Founder là gì? Làm sao để trở thành Founder thực thụ

0
224

Nếu như bạn đang nuôi dưỡng ước mơ khởi nghiệp thì chắc hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ Founder. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ Founder là gì? Hay những tố chất để có thể trở thành một Founder thực thụ? Dienmaytot.org sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này ngay sau đây.

Founder là gì?

Founder là gì?
Founder là gì?

Founder là một từ tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là người sáng lập, người thành lập. Trong kinh doanh thì Founder được hiểu là chủ các doanh nghiệp, các công ty tư nhân và sẽ là người chịu toàn bộ trách nhiệm cũng như rủi ro để thành lập công ty. 

Founder là những người hiểu rõ về doanh nghiệp của mình hơn bất cứ ai. Họ không chỉ là người tích cực đóng góp trong việc lên ý tưởng kinh doanh, nỗ lực biến ý tưởng trở thành hiện thực mà còn tìm kiếm các nguồn đầu tư và kêu gọi vốn để đưa công ty start-up vào hoạt động. Sau đó họ là đầu thuyền dẫn dắt, xử lý các vấn đề lớn cũng như duy trì vận hành tổ chức. 

>>Xem thêm: Hạnh phúc là gì? Làm sao để được hạnh phúc

Tố chất cần có của một Founder là gì?

Như vậy bạn cũng đã biết được Founder chính là người tiên phong, người mở đường dẫn lối cho sự thành lập của một công ty start-up mới. Vậy các tố chất cần có để làm nên Founder thành công là gì?

  • Niềm đam mê mãnh liệt
Founder với niềm đam mê mãnh liệt
Founder với niềm đam mê mãnh liệt

Tất cả các Founder hay những người ý chí lớn, muốn mở công ty riêng và phát triển nó lớn trở nên lớn mạnh thì chắc hẳn cần phải có niềm đam mê cực kỳ mãnh liệt. Xuất phát từ niềm đam mê đối với một lĩnh vực nào đó mà các Founder không ngừng học hỏi và mong muốn được trải nghiệm. Điều này đã trở thành một bàn đạp mạnh mẽ giúp họ trau dồi thêm nhiều kiến thức liên quan và từ đó có thể lên kế hoạch để thực hiện hóa ý tưởng khởi nghiệp của mình. 

  • Quyết đoán

Trở thành một Founder thành công thì điều này đồng nghĩa với việc bạn phải có khả năng lãnh đạo tốt. Cụ thể hơn là các Founder cần phải là một người vô cùng quyết đoán. Những người thành công cần biết cách để nắm bắt được các cơ hội một cách tự tin và nhanh chóng. Điều này thì những ai nhút nhát và thiếu ý chí không thể làm được. 

Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành doanh nghiệp sẽ xảy ra rất nhiều rủi ro, khó khăn. Chính nhờ sự quyết đoán có thể giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt và giúp doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn khi khởi nghiệp.

  • Có nhiều mối quan hệ 
Founder có nhiều mối quan hệ
Founder có nhiều mối quan hệ

Những mối quan hệ trong công việc được coi là những tài sản vô giá của các Founder. Các nhà sáng lập vô cùng thích giao lưu và học hỏi từ những người đã thành công hoặc là những người đang có ý chí giống như mình.

Hơn nữa, việc thiết lập mối quan hệ với nhiều người có kinh nghiệm đi trước là một phần giúp Founder biết thêm được nhiều kiến thức và biết đâu đó họ có thể tìm được những người hỗ trợ đắc lực sau này.

  • Linh hoạt

Có thể nhận thấy rằng, các Founder thành công rất biết cách nhìn vào thực tế. Họ chấp nhận linh hoạt thay đổi các kế hoạch nếu như điều đó là cần thiết. Họ là người có khả năng cân bằng giữa sự kiên định và sự linh hoạt.

Đây chính là một trong những đặc điểm vô cùng quan trọng mà các Founder cần phải có, bởi mọi thứ sẽ luôn luôn thay đổi mới hơn. Vì vậy mà bạn cần phải học được cách thay đổi và thích nghi để từ đó đưa ra những kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

  • Tự tin

Sự tự tin và làm chủ được cảm xúc của bản thân chính là chìa khóa cho sự thành công của Founder. Môi trường kinh doanh luôn ẩn chứa sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là trong giai đoạn khởi nghiệp. Vì vậy mà chắc chắn họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó đòi hỏi một người Founder cần phải tự tin để có thể vững vàng điều hành doanh nghiệp của mình.

  • Khả năng quan sát
Founder có khả năng quan sát tốt
Founder có khả năng quan sát tốt

Founder cũng phải là người có khả năng quan sát rất tốt, họ có thể nhìn nhận ra được những nhu cầu đang bị thiếu thốn trong xã hội. Từ đó giúp họ nghĩ ra được những ý tưởng cho những sản phẩm mới, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường cũng như đem lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.

  • Cầu toàn

Dễ dàng chấp nhận thực tại sẽ không phải là tính cách của những Founder thành công. Bởi họ là người luôn hướng đến những ý tưởng mới hơn, những cách làm tốt hơn để có thể hoàn thiện sản phẩm của mình. 

Ví dụ điển hình cho sự cầu toàn chính là Steve Jobs. Trong kinh doanh thì Steve Jobs là người tôn sùng sự hoàn hảo đến mức tuyệt đối. Đối với ông thì sự hoàn hảo chính là kim chỉ nam của sự thành công. Đó cũng chính là một trong những lý do Apple có thể tạo ra được những sản phẩm làm thay đổi cả thế giới công nghệ.

Cách để trở thành một Founder là gì?

Để trở thành một Founder thành công thì bạn cần chuẩn bị và lên kế hoạch ngay từ bây giờ. Dưới đây là một vài đề xuất để trở thành Founder: 

  • Trải nghiệm, thực tập tại các công ty Start-up 
Thực tập tại các công ty Start-up
Thực tập tại các công ty Start-up

Làm việc tại công ty Start-up chính là bước đầu tiên và cần thiết trước khi bạn khởi nghiệp. Các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu bao giờ cũng có nhiều điểm khác biệt so với các công ty lớn hơn. Khi bạn tham gia vào bộ máy vào công ty này sẽ giúp cho bạn có những trải nghiệm đáng giá. Bạn sẽ học hỏi được cách mà người Founder giải quyết những khó khăn, quản lý công việc trong từng giai đoạn thăng trầm. Thêm vào đó, làm việc tại Start-up sẽ mang đến nhiều cơ hội để bạn có thể đảm nhiệm vai trò quan trọng, làm việc đa tác vụ từ đó bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Như vậy, vốn hiểu biết, kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ được nâng cao và chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai. 

  • Tìm người cố vấn phù hợp

Một người cố vấn phù hợp mà bạn có thể tham vấn mỗi khi mình gặp khó khăn sẽ giúp bạn có thể tiến xa hơn trong tương lai. Bạn có thể tìm người cố vấn là đồng nghiệp, bạn bè, người thân hoặc cũng có thể tham gia vào các khóa học, khóa huấn luyện về kinh doanh. 

  • Lập bản kế hoạch chi tiết 
Lên bản kế hoạch chi tiết
Lên bản kế hoạch chi tiết

Trước khi trở thành chủ công ty thì bạn cần phải lập kế hoạch chi tiết từng bước, từng công việc mà mình cần làm. Một bản kế hoạch giống như bản đồ để dựa vào nó bạn sẽ biết được từng bước cần làm gì. Bắt tay thực hiện theo kế hoạch sẽ giúp cho bạn biết mình còn thiếu sót ở điểm nào và từ đó tìm ra được các phương án bổ sung thích hợp. 

Ví dụ: Ở bước tung sản phẩm ra thị trường thì bạn cần marketing để thu hút được khách mục tiêu. Tuy nhiên bạn lại không có kiến thức gì về marketing hết thì khi đó bạn cần phải tự học hoặc đi học thêm về marketing hoặc tìm kiếm nhân viên hỗ trợ công ty về mảng này.

  • Tham gia khóa học online/offline 

Điều hành doanh nghiệp, công ty có nghĩa là bạn đang phải học cách làm rất nhiều việc. Nó có thể vượt ra ngoài điểm mạnh hay sở thích cá nhân của bạn. Bạn cần phải quản lý, đánh giá thị trường tiềm năng, theo dõi tài chính… Để làm tốt những điều này thì bạn hãy tham gia vào các lớp học. Mặc dù nó không cho bạn những trải nghiệm thực tế nhưng chúng giúp bạn có thêm kỹ năng, quy trình cơ bản mà bất kỳ một doanh nhân nào cũng nên biết. 

  • Không ngại khó khăn 

Nếu như bạn chỉ giỏi về mặt lý thuyết thì rất khó có thể trở thành một Founder thành công. Vì trong bất kỳ lĩnh vực nào đi chăng nữa thì Founder cũng đều cần phải có kinh nghiệm thực tiễn. Để doanh nghiệp của bạn cạnh tranh được trên thị trường nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như “thiên thời địa lợi nhân hòa”. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn chính là sự cố gắng, nỗ lực, không ngại khó khăn, gian khổ của bạn. Một Founder có thể làm mọi việc, không quản vất vả thì chắc chắn sẽ làm nên thành quả. 

  • Theo dõi tin tức đa kênh 
Theo dõi tin tức ở nhiều kênh khác nhau
Theo dõi tin tức ở nhiều kênh khác nhau

Là một người sáng lập doanh nghiệp thì bạn cũng phải biết cập nhật, nắm bắt thông tin thị trường một cách đa kênh nhất. Khi theo kịp với xu hướng của thị trường sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn, biết các công ty đối thủ đang làm gì để từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp. Đặc biệt, nó còn tạo điều kiện giúp bạn tìm thấy cơ hội kinh doanh nhiều hơn.

Sự khác nhau giữa Founder và Co-Founder

Co-Founder cũng là khái niệm phổ biến và nó thường được nhắc đến song song với Founder. Vậy Co-Founder là gì?

Co-Founder cũng là một từ tiếng Anh, mang ý nghĩa là người đồng sáng lập. Trong kinh doanh thì Co-Founder được định nghĩa là người có hứng thú và bị thu hút bởi ý tưởng khởi nghiệp của một start-up nào đó. Từ đó, họ sẽ trở thành người hỗ trợ đóng góp để hoàn thiện thêm ý tưởng, hỗ trợ Founder trong việc hiện thực hóa ý tưởng và giúp họ điều hành doanh nghiệp một cách trơn tru hơn.

Vậy Founder và Co-Founder có gì khác nhau? Về mặt khái niệm như đã đề cập ở trên thì Founder là người sẽ đưa ra ý tưởng, định hướng, dẫn dắt, vận hành công ty của mình. Còn Co-Founder lại là người hỗ trợ các Founder trong quá trình đó chứ họ không lên ý tưởng hay định hướng ngay từ đầu. Cụ thể:

Co-Founder - người hỗ trợ cho Founder
Co-Founder – người hỗ trợ cho Founder

– Founder sẽ là người chịu trách nhiệm lớn hơn trong vận hành doanh nghiệp. Họ là những người quyền lực nhất, nắm trong tay quyết định quan trọng liên quan đến hướng đi cũng như mọi hoạt động trong công ty. Ngoài ra thì họ cũng là người đứng ra kêu gọi vốn đầu tư cho doanh nghiệp của mình.

– Co-Founder thì không lên ý tưởng và định hướng cho doanh nghiệp ngay từ đầu. Họ chỉ vận dụng những kiến thức của mình để tham mưu, đề xuất ý kiến có lợi nhất cho doanh nghiệp. Họ cũng không có quyền quyết định những thứ quan trọng như là Founder. 

Trên đây là những giải đáp liên quan đến Founder là gì. Có thể thấy rằng để có thể trở thành một Founder cần phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách. Đừng bỏ cuộc, hãy tự tin để thực hiện hóa giấc mơ trở thành Founder của mình nhé!

Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến Founder, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here