Hệ miễn dịch là gì? Chia sẻ từ a – z về hệ miễn dịch

0
174

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng đối với con người, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Vậy bạn đã hiểu rõ về hệ miễn dịch là gì, có mấy loại chưa? Hay vai trò của hệ miễn dịch là gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về hệ thống quan trọng này nhé!

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch – trong tiếng Anh được gọi là “immune system”. Được hiểu như một hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, nó bao gồm một mạng lưới cân bằng của các tế bào đặc biệt, protein, mô cũng như cơ quan hoạt động cùng nhau giúp bảo vệ cơ thể của chúng ta chống lại các tác nhân gây bệnh.

Hệ miễn dịch của cơ thể
Hệ miễn dịch của cơ thể

Bằng việc ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài như vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào bên trong cơ thể, hệ miễn dịch hoạt động giống như một hệ thống giám sát để chống lại sự phát triển của những căn bệnh khác, thậm chí là cả bệnh ung thư.

Hệ miễn dịch được ví như một “pháo đài phòng thủ” vững chắc, giúp cơ thể chống lại các tác nhân xấu từ bên ngoài môi trường. Nếu như gặp phải mầm bệnh, chẳng hạn như vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng thì hệ miễn dịch sẽ thực hiện phản ứng miễn dịch để có thể chống lại chúng.

Ngoài ra thì nó còn có thể phân biệt mô của chúng ta đối với mô ngoại lai. Các tế bào chết và bị lỗi trong cơ thể cũng sẽ được hệ thống miễn dịch nhận ra và thực hiện loại bỏ.

>>Xem thêm: Eat Clean là gì? Tìm hiểu chi tiết từ a-z về chế độ Eat Clean

Phân loại hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch không phải lúc nào cũng có sẵn trong cơ thể của mỗi người. Bên cạnh đó thì cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch ở mỗi người cũng sẽ có sự khác nhau. Hệ miễn dịch có thể được chia thành 3 loại chính là:

Có 3 loại hệ miễn dịch
Có 3 loại hệ miễn dịch
  • Hệ miễn dịch bẩm sinh đã có

Nhắc đến cái tên thì chắc hẳn chúng ta cũng có thể đoán được phần nào nguồn gốc của loại hệ miễn dịch này. Nó vốn đã được hình thành trong cơ thể con người trước cả khi chúng ta được sinh ra. Hơn nữa, nó có thể phát triển và nhân lên bội phần khi cơ thể của chúng ta được phát triển một cách khỏe mạnh nhất. 

Hệ miễn dịch bẩm sinh này chiếm tỉ lệ rất lớn trong cơ thể của mỗi người. Làn da của chúng ta hay các chất dịch nhầy có trong ruột, cổ họng cũng đều được xem là nằm ở trong nhóm hệ miễn dịch bẩm sinh hay nói cách khác đây chính là tuyến phòng thủ chống bệnh đầu tiên.

  • Hệ miễn dịch thích ứng hay hệ miễn dịch chủ động

Đây là loại hệ miễn dịch có khả năng tự sinh cũng như tự diệt. Khi cơ thể của chúng ta vô tình gặp phải các mầm bệnh hoặc tiêm các loại vacxin mà hệ miễn dịch bẩm sinh không thể giải quyết được thì cơ thể lúc này buộc phải tự động sản sinh ra các loại hệ miễn dịch có khả năng áp chế được các mầm bệnh hoặc là thích nghi với loại vacxin mới được đưa vào cơ thể.

  • Hệ miễn dịch thụ động

Loại hệ miễn dịch này thực chất không có sẵn trong cơ thể của chúng ta giống như hệ là miễn dịch bẩm sinh hoặc cơ thể có thể tự sản sinh ra giống như hệ miễn dịch chủ động. Hệ miễn dịch thụ động được chuyển vào cơ thể của chúng ta bằng các cách khác nhau. 

Hệ thống miễn dịch này sẽ được truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai và sữa mẹ nhằm giúp cho cơ thể non nớt của các bé có khả năng chống lại được một số mầm bệnh mà cơ thể mẹ có khả năng chống lại. Trường hợp tiêm phòng cũng được xem là bổ sung hệ miễn dịch thụ động này. Tuy nhiên, hệ miễn dịch này có thể sẽ mất dần đi chứ nó không thể tồn tại mãi trong cơ thể người được nhận.

Vai trò của hệ miễn dịch là gì?

  • Bảo vệ cơ thể
Bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh
Bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh

Đầu tiên, “đội quân” miễn dịch cần phải phân biệt được đâu là “quân ta” và đâu là “quân địch” hay đâu là tế bào cơ thể và đâu là tế bào lạ bên ngoài.

Điều này sẽ được thực hiện bằng cách phát hiện các protein được tìm thấy trên bề mặt của tất cả các tế bào. Sau đó hệ thống sẽ tự học được cách bỏ qua các protein của chính nó.

Khi “những kẻ tấn công” khiến cho con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và thậm chí là nấm… có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên thì ngay lập tức phản ứng miễn dịch được diễn ra như sau:

– Kích hoạt hệ thống tự phòng thủ khi cơ thể bị các tác nhân xấu tấn công thì sẽ tạo ra một rào cản để ngăn chặn mầm bệnh hoặc là kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể. Kháng nguyên chính là loại chất có thể gây ra phản ứng miễn dịch. Trong nhiều trường hợp thì kháng nguyên có thể là vi khuẩn, nấm, virus, độc tố hoặc cũng có thể là tế bào của chính cơ thể bị lỗi hoặc là chết.

– Nếu như “quân địch vượt rào” thì lúc này hệ miễn dịch sẽ tiếp tục sản sinh ra các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công cũng như phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này.

– Trong trường hợp mà các yếu tố gây bệnh quá mạnh và việc chống lại chúng thất bại thì hệ thống phòng thủ của cơ thể sẽ tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để có thể kìm hãm và không để cho mầm mống gây bệnh có thể phát triển thêm.

  • Tạo kháng thể chống lại bệnh cũ tái phát

Như đã nói, mỗi một mầm bệnh mang một loại kháng nguyên cụ thể và mỗi tế bào lympho chính là một “chiến sĩ áo trắng” trong cơ thể mang đến các kháng thể để có thể chống lại các kháng nguyên do mầm bệnh mang theo.

Tạo kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh
Tạo kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh

Có 3 loại tế bào lympho chính trong cơ thể, đó là: tế bào B, tế bào T và tế bào tiêu diệt tự nhiên.

– Tế bào B: Tế bào này tạo ra kháng thể tấn công vi khuẩn, vi rút cũng như các chất độc xâm nhập vào cơ thể.

– Tế bào T: Tế bào này sẽ tiêu diệt các tế bào trong cơ thể đã bị vi rút xâm nhập hoặc nó đã trở thành ung thư. 

– Tế bào tiêu diệt tự nhiên: Tế bào này giúp giải quyết các tế bào bị nhiễm trùng hoặc là ung thư. Nhưng thay vì tạo ra kháng thể thì chúng sẽ tạo ra một loại enzyme hoặc là chất hóa học đặc biệt có thể giết chết các tế bào xấu ấy.

Cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể mới bất cứ khi nào có xuất hiện một kháng nguyên gây bệnh. Nếu như cùng một kháng nguyên lây nhiễm cho bạn lần thứ hai thì cơ thể bạn có thể nhanh chóng tạo ra các bản sao của kháng thể tương ứng để tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Đó cũng chính là cơ chế ngăn chặn bệnh cũ tái phát của hệ miễn dịch.

Rối loạn hệ thống miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch của cơ thể rất phức tạp và đôi lúc một số vấn đề tiềm ẩn cũng sẽ khiến cho hệ thống này bị rối loạn hoặc là hoạt động sai cách. 

Có 3 loại rối loạn miễn dịch, cụ thể là:

  • Suy giảm miễn dịch
Biểu hiện của suy giảm miễn dịch
Biểu hiện của suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch là gì? Tình trạng này xuất hiện khi mà một hoặc nhiều phần của hệ thống miễn dịch không hoạt động. Suy giảm miễn dịch có thể là do các nguyên nhân bao gồm như: tuổi tác, béo phì và nghiện rượu gây ra.

 Ở các nước đang phát triển thì suy dinh dưỡng cũng là một nguyên nhân phổ biến hay AIDS cũng là một ví dụ về chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.

Trong một số trường hợp thì suy giảm miễn dịch có thể có tính di truyền. Ví dụ đối với bệnh u hạt mạn tính thì thực bào sẽ không hoạt động đúng chức năng của nó.

  • Tự miễn dịch

Trong một số tình trạng tự miễn dịch thì hệ thống miễn dịch bị nhầm lẫn và tấn công vào các tế bào còn đang khỏe mạnh thay vì tấn công vào các mầm bệnh hoặc tế bào bị lỗi. Các bệnh tự miễn có thể bao gồm như: bệnh celiac, tiểu đường tuýp 1, viêm khớp dạng thấp và bệnh Graves.

  • Phản ứng quá mẫn

Hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức và sẽ làm tổn thương các mô còn đang khỏe mạnh. Sốc phản vệ chính là một ví dụ trong đó cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng mạnh đến mức có thể đe dọa đến cả tính mạng.

Cách duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh

Không có một loại thuốc hay chất bổ sung nào có tác dụng để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thay vào đó, chính những thói quen sống lành mạnh có thể giúp bạn cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, cụ thể như sau:

  • Tập thể dục
Tập thể dục tăng hệ miễn dịch
Tập thể dục tăng hệ miễn dịch

Lười vận động không chỉ khiến cho cơ thể của bạn cảm thấy uể oải mà nó còn làm yếu đi hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng. Ngược lại, chỉ cần những bài tập thể dục nhẹ nhàng, ví dụ như là đi bộ nhanh cũng sẽ giúp kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn. Từ đó giải phóng hormone endorphin có khả năng giảm đau, giảm căng thẳng và giúp bạn ngủ ngon hơn, góp phần cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể

  • Ăn uống lành mạnh

Thừa cân sẽ kéo sức khỏe cũng như hệ miễn dịch của con người giảm xuống. Do đó, dinh dưỡng hợp lý cũng sẽ đóng vai trò quan trọng giúp cho hệ miễn dịch và sức đề kháng có thể hoạt động tốt. 

Bên cạnh rau củ và các loại trái cây giàu vitamin cũng như chất chống oxy hóa thì tỏi và một số loại nấm cũng có công dụng kháng sinh và tăng cường sức đề kháng.

  • Bổ sung đủ lượng nước
Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước mỗi ngày

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong đối với cơ thể con người. Vì  vậy mà con người sống không thể thiếu nước và hệ thống miễn dịch của chúng ta cũng vậy. Khi uống đủ lượng nước sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Khi đó, các tế bào miễn dịch cũng như các sản phẩm của hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại được các viêm nhiễm ở khắp nơi trong cơ thể. Ngược lại, nếu cơ thể mất nước sẽ khiến cho việc lưu thông của máu kém đi và đôi khi có thể dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch.

Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng là mỗi ngày bạn cần bổ sung ít nhất là 2 lít nước, bao gồm có nước lọc, nước ép hoa quả và nước canh.

  • Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc sẽ giúp ngăn chặn các tế bào khỏi bị tổn hại và suy yếu. Thiếu ngủ sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi và dễ bị mắc bệnh hơn. Một giấc ngủ sâu và đủ được xem như là liều thuốc chữa bệnh tuyệt vời cho cơ thể của con người.

  • Kiểm soát căng thẳng
Thiền giúp giảm căng thẳng
Thiền giúp giảm căng thẳng

Khi căng thẳng thì cơ thể sẽ tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, khi bạn căng thẳng trong một thời gian dài sẽ khiến bạn dễ mắc các bệnh từ thông thường cho đến nghiêm trọng hơn, bao gồm như là tim mạch và tăng huyết áp. 

Vì vậy hãy thực hành thiền hoặc tập yoga là cách để bạn giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Sống hạnh phúc

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có đời sống tinh thần với tình bạn và tình yêu tốt đẹp thì thường có xu hướng khỏe mạnh hơn. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức protein trong hệ thống miễn dịch, gọi là immunoglobulin A (IgA) sẽ tăng cao hơn ở những người trưởng thành có quan hệ tình dục đều đặn và lành mạnh. 

Sống hạnh phúc sẽ hỗ trợ cho hệ miễn dịch bằng cách giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ của bạn. Từ đó bảo vệ toàn diện cơ thể khỏi các căn bệnh một cách tự nhiên mà không cần phải dùng đến bất kỳ loại thuốc nào.

  • Tiêm vaccine phòng bệnh
Tiêm vaccine phòng bệnh
Tiêm vaccine phòng bệnh

Vaccine chính là chế phẩm có tác dụng tạo ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể để từ đó chống lại bệnh tật. Thành phần có trong vaccine có thể là các kháng nguyên bị làm giảm độc lực, mảnh vỡ của kháng nguyên hoặc là các sản phẩm miễn dịch được chiết xuất.

Việc bạn thực hiện tiêm chủng đầy đủ liều lượng và đúng lịch luôn được chuyên gia khuyến cáo. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh cần phải bổ sung đủ lượng vaccine đã được bác sĩ đề nghị bởi đây là đối tượng rất dễ bị các tác nhân từ bên ngoài tấn công và sinh bệnh.

  • Không lạm dụng rượu bia và các chất kích thích

Uống rượu với số lượng nhất định thì có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu như bạn lạm dụng rượu bia và các chất kích thích thì sẽ gây ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu và từ đó làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến hệ miễn dịch cũng như tầm quan trọng của hệ miễn dịch là gì. Hệ thống miễn dịch mặc dù hoạt động cực kỳ phức tạp với nhiều quá trình nhưng hầu hết chúng đều hoạt động đồng bộ một cách hoàn hảo để bảo vệ cơ thể. Vì vậy hãy xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt lành mạnh để giúp cơ chế có thể phòng bệnh tự nhiên tốt nhất nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here