Dữ liệu là gì? Tầm quan trọng của thông tin – dữ liệu – cơ sở dữ liệu 

0
394

Thông tin, dữ liệu, cơ sở dữ liệu là những thuật ngữ phổ biến mà chúng ta thường sử dụng. Vậy thông tin và dữ liệu là gì? Cơ sở dữ liệu là gì? Hãy cùng với dienmaytot.org tìm hiểu rõ hơn về những thuật ngữ này ngay sau đây nhé!

Thông tin và dữ liệu là gì?

Dữ liệu là gì?

Du-lieu-so-lieu-thu-thap-chua-qua-xu-ly
Dữ liệu – số liệu thu thập chưa qua xử lý

Dữ liệu (Data) là các số liệu hoặc các tài liệu thu thập được nhưng chưa qua xử lý, chưa được biến đổi (hay nói cách khác là nó vẫn ở dạng thô) cho bất cứ một mục đích nào khác. Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau như: âm thanh, văn bản hay hình ảnh…

Ví dụ: Khi một doanh nghiệp bán một lô hàng sẽ có các dữ liệu như: số lượng hàng hóa bán ra, giá bán sản phẩm, địa điểm bán hàng, hình thức thanh toán… Những dữ liệu này sau khi được thống kê sẽ được lưu trữ trên máy tính và chúng được quản lý bởi một chương trình cụ thể để mọi người có thể sử dụng với các mục đích khác nhau.

Thông tin là gì?

Thong-tin-du-lieu-da-qua-xu-ly
Thông tin – dữ liệu đã qua xử lý

Thông tin (Information) là dữ liệu đã qua xử lý, có dạng như một sản phẩm hoàn chỉnh, đảm bảo có ý nghĩa đối với người sử dụng. Nói cách khác thì thông tin chính là dữ liệu chính xác, đã được hệ thống hóa đảm bảo tính dễ hiểu, có liên quan và kịp thời.

Vì vậy, không giống như dữ liệu, thông tin là một giá trị có ý nghĩa, thực tế và là con số có thể mang lại kết quả gì đó hữu ích.

Ví dụ: Các doanh nghiệp dựa vào dữ liệu bán hàng hàng tháng để có thể tính được tổng doanh thu, số lượng hàng đã bán trong một quý. Các dữ liệu bán hàng này được gọi chung là thông tin và chúng được dùng để đánh giá thực tế hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp trong quý đó so với các quý khác.

>>Xem thêm: Ngôn ngữ lập trình là gì? 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất

So sánh thông tin và dữ liệu

  • Giống nhau

Nếu như không cần có độ chính xác tuyệt đối thì bạn hoàn toàn có thể thay thế hai thuật ngữ này với nhau khi nói hoặc viết. Người nghe và người đọc đều có thể hiểu dữ liệu và thông tin về nghĩa là như nhau.

So-sanh-du-lieu-va-thong-tin
So sánh dữ liệu và thông tin
  • Khác nhau     

– Dữ liệu là các sự kiện thô thu thập về một điều kiện, sự kiện, ý tưởng, thực thể hoặc là bất cứ điều gì khác. Trong khi đó thì thông tin lại đề cập đến các sự kiện có liên quan đến một sự kiện hoặc chủ đề cụ thể nào đó và đã được chỉnh sửa, xử lý sao cho có nghĩa.

– Dữ liệu là văn bản và số đơn giản còn thông tin thì được xử lý và giải thích từ dữ liệu.

– Dữ liệu ở dạng không có tổ chức, nghĩa là nó được thu thập một cách ngẫu nhiên được xử lý để đưa ra kết luận. Ngược lại, khi dữ liệu được tổ chức thì nó sẽ trở thành thông tin và được trình bày một cách rõ ràng, có nghĩa.

– Qua quan sát và hồ sơ thì chúng ta sẽ có dữ liệu và chúng sẽ được lưu trữ trong máy tính hoặc là được ghi nhớ đơn giản bởi một người. Trong khi đó thì thông tin được đánh giá là đáng tin cậy hơn vì chúng đã được phân tích một cách kỹ lưỡng trước khi chuyển đổi thành dữ liệu.

– Trong nghiên cứu thì dữ liệu thu thập không được đánh giá cao về độ hữu ích khi so sánh với thông tin.

– Dữ liệu không phải lúc nào cũng cụ thể nhưng thông tin thì lại khác, thông tin thì luôn cụ thể theo yêu cầu và mong muốn của người dùng.

– Khi nói đến sự phụ thuộc thì dữ liệu không hề phụ thuộc vào thông tin. Nhưng thông tin lại không thể tồn tại nếu mà không có dữ liệu.

– Đơn vị đo lường của dữ liệu là bit hay byte còn thông tin thì được đo bằng các đơn vị có ý nghĩa như: thời gian, số lượng…

Cơ sở dữ liệu là gì?

Khái niệm

CSDL-he-thong-thong-tin-co-cau-truc-khong-roi-rac
CSDL – hệ thống thông tin có cấu trúc, không rời rạc

Cơ sở dữ liệu (CSDL) có tên tiếng Anh là Database, là hệ thống thông tin có cấu trúc, có tính nhất quán được lưu trữ bởi các thiết bị lưu trữ. Mục đích là để phục vụ cho nhu cầu khai thác và sử dụng của nhiều người, nhiều chương trình khác nhau. Không một cơ quan, đơn vị nào có thể phủ nhận được vai trò của dữ liệu.

Các CSDL được sắp xếp theo một cấu trúc riêng, tạo thành các trường dữ liệu hay bản dữ liệu và chúng có thể liên hệ với nhau. Nó được người sử dụng chỉnh sửa, bổ sung, truy cập, truy xuất tùy theo từng mục đích sử dụng khác nhau.

Hệ thống CSDL có thể khắc phục hầu hết các nhược điểm của hệ thống thông tin khi chúng được tích trữ dưới dạng tệp tin như: Hạn chế tối đa sự trùng lặp, tăng sự chia sẻ về thông tin hay có thể kiểm soát được số người truy xuất và truy cập vào nguồn thông tin nhờ vào tính năng bảo mật…

Ví dụ: Danh bạ điện thoại chính là một CSDL. 

Phân loại cơ sở dữ liệu

Trên thực tế thì có rất nhiều cách thức để phân loại cơ sở dữ liệu. Cụ thể như sau:

– Phân loại theo loại dữ liệu: bao gồm cơ sở dữ liệu có cấu trúc, phi cấu trúc và bán cấu trúc.

– Phân loại theo hình thức lưu trữ, mô hình tổ chức: bao gồm cơ sở dữ liệu dạng tệp. cơ sở dữ liệu quan hệ và cơ sở dữ liệu phân cấp.

– Phân loại theo đặc tính sử dụng: bao gồm cơ sở dữ liệu hoạt động, cơ sở dữ liệu kho và cơ sở dữ liệu ngữ nghĩa.

– Phân loại theo mô hình triển khai: bao gồm cơ sở dữ liệu tập trung, cơ sở dữ liệu phân tán và cơ sở dữ liệu tập trung có bản sao.

Đặc điểm của cơ sở dữ liệu

CSDL-giup-nguoi-dung-de-dang-tim-kiem
CSDL giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm

– CSDL chính là một tập hợp các thông tin có sự liên kết với nhau tạo nên tính logic, từ nguồn dữ liệu này mà có thể tìm kiếm được những nguồn dữ liệu khác. CSDL được tạo nên có mục đích sử dụng rõ ràng và phù hợp cho một nhóm đối tượng cùng sử dụng đồng thời.

Ví dụ: Trên một website sẽ có 3 phần: Phần lập trình được thiết kế bởi lập trình viên giúp cho trang web có thể hoạt động theo mục đích của chủ web. Phần dữ liệu như video, media… được dùng cho đối tượng người dùng với mục đích khai thác các thông tin. Phần CSDL như bài viết, các tin tức hay đánh giá… là do admin cập nhật với các nội dung muốn gửi đến người dùng.

– CSDL xuất hiện rộng rãi ở mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống.

Ví dụ: Lưu trữ lịch sử cuộc gọi, lưu trữ bạn bè trong Facebook, lưu trữ giao dịch tại ngân hàng, lưu trữ lịch sử các hoạt động trên ứng dụng Grab, Uber…

– Theo như thống kê thì có khoảng 99,99% các ứng dụng cần đến CSDL. Có thể nói không có đơn vị nào không có nhu cầu sử dụng hệ dữ liệu cả.

Ưu điểm của cơ sở dữ liệu

– Giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất, từ đó đảm bảo được tính nhất quán và toàn vẹn của dữ liệu.

– Đảm bảo sự độc lập giữa dữ liệu và các chương trình ứng dụng: Cho phép thay đổi cấu trúc, dữ liệu trong CSDL mà không cần phải thay đổi chương trình ứng dụng.

– Trừu tượng hóa dữ liệu: Mô hình dữ liệu được sử dụng để làm ẩn lưu trữ vật lý chi tiết của dữ liệu, chỉ biểu diễn cho người dùng mức khái niệm của CSDL.

– Nhiều khung nhìn cho các đối người dùng khác nhau: Đảm bảo các dữ liệu có thể được truy xuất theo nhiều cách khác nhau. Bởi yêu cầu của mỗi đối tượng sử dụng CSDL là khác nhau nên tạo ra nhiều khung nhìn vào dữ liệu là rất cần thiết.

– Đa người dùng: Khả năng chia sẻ thông tin cho nhiều đối tượng người dùng và nhiều ứng dụng khác nhau.

Vì vậy việc xây dựng hệ thống CSDL là rất cần thiết. Nó không chỉ giúp cho thông tin dữ liệu được đồng nhất (bao gồm cả những thông tin mang tính hệ thống lớn) mà nó còn có thể chia sẻ được cho nhiều người, sử dụng được nhiều thông tin cùng một lúc, có thể đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau của các cá nhân.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến thông tin, dữ liệu và cơ sở dữ liệu là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng nhất về các thuật ngữ này và sử dụng chúng vào thực tế một cách phù hợp, có hiệu quả nhất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here