ASM là gì? Những thông tin liên quan đến vị trí ASM

0
161

ASM – một trong những vị trí mà nhiều người ao ước và không ngừng phấn đấu để có thể đạt được. Vậy vị trí ASM là gì? Công việc của ASM là gì? Hay làm sao để trở thành một ASM tiềm năng? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vị trí công việc này nhé! 

ASM là gì trong kinh doanh?

ASM - Giám đốc bán hàng theo vùng
ASM – Giám đốc bán hàng theo vùng

ASM là viết tắt của cụm từ Area Sales Manager, có nghĩa là Giám đốc bán hàng theo vùng. Họ chính là những người có sức ảnh hưởng lớn nhất đến doanh thu của khu vực bán. Họ cũng sẽ chịu trách nhiệm bán hàng theo khu vực mà mình được phân công theo đúng phương châm của vùng hoặc lãnh thổ bán hàng được chỉ định.

Trong từng khu vực quản lý thì ASM là chuyên gia về sản phẩm. Họ biết cách nắm bắt xu hướng, thị trường cũng như thói quen tiêu dùng của vùng đó. Đồng thời, ASM cũng sẽ trực tiếp quan sát cơ hội cạnh tranh của công ty trong vùng quản lý. Giám đốc bán hàng khu vực ASM được xem là cầu nối giữa các phòng ban nhằm tạo ra được sự thống nhất trong hoạt động cũng như thực hiện các chiến lược kinh doanh.

Công việc của ASM là gì?

ASM là người chịu trách nhiệm chủ chốt và đại diện cho bộ phận kinh doanh, bán hàng trong toàn khu vực. ASM thường tham gia vào những công việc dưới đây:

Mô tả công việc của ASM
Mô tả công việc của ASM

– Xây dựng định hướng cũng như kế hoạch phát triển hệ thống kinh doanh, bán hàng theo như nhu cầu hiện tại cũng như tiềm năng tương lai của doanh nghiệp.

– Theo dõi và đảm bảo quá trình khai kế hoạch được thực hiện theo đúng hướng, đồng nhất và liền mạch, không vượt quá chỉ tiêu về ngân sách.

– Giám sát và quản lý trực tiếp hệ thống phân phối nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh bán hàng, giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển bền vững.

– Thu thập, tổng hợp và phân tích các dữ liệu để đánh giá một cách chính xác về hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời phân tích dữ liệu của các đối thủ để có thể đề xuất các giải pháp phù hợp.

– Chịu trách nhiệm quản lý, điều phối cũng như chỉ đạo quá trình thu hồi công nợ hằng tháng. Đảm bảo công nợ được hoàn lại một cách đầy đủ và đúng hẹn.

– Quản lý và sắp xếp đội ngũ nhân sự bán hàng sao cho hợp lý. Đồng thời tham gia vào việc đào tạo nhân viên để đảm bảo quá trình kinh doanh, bán hàng được phát triển một cách tốt nhất.

– Chịu trách nhiệm trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của vùng, khu vực. Thực hiện báo cáo định kỳ đầy đủ cho cấp trên hay là ban lãnh đạo của doanh nghiệp.

– Đề xuất các ý kiến kinh doanh, đồng thời tiếp nhận các chỉ thị từ ban lãnh đạo để xây dựng những phương án giải pháp phù hợp với hoạt động kinh doanh của vùng hay khu vực.

Những kỹ năng cần có của ASM

Để trở thành một ASM thành công thì bạn cần phải có đầy đủ những tố chất dưới đây:

  • Kỹ năng lãnh đạo
ASM cần có kỹ năng lãnh đạo
ASM cần có kỹ năng lãnh đạo

ASM chính là vị trí quản lý cấp cao. Do đó muốn làm tốt vai trò này thì nghiễm nhiên là bạn phải có kỹ năng lãnh đạo hơn người. Năng lực xuất chúng chưa đủ để bạn có thể thành công. Bạn còn cần trở thành người có thể truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên bên dưới của mình. Bạn sẽ là tấm gương để họ học hỏi và noi theo. 

Có thể nói công việc của cả nhóm có đạt được hiệu quả cao hay không chính là nhờ vào khả năng quản lý và dẫn dắt đội nhóm của bạn.

  • Khả năng phân tích

Kỹ năng phân tích cũng là một trong số những kỹ năng quan trọng đối với các Giám đốc kinh doanh khu vực. Họ phải thu nhận rất nhiều thông tin, số liệu khác nhau rồi sau đó phân tích và chọn lọc để tìm ra được những thông tin hữu ích nhất. 

Những quyết định mà họ đưa ra có thể gây ảnh hưởng đến sự thành bại của cả nhóm nói riêng cũng như cả doanh nghiệp nói chung. Vì vậy mà khả năng phân tích và chọn lọc thông tin của họ phải xuất sắc hơn người.

CEO NGHĨA LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CEO

  • Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch
ASM cần kỹ năng lập kế hoạch
ASM cần kỹ năng lập kế hoạch

Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch cũng rất quan trọng đối với vị trí ASM. Một ngày, ASM đều phải xử lý khối lượng công việc lớn. Nếu như họ không biết cách tổ chức và sắp xếp chúng sao cho hợp lý và logic thì mọi thứ sẽ trở nên “hỗn độn”. 

Trước khi thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào, họ cũng cần phải chuẩn bị thật kỹ, lên kế hoạch một cách chu đáo. Như vậy thì tỉ lệ thành công cũng sẽ cao hơn rất nhiều.

  • Sự nhạy bén

Sự nhạy bén trong kinh doanh cũng là một tố chất không thể thiếu đối với một Giám đốc kinh doanh cấp vùng. 

Họ cần phải có tư duy nhạy bén thì mới có thể giúp cho công ty đạt được những mục tiêu đã đề ra. Họ cũng phải có khả năng quan sát và thấu hiểu một cách nhanh nhạy mọi vấn đề xảy đến hoặc có thể xảy đến. Chỉ có như vậy thì họ mới có thể bình tĩnh xử lý mọi vấn đề dù chúng có khó khăn đến đâu đi chăng nữa. 

Chính sự nhạy bén sẽ giúp họ nắm bắt được những điều mà người khác không nhìn ra được. Nhờ vậy mà họ sẽ luôn “đi trước đón đầu” và thành công sớm hơn so với những người khác.

  • Sự am hiểu đối với khách hàng
ASM là người am hiểu khách hàng
ASM là người am hiểu khách hàng

Đã làm ASM thì bạn cần phải thấu hiểu khách hàng bởi họ chính là nhân tố quan trọng nhất giúp bạn thành công trong công việc. Bạn phải hiểu rõ được sở thích, nhu cầu của khách hàng cũng như những phản ứng của họ. 

Bạn cũng cần lý giải được tại sao khách hàng lại có phản ứng như vậy. Từ đó tìm ra các giải pháp, chiến lược sao cho phù hợp nhất với thị hiếu khách hàng. Có như vậy thì các chiến lược bán hàng mà bạn đề ra mới có thể thành công mỹ mãn được.

  • Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, nhiều ngành nghề hiện nay đã ứng dụng nhiều công cụ hỗ trợ hiện đại. Nó vừa giúp rút ngắn chu kỳ bán hàng, vừa giúp tiết kiệm một phần chi phí đầu tư và tối ưu hiệu suất công việc.

Vì vậy mà ASM hay bất kỳ một nhân viên cấp dưới nào đều cần phải có kỹ năng sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ. Nhờ đó, ngoài công việc chính là các hoạt động mua bán thì những công cụ thông minh này sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều công việc trong thời gian ngắn hơn như: lập kế hoạch, viết báo cáo hay cập nhật tiến độ công việc…

  • Kỹ năng tuyển dụng
ASM cũng cần có kỹ năng tuyển dụng tốt
ASM cũng cần có kỹ năng tuyển dụng tốt

Nhân viên chính là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa và hoạt động kinh doanh. Vì thế mà các ASM cần phải xác định và tham gia sâu vào quá trình tuyển dụng những ứng viên bán hàng tiềm năng để thành lập nên đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Có thể dựa vào một số chỉ tiêu dưới đây để tuyển chọn:

– Thành tích đạt được: Việc họ đã có được những thành quả trong hoạt động kinh doanh và cảm thấy tự hào về điều đó hay không sẽ là một yếu tố rất cần thiết.

– Kỹ năng tổ chức: Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp thì cần biết cách tổ chức, sắp xếp mỗi khi trình bày hay là giao tiếp với khách hàng của mình.

– Chịu được thử thách: Tất cả những người có đầy đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng đều phải chịu được thử thách và không bao giờ nản lòng.

Mức lương của ASM là bao nhiêu? 

Mức lương cơ bản của ASM từ 26.3 - 112.5 triệu/tháng
Mức lương cơ bản của ASM từ 26.3 – 112.5 triệu/tháng

Hiện nay thì mức lương trình bình của một Giám đốc kinh doanh vùng ở mức 69.3 triệu/ tháng. Trong đó, dao động từ 26.3 – 112.5 triệu/tháng. Đây là mức lương cơ bản mà một Giám đốc kinh doanh có thể nhận được trong một tháng. Ngoài ra còn có những khoản thưởng, chế độ khác dành cho một vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp.

Vì vậy, tùy thuộc vào từng hoạt động kinh doanh của các công ty cũng như mức độ phủ sóng của thương hiệu mà vị trí ASM sẽ có được những mức lương khác nhau.

Như vậy bạn đã hiểu rõ hơn về vị trí ASM là gì rồi đúng không nào? Nếu như vị trí ASM này nằm trong lộ trình thăng tiến mà bạn đã định ra thì hãy cố gắng tích lũy thêm kinh nghiệm, trau dồi khả năng của bản thân để có thể đạt được vị trí này nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here