Địa chỉ IP là gì? Chia sẻ từ a-z về địa chỉ IP

0
276

Với những người thường xuyên sử dụng máy tính hay các thiết bị công nghệ thì chắc hẳn không còn xa lạ với địa chỉ IP. Thế nhưng có bao giờ bạn tự hỏi địa chỉ IP là gì không? Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm này. Đừng bỏ lỡ nhé!

Địa chỉ IP là gì cho ví dụ

Địa chỉ IP chính là địa chỉ giao thức của Internet. Nó có tên tiếng Anh là Internet Protocol. Mỗi một thiết bị, máy tính đều sẽ có 1 địa chỉ IP riêng để liên lạc, kết nối cũng như chia sẻ thông tin với nhau trên mạng Internet, tránh việc thông tin đó bị thất lạc sang một địa chỉ khác.

Địa chỉ IP là gì
Địa chỉ IP – Internet Protocol

Địa chỉ IP không phải là ngẫu nhiên mà nó được các đơn vị liên quan sản xuất và phân bổ. Mỗi một địa chỉ IP là duy nhất trong cùng một cấp mạng. Tuy nhiên, thi thoảng vẫn xảy ra hiện tượng trùng địa chỉ IP. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho máy tính của bạn không thể kết nối được với mạng Internet.

Địa chỉ IP được thể hiện bằng một dãy số bao gồm 4 nhóm số nguyên và được phân cách với nhau bởi dấu chấm. Mỗi nhóm này sẽ có kích thước  là 1 byte và có giá trị từ 000 cho đến 255. Ví dụ: 10.28.132.242 hay 10.28.132.1 

Đôi khi, bạn cũng sẽ thấy địa chỉ IP có dạng “cồng kềnh” hơn như: 2002:98980:98980:5577

>>Xem thêm: Stream là gì? Streamer là gì? Những điều cần biết về Stream

Cách thức hoạt động của địa chỉ IP 

Việc tìm hiểu cách thức hoạt động của địa chỉ IP sẽ giúp cho bạn tìm ra được nguyên nhân của việc thiết bị không thể kết nối theo như mong muốn. Ngoài ra thì địa chỉ IP còn hỗ trợ khắc phục các sự cố như mạng không hoạt động. 

Giao thức Internet này hoạt động bằng cách sử dụng các nguyên tắc đã được thiết lập sẵn trong một ngôn ngữ nhất định cho phép các thiết bị có thể tìm, gửi cũng như trao đổi thông tin với nhau. Quá trình hoạt động của địa chỉ IP như sau: 

Địa chỉ IP hoạt động
Địa chỉ IP hoạt động

– Thiết bị sẽ kết nối gián tiếp với Internet thông qua một kết nối bạn đầu với mạng để được phép cấp quyền truy cập.

– Nếu trong phạm vi căn nhà thì mạng sẽ là ISP. Còn tại phòng làm việc thì sẽ là mạng công ty. 

– Địa chỉ IP được ISP chỉ định cho các thiết bị kết nối mong muốn. 

– Các hoạt động Internet sẽ đi qua ISP và nó được định tuyến thông qua địa chỉ IP của người dùng.

– Người dùng có thể thay đổi địa chỉ IP của mình bằng cách bật hoặc tắt modem, bộ định tuyến hoặc có thể liên hệ trực tiếp với ISP để được hỗ trợ. 

– Trong phạm vi rộng hơn khả năng kết nối thì địa chỉ IP sẽ được ISP chỉ định một địa chỉ IP tạm thời khác tại sân bay, quán cà phê, khách sạn hay các địa điểm bất kỳ nào khác.

Ưu – nhược điểm của địa chỉ IP là gì?

Ưu điểm

Bản chất thì địa chỉ IP chính là một dãy số mang tính “độc quyền” dành riêng cho từng thiết bị. Nhờ vậy mà nhà quản trị mạng có thể dễ dàng quản lý được hệ thống của mình, giúp khắc phục kịp thời các lỗi phát sinh.

Ngoài ra thì địa chỉ IP cũng được đánh giá là thông minh, giúp tối ưu quá trình trải nghiệm Internet diễn ra nhanh chóng và chính xác nhất. Và đây cũng chính là lý do vì sao mà địa chỉ IP lại rất được ghi điểm trong mắt người dùng.

Người dùng có thể bị đánh cắp thông tin
Người dùng có thể bị đánh cắp thông tin

Hạn chế 

Đôi khi, chính việc mỗi thiết bị chỉ được cung cấp một địa chỉ IP lại vô tình trở thành hạn chế không mong muốn nhất. Người dùng sẽ có nguy cơ cao bị đánh cắp các thông tin chỉ bằng cách ghi nhớ và sao chép địa chỉ IP. Kẻ gian thường sẽ lợi dụng yếu điểm này để thực hiện các hành vi xấu.

Cấu tạo của địa chỉ IP là gì?

Người ta phân địa chỉ IP làm 5 lớp phân biệt (class) như sau:

  • Lớp A

Lớp A bao gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên mang giá trị từ 1 đến 126. 

Lớp A được dành riêng cho địa chỉ của các tổ chức lớn trên thế giới.

Lớp A có địa chỉ từ 1.0.0.1 cho đến 126.0.0.0.

  • Lớp B

Lớp B gồm các IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 128 cho đến 191. 

Lớp B sẽ dành cho các tổ chức hạng trung trên thế giới. 

Lớp B có địa chỉ từ 128.1.0.0 cho đến 191.254.0.0

  • Lớp C

Lớp C gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 192 đến 223. 

Lớp C chủ yếu được sử dụng trong các tổ chức nhỏ. Trong đó bao gồm cả máy tính cá nhân. 

Lớp C có địa chỉ từ 192.0.1.0 cho đến 223.255.254.0

  • Lớp D

Lớp D gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 224 đến 239. 

Lớp D này có 4 bit đầu tiên sẽ luôn là 1110. 

Lớp D được dành cho việc phát các thông tin (multicast/broadcast).

Lớp D sẽ có địa chỉ từ 224.0.0.0 cho đến 239.255.255.255

  • Lớp E

Lớp E gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên có giá trị từ 240 đến 255.

Lớp E có 4 bit đầu tiên sẽ luôn là 1111. 

Lớp E được sử dụng riêng cho việc nghiên cứu. 

Lớp E sẽ có địa chỉ từ 240.0.0.0 cho đến 254.255.255.255

  • Loopback

Lớp này sẽ có địa chỉ là 127.x.x.x và nó được dùng riêng để kiểm tra vòng lặp quy hồi (loopback).

Các phiên bản của địa chỉ IP là gì?

Địa chỉ IP Pv4 và địa chỉ IP Pv6 chính là 2 phiên bản của địa chỉ IP, cụ thể như sau:

IP Pv4 và IP Pv6
IP Pv4 và IP Pv6
  • Địa chỉ IP Pv4

Địa chỉ IP Pv4 hay còn được hiểu với khái niệm đơn giản hơn là phiên bản thứ 4 của giao thức Internet. Đây cũng là phiên bản IP phổ biến và người dùng bắt gặp thường xuyên nhất. Vì nó có tính định hướng nên IP Pv4 hay được ứng dụng trên các thiết bị để liên lạc với nhau trên Internet.

  • Địa chỉ IP Pv6

Tất cả những hạn chế còn tồn đọng ở IP Pv4 hầu hết đã được khắc phục ở phiên bản IP Pv6 này. Và có thể nói phiên bản IP Pv6 chính là phiên bản cấp cao của IP Pv4. Đặc điểm nổi bật nhất của IP Pv6 chính là không gian được mở rộng lớn hơn. Do đó nó có thể hỗ trợ trên hầu hết các thiết bị di động.

Phân loại địa chỉ IP là gì?

Có 4 loại địa chỉ IP bao gồm: IP Public, IP Private, IP động và IP tĩnh. Cụ thể từng loại địa chỉ IP như sau:

4 loại địa chỉ IP
4 loại địa chỉ IP
  • Địa chỉ IP Public hay IP công cộng

IP công cộng là dạng địa chỉ IP mà các doanh nghiệp, tổ chức hay sử dụng để liên hệ các thiết bị đã kết nối Internet lại với nhau.

  • Địa chỉ IP Private hay IP cá nhân

IP cá nhân là dạng địa chỉ IP mang tính nội bộ và nó thường được sử dụng trong các quán net, công ty hay trường học….Với dạng địa chỉ IP này thì chỉ có những thiết bị sử dụng chung một đường dây Internet mới có thể kết nối được với nhau. 

Bạn cần phải cài đặt địa chỉ IP này thủ công hoặc gắn bộ định tuyến thì mới có thể hoạt động được.

  • Địa chỉ IP tĩnh

Dạng địa chỉ IP này cố định và nó đặc biệt phù hợp với những nhóm người có nhu cầu chỉ đặt một địa chỉ IP duy nhất. 

Địa chỉ IP tĩnh thường được lựa chọn để cấp cho các máy chủ web hay email… nhằm đảm bảo tính liên tục trong quá trình làm việc.

  • Địa chỉ IP động

Địa chỉ IP động cho phép người sở hữu các thiết bị được phép thay đổi IP. Trong trường hợp thiết bị của bạn không sử dụng địa chỉ IP này thì nhà cung cấp cũng có thể cấp địa chỉ IP đó sang cho các thiết bị khác.

Các cách kiểm tra địa chỉ IP là gì?

Dưới đây là các cách kiểm tra địa chỉ IP trên điện thoại, máy tính cũng như kiểm tra địa chỉ IP online mà bạn có thể tham khảo:

Kiểm tra địa chỉ IP online

Kiểm tra IP trên “What is my IP”
Kiểm tra IP trên “What is my IP”

Cách 1: Đầu tiên bạn cần truy cập vào website “What is my IP”. Trang web lúc này sẽ trả về cho bạn một địa chỉ IP chính xác. Bên cạnh đó nó cũng sẽ thông báo cho bạn biết địa chỉ IP của bạn là loại Pv4 hay Pv6. Cách kiểm tra này vô cùng nhanh chóng và hữu dụng. Đặc biệt, bạn có thể chủ động kiểm tra bất cứ lúc nào.

Cách 2: Bạn có thể gõ trực tiếp từ khoá “What is my IP” lên thanh tìm kiếm của Google. Ngay lập tức bạn sẽ nhận được kết quả địa chỉ IP của mình. Bạn có thể kiểm tra địa chỉ IP của mình bằng cách này trên máy tính bảng, máy tính case hay là trên bất kỳ thiết bị kết nối mạng nào mà bạn có.

Kiểm tra địa chỉ IP trên điện thoại

  • Đối với hệ điều hành Android
Kiểm tra IP trên điện thoại Android
Kiểm tra IP trên điện thoại Android

Bước 1: Đầu tiên bạn truy cập mục “cài đặt sau đó bạn chọn “giới thiệu”.

Bước 2: Tại mục này thì bạn chọn “trạng thái”

Lúc này, dãy số mà bạn nhận được chính là kết quả của địa chỉ IP mà bạn đang tìm kiếm.

  • Đối với hệ điều hành IOS
Kiểm tra IP trên điện thoại IOS
Kiểm tra IP trên điện thoại IOS

Bước 1: Bạn truy cập vào mục “cài đặt” rồi chọn “Wifi”.

Bước 2: Tiếp theo bạn click vào wifi bạn đang dùng và chọn “Địa chỉ IP”.

Màn hình sẽ hiển thị cho bạn địa chỉ IP mà bạn đang tìm.

Kiểm tra địa chỉ IP trên MacBook

  • Sử dụng Tùy chọn Hệ thống

Bước 1: Trước hết bạn cần nhấn vào logo Apple nằm ở góc trên bên trái màn hình và sau đó chọn “Tùy chọn hệ thống”.

Chọn công cụ mạng
Chọn công cụ Mạng

Bước 2: Tại bảng công cụ thì bạn hãy chọn vào công cụ Mạng (Network) để có thể mở ra bảng thông tin kết nối mạng.

Bước 3: Địa chỉ IP của bạn sẽ xuất hiện ở dòng chữ nhỏ nằm ở bên dưới dòng Trạng thái.

  • Sử dụng Terminal

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy nhấn Cmd + Space để thực hiện mở tìm kiếm Spotlight. Sau đó bạn nhập “Terminal” để tìm kiếm và truy cập vào Terminal.

Bước 2: Tiếp đến bạn có thể dùng lệnh “ifconfig | grep “inet ” | grep -v 127.0.0.1” để hiển thị các thông tin cần thiết về địa chỉ IP cá nhân của mình trên MacBook. Địa chỉ IP của máy sẽ là dãy số nằm phía sau của từ “inet”. 

Hiển thị địa chỉ IP sau "inet"
Hiển thị địa chỉ IP sau “inet”

Ví dụ trong trường hợp của hình minh họa trên đây của chúng tôi thì địa chỉ IP của máy chính là: 192.168.1.8.

Như vậy bạn đã hiểu hơn về địa chỉ IP là gì rồi đúng không nào. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến địa chỉ IP thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here