Chân lý là gì? Tính chất, vai trò của chân lý

0
458

Chân lý được coi là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận nhận thức. Vậy khái niệm chân lý là gì? Chân lý có vai trò gì trong thực tiễn. Hãy cùng dienmaytot.org tìm lời giải đáp cho câu hỏi này nhé! 

Chân lý là gì?

Khái niệm chân lý là gì?
Khái niệm chân lý là gì?

Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác-Lênin thì chân lý được dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan. Tuy nhiên sự phù hợp đó đã được kiểm tra cũng như chứng minh bởi thực tiễn.

Theo nghĩa như vậy thì khái niệm chân lý không đồng nhất với khái niệm tri thức, cũng không đồng nhất với khái niệm giả thuyết. Đồng thời, chân lý cũng là một quá trình thuộc về vấn đề nhận thức. Bởi nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt đến chân lý, nghĩa là phải đạt đến tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan. Tuy nhiên nó không phải là sự nhận thức nói chung mà là sự nhận thức đúng về hiện thực khách quan.

>>Xem thêm: Hạnh phúc là gì? Làm sao để được hạnh phúc

Tính chất cơ bản của chân lý là gì?

Tính khách quan trong đánh giá về hình dạng của con voi
Tính khách quan trong đánh giá về hình dạng của con voi

– Tính khách quan: Tính phù hợp giữa tri thức và thực tại khách quan, không phụ thuộc ý chí chủ quan.

Ví dụ: Quan niệm “quả đất có hình cầu chứ không phải hình tròn” là phù hợp với thực tế khách quan. Nó không phụ thuộc vào quan niệm truyền thống đã từng có từ hàng nghìn năm trước.

– Tính cụ thể: Tính có điều kiện của mỗi tri thức, phản ánh về sự vật, sự việc trong các điều kiện xác định như không gian, thời gian, góc độ phản ánh…

Ví dụ: Mọi phát biểu định lý trong các khoa học đều đi kèm theo các điều kiện xác định nhằm đảm bảo được tính chính xác của nó: “Trong giới hạn của mặt phẳng thì tổng các góc trong của một tam giác là 180 độ” hay “ Nước sôi ở nhiệt độ 100°C với điều kiện nước nguyên chất và áp suất là 1 atmotphe”…

– Tính tương đối và tính tuyệt đối: Một chân lý chỉ tuyệt đối đúng trong một giới hạn nhất định, còn nằm ngoài giới hạn đó thì nó có thể sẽ không đúng. Mặt khác, mỗi chân lý trong điều kiện xác định thì nó mới chỉ phản ánh được một phần của thực tại khách quan.

Tính tương đối và tính tuyệt đối
Tính tương đối và tính tuyệt đối

Ví dụ: Trong giới hạn mặt phẳng (có độ cong bằng 0) thì tổng các góc trong của một tam giác tuyệt đối bằng 2 vuông hay 180 độ (tính tuyệt đối). Nhưng nếu điều kiện đó thay đổi (có độ cong khác 0) thì định lý này sẽ không còn đúng nữa (tính tương đối). Lúc này, nó cần phải được bổ sung bằng định lý mới tức là sự phát triển quá trình nhận thức dẫn tới chân lý đầy đủ hơn (chân lý tuyệt đối).

Vậy chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối là gì? Chân lý tương đối là chân lý chưa thể phản ánh được đầy đủ hết đối với thực tại khách quan. Còn chân lý tuyệt đối là chân lý đã phản ánh được đầy đủ đối với thực tại khách quan. Như vậy, chân lý tuyệt đối chính là tổng số của chân lý tương đối xét trong quá trình phát triển của nhận thức nhân loại.

Ví dụ: 2 khẳng định sau đây đều là chân lý nhưng nó lại chỉ là chân lý tương đối: (1) Bản chất của ánh sáng là có đặc tính sóng, (2) Bản chất của ánh sáng là có đặc tính hạt. Trên cơ sở 2 chân lý đó có thể tiến tới một khẳng định đầy đủ hơn đó là: “ánh sáng mang bản chất lưỡng tính là sóng và hạt”.

Vai trò của chân lý là gì trong thực tiễn?

Chân lý và thực hiện có mối quan hệ song trùng
Chân lý và thực hiện có mối quan hệ song trùng

Để có thể sinh tồn và phát triển thì con người phải tiến hành những hoạt động thực tiễn. Đó chính là các hoạt động cải biến môi trường tự nhiên và xã hội. Đồng thời thông qua đó con người thực hiện một cách tự giác hay không tự giác quá trình hoàn thiện cũng như phát triển chính bản thân mình. Chính quá trình này đã làm phát sinh cũng như phát triển hoạt động nhận thức của con người. Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành công và có được hiệu quả khi mà con người vận dụng được những tri thức đúng đắn về thực tế khách quan trong chính hoạt động thực tiễn của mình. Vì vậy mà chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.

Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn chính là mối quan hệ song trùng trong quá trình vận động và phát triển của cả chân lý lẫn thực tiễn. Nói cách khác, chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ việc vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt được trong các hoạt động thực tiễn.

Quan điểm biện chứng giữa mối quan hệ của chân lý và thực tiễn đòi hỏi trong hoạt động nhận thức con người phải xuất phát từ thực tiễn để có thể đạt được chân lý, phải coi chân lý cũng là một quá trình. Đồng thời phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý đó vào trong các hoạt động thực tiễn nhằm phát triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động và cải biến giới tự nhiên – xã hội .

Coi trọng các tri thức khoa học và tích cực vận dụng, sáng tạo những tri thức đó vào trong các hoạt động kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả của những hoạt động đó thì về thực chất cũng chính là đang phát huy vai trò của chân lý khoa học trong thực tiễn hiện nay.

Như vậy bạn đã hiểu hơn về chân lý là gì rồi đúng không nào? Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác, hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here