

  • Thích môi trường xã hội 

Người có xu hướng hướng ngoại thường là trung tâm của sự chú ý và chính bản thân họ cũng thích điều đó. Họ phát huy mạnh ở những tình huống xã hội và tìm kiếm sự kích thích ở đó. Họ không hề ngại phải giới thiệu bản thân mình với người lạ và hiếm khi từ chối những tình huống mới vì không quen biết ai hay là sợ làm rối tung một việc gì đó.

  • Không thích nhiều thời gian ở một mình

Trong khi những người hướng nội thì cần thời gian cho bản thân sau một buổi tối đi chơi cùng bạn bè hoặc một cuộc họp căng thẳng thì đối với những người hướng ngoại sẽ cảm thấy khoảng thời gian ở một mình sẽ làm tiêu tốn nhiều năng lượng tự nhiên của họ. Họ cần sạc lại năng lượng của mình bằng cách ở xung quanh mọi người.

  • Năng động trong tập thể
Người hướng ngoại thường là người rất năng động
Người hướng ngoại thường là người rất năng động

Người hướng ngoại thường cảm thấy thoải mái khi ở trong một tập thể và thậm chí là họ còn là người dẫn đầu trong các hoạt động tập thể như các hoạt động cuối tuần hay một buổi ăn uống sau giờ làm, các sự kiện xã hội… Họ rất hiếm khi từ chối các lời mời dự tiệc, đám cưới  cũng như các cuộc tụ họp khác.

  • Dễ kết giao với người khác

Người hướng ngoại thường kết giao rất dễ dàng, một phần là do họ luôn tận hưởng năng lượng từ mọi người và tương tác ngược lại với người khác. Họ có mạng lưới xã hội rộng và quen biết với nhiều người. Việc theo đuổi sở thích và những hoạt động mới giúp cho những người hướng ngoại mở rộng được các mối quan hệ xã hội của mình.

  • Thoải mái và tích cực

Người hướng ngoại thường được mô tả là những người trong trạng thái hạnh phúc, tích cực, vui vẻ và luôn thân thiện. Họ có vẻ như không bị mắc kẹt quá lâu với những vấn đề hay là suy nghĩ nhiều về những khó khăn. Tất nhiên họ cũng sẽ gặp những khó khăn và rắc rối trong cuộc sống nhưng thường sẽ dễ dàng để nó lại sau lưng và bước tiếp.

  • Không sợ rủi ro
Người hướng ngoại không sợ rủi ro
Người hướng ngoại không sợ rủi ro

Người có tính hướng ngoại luôn có thể có những hành vi rủi ro. Một số giả thuyết cho rằng bộ não của người hướng ngoại được kết nối để tự thưởng cho bản thân nếu như mọi chuyện diễn ra một cách êm xuôi. 

Nếu như hành động của họ có thiên hướng rủi ro nhưng vẫn thành công thì não bộ của họ sẽ tự tiết ra chất dopamine hay được gọi là hormone hạnh phúc giúp kích hoạt trung tâm khen thưởng của não. Điều này giúp họ cảm thấy hưng phấn và hài lòng. Đó cũng chính là lý do mà những người hướng ngoại sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn vì khi đó lượng hóa chất kích thích não bộ sẽ tăng vọt.

  • Linh hoạt trong mọi tình huống

Người hướng ngoại dễ thích nghi với mọi tình huống và họ cũng luôn có cách sáng tạo khi gặp các vấn đề mới. Không phải tất cả những người hướng ngoại đều có kế hoạch trước khi hành động mà họ thích những quyết định tức thời hơn.

Hướng ngoại có ảnh hưởng bởi gen di truyền?

Hướng ngoại liên quan đến gen di truyền
Hướng ngoại liên quan đến gen di truyền

Theo như Linda Blair – một nhà tâm lý học lâm sàng cho rằng mức độ hướng ngoại hay hướng nội cũng đã có sẵn trong DNA của chúng ta. Nói một cách khác là bạn không thể thay đổi được nó và mức độ đó có liên quan đến nhu cầu kích thích trước khi hành động.

Người hướng nội thì có rất nhiều chất hóa học khiến cho họ cảm thấy bị kích thích, trong khi đó người hướng ngoại lại không có nhiều như vậy. Đây cũng chính là lý do mà người hướng nội có xu hướng tránh những nơi đông người hoặc làm những điều tăng thêm áp lực trong khi mà họ đã có sẵn áp lực bên trong mình. Còn đối người hướng ngoại thì do không có đủ hóa chất kích thích này nên để hoàn thành điều gì đó thì họ sẽ tìm kiếm nguồn áp lực từ bên ngoài.

Mức độ hướng ngoại của con người được gen quy định lên đến 60%. Ví dụ như gen DRD2, một gen tham gia vào “hệ thống khen thưởng” của não bộ. Với người hướng ngoại thì thường có một biến thể đặc trưng của gen này giúp cho họ dễ có cảm xúc tích cực hay dễ cảm thấy “hài lòng” hơn là người hướng nội.

Tuy nhiên, gen cũng không thể lý giải được hết mọi vấn đề có liên quan đến hướng ngoại. Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng yếu tố môi trường cũng tham gia điều chỉnh đến xu hướng tính cách của họ. Ví dụ như căng thẳng tâm lý thuở ấu thơ có thể làm cho một người trở nên hướng nội hơn dù họ sinh ra đã là người hướng ngoại.

Hướng nội là gì?

Người hướng nội là gì?

Người hướng nội
Người hướng nội

Người hướng nội thường được xem là những người trầm lặng, kín đáo và rất cẩn thận. Họ không tìm kiếm sự chú ý từ người khác hoặc là tham gia các hoạt động xã hội bởi những điều đó làm cho họ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.

Vào những năm 1960 thì nhà tâm lý học Carl Jung lần đầu tiên đã miêu tả về người hướng nội và người hướng ngoại khi đang tham gia thảo luận về các yếu tố tính cách của con người. Ông cũng đã phân loại 2 nhóm này dựa trên nơi mà họ tìm thấy nguồn năng lượng của mình.

Ông cho rằng, người hướng nội thì thích những môi trường có ít sự kích thích, thậm chí là chỉ ở mức độ tối thiểu và họ cần thời gian ở một mình để có thể sạc lại năng lượng cho bản thân. Còn với người hướng ngoại thì lại nạp năng lượng bằng cách ở cạnh nhiều người khác.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn luôn biết rằng những đặc điểm tính cách này không quyết định 100% rằng người đó có phải là người hướng nội hay hướng ngoại hay không. Người hướng nội vẫn có thể có những tính cách của người hướng ngoại. Hay người hướng ngoại thỉnh thoảng vẫn thích sự cô độc và cũng muốn dành thời gian ở một mình.

>>Xem thêm: EQ là gì? IQ là gì? Sự khác biệt giữa EQ và IQ như thế nào?

Đặc điểm tính cách của người hướng nội là gì?

  • Thích dành nhiều thời gian cho bản thân 
Người hướng nội thích được ở một mình
Người hướng nội thích được ở một mình

Khoảng thời gian ở một mình rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như niềm vui của những người hướng nội. Họ có thể thích đọc sách, làm vườn, những công việc thủ công hay viết lách, chơi game, xem phim và những hoạt động khác miễn là họ được làm nó một mình.

  • Cảm thấy mệt mỏi khi phải tương tác với người khác

Những người hướng nội biết khi nào họ cần phải sạc lại năng lượng cho bản thân mình. Dĩ nhiên là không phải ai hướng nội cũng đều chạy trốn khỏi những cuộc chơi, thậm chí là họ còn tận hưởng những cuộc vui không thua kém gì những người hướng ngoại. Tuy nhiên đến cuối ngày thì họ cần ở một mình để nạp năng lượng và bấm nút “reset” cho bản thân.

  • Thích làm việc một mình
Người hướng nội thích được làm việc một mình
Người hướng nội thích được làm việc một mình

Nếu như làm việc nhóm khiến bạn cho bạn cảm thấy choáng ngợp và chán ghét thì có thể bạn là một người hướng nội. Khi làm việc một mình chính là lúc mà bạn phát huy tốt nhất khả năng của mình vì sự tự cô lập cho phép bạn có thể tập trung cao độ và mang lại hiệu quả cao nhất.

Điều này cũng không có nghĩa bạn không làm việc nhóm tốt mà bạn chỉ là thích một mình và tập trung vào công việc trước mắt hơn là làm việc theo nhóm.

  • Vòng bạn bè chủ yếu là những người thân thiết

Vòng bạn bè của những người hướng nội hẹp hơn nhưng cũng không có nghĩa là họ không thích kết giao hoặc là tương tác xã hội. Họ tận hưởng những cuộc trò chuyện, tìm hiểu người khác và cảm thấy vui đối với vòng bạn bè thân thiết của mình.

Một nghiên cứu từ Thư viện Y học Quốc gia Mỹ đã cho rằng: những mối quan hệ chất lượng chính là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc của những người hướng nội.

  • Có cuộc sống nội tâm và có óc tò mò

Người hướng nội có thể mơ mộng hoặc suy nghĩ rất lâu trước khi quyết định làm một việc gì đó. Họ có một quá trình suy nghĩ rất phong phú và sống động trong đầu chính vì vậy mà họ cũng thích tự suy ngẫm và nghiên cứu những thứ mới. Họ quyết tâm để theo đuổi sở thích và cảm thấy như bản thân đã chuẩn bị sẵn sàng, tích lũy đủ kiến thức.

  • Dễ bị mất tập trung
Người hướng nội thường dễ bị mất tập trung
Người hướng nội thường dễ bị mất tập trung

Người hướng nội thường “chạy trốn” công việc trước mắt bằng cách để tâm trí của mình lang thang đâu đó. Đối với người khác thì có vẻ như bạn mất tập trung nhưng đây chính là cách để bạn tự thư giãn trước những tình huống hỗn loạn hoặc là không thoải mái.

  • Thích viết hơn nói 

Bạn thích viết ra những suy nghĩ của mình hơn là dùng cách nói chuyện, đặc biệt là khi bạn chưa chuẩn bị gì hết. Bạn suy nghĩ một cách cẩn thận về câu trả lời và vì khi giao tiếp thì bạn luôn chú ý và quan tâm đến những người khác. Nếu như phải đưa ra quyết định trong cuộc nói chuyện thì có lẽ bạn cần một chút thời gian để cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ vì bạn muốn tự tin đối với sự lựa chọn của mình.

  • Dùng sự cảm nhận nhiều hơn là người hướng ngoại

Một nghiên cứu từ Thư viện Y học Quốc gia Mỹ đã cho rằng người hướng nội thì có nhiều khả năng bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm bởi vì bạn không thường xuyên vui vẻ bằng người hướng ngoại. Việc đó cũng liên quan đến cách người hướng nội định nghĩa về niềm vui và hạnh phúc.

Họ thích các mối quan hệ bạn bè chất lượng, có sự gắn kết với nhau thường xuyên nhưng rất khó để có thể đạt được trạng thái đó liên tục.

Hướng nội có ảnh hưởng bởi gen di truyền không?

Hướng nội chịu ảnh hưởng bởi gen
Hướng nội chịu ảnh hưởng bởi gen

Gen cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bạn sẽ rơi ở đâu giữa trục tính cách hướng nội và hướng ngoại. Người hướng ngoại thì cảm thấy hài lòng và tràn đầy năng lượng khi tương tác với những người xung quanh.

Khi đó thì dopamine hay còn gọi là hormone hạnh phúc của họ sẽ tự tiết ra nhằm tăng cảm giác hưng phấn, vui vẻ. Trong khi đó người hướng nội lại cảm thấy bị kích thích quá mức với chất này.

Theo như nhà nghiên cứu, bác sĩ trị liệu tâm lý Laney – một trong những chuyên gia hàng đầu về hướng nội đã cho rằng: Trong số tất cả các đặc điểm tính cách đã được nghiên cứu thì hướng nội chính là một trong những đặc điểm chịu sự di truyền mạnh mẽ nhất.

Tuy nhiên thì yếu tố môi trường và quá trình trải nghiệm cũng có ảnh hưởng đến tính cách của bạn. Bộ gen cho phép bạn xử lý mức độ hướng ngoại của mình trong giới hạn nhất định và được gọi là ngưỡng trên và ngưỡng dưới.

Bạn cũng không cần quá lo lắng về tính cách hướng nội của mình và thay đổi nó tính cách đó đã là một phần làm nên con người tuyệt vời của bạn. Vì vậy bạn chỉ cần cố gắng hoàn thiện mình và trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân là được.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến hướng nội và người hướng ngoại là gì. Với những đặc điểm tính cách như trên, bạn là người hướng nội hay hướng ngoại? Hãy tham khảo thật kỹ để có cho mình câu trả lời chính xác nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here