WordPress là gì? Chia sẻ từ a-z về WordPress

0
388

WordPress – nền tảng thiết kế website được ưa chuộng nhất hiện nay. Bạn đang muốn tạo một website bằng WordPress nhưng chưa có nhiều kiến thức về nền tảng này? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về WordPress là gì ngay sau đây nhé!

WordPress là gì?

WordPress là hệ thống mã nguồn mở (Open Source Software) được dùng để xuất bản Blog hoặc Website được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu MySQL. 

WordPress là gì?
WordPress là gì?

WordPress ra mắt vào ngày 27/05/2003, được viết bởi Matt Mullenweg và Mike Little. Từ đó đến nay thì WordPress chính là mã nguồn mở hỗ trợ tối đa cho các blog cá nhân. Bên cạnh đó thì nó còn được dùng để thiết lập website và được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Đến năm 2015 thì WordPress được phát triển thành hệ quản trị nội dung (CMS – Content Management System). WordPress đã hỗ trợ người dùng thiết lập nhiều thể loại website khác nhau với mọi quy mô. 

Hiện nay, có khoảng 25% trong số 100 website lớn nhất trên thế giới được thiết lập dựa trên WordPress như: Mashable, Variety, CNN, Bata, BBC America, Sony Music, MTV News, Quartz…

Một số thuật ngữ liên quan đến website WordPress là gì?

Plugin WordPress là gì?

Plugin WordPress
Plugin WordPress

Plugin trong WordPress hiểu đơn giản là một hoặc nhiều đoạn code được bổ sung vào mã nguồn website WordPress. Plugin còn được gọi là phần mở rộng của website và nó giúp bạn có thể tùy chỉnh cũng như bổ sung chức năng cho website WordPress của mình.

Chỉ cần bạn có nhu cầu, bạn đều có thể được Plugin hỗ trợ và cung cấp cho bạn những tính năng cần thiết nhất.

Có 5 loại plugin mà hầu như loại trang web nào cũng nên cài đặt để tối ưu hoá sự trải nghiệm của website như: WooCommerce, Yoast SEO, W3 Total Cache, Jetpack…

Theme WordPress là gì? 

Theme WordPress
Theme WordPress

Theme hay còn gọi là chủ đề, đây là giao diện thiết kế của một website sử dụng WordPress bao gồm có: bố cục, màu sắc, hiệu ứng… hay những gì mà bạn cập trang web nhìn thấy thì được gọi là Theme. Khi thay đổi Theme thì giao diện trang web của bạn cũng sẽ được thay đổi tùy theo thiết kế của Theme đó là gì.

Theme sẽ lấy nội dung và dữ liệu được lưu trữ bởi WordPress và hiển thị nội dung đó trên trình duyệt. Khi bạn tạo một Theme WordPress thì bạn sẽ quyết định bố cục cũng như nội dung sẽ hiển thị website.

MySQL là gì?

MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do, nguồn mở và được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Nó được rất nhiều nhà phát triển yêu thích trong việc phát triển ứng dụng.

MySQL sở hữu tốc độ cao, ổn định, dễ sử dụng và phù hợp trên nhiều hệ điều hành, cung cấp rất nhiều hàm tiện ích mạnh. 

MySQL là nơi lưu trữ các thông tin trên các trang website viết bằng ngôn ngữ PHP, Perl hay NodeJs…

PHP là gì?

Ngôn ngữ lập trình PHP
Ngôn ngữ lập trình PHP

PHP (Hypertext Preprocessor) là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được sử dụng để viết cho máy chủ, mã nguồn mở, cho các mục đích tổng quát nên thích hợp cho các trang HTML.

PHP chính là ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới bởi nó dễ học và thời gian để có thể hoàn thành sản phẩm ngắn hơn rất nhiều so với các ngôn ngữ lập trình khác.

CMS WordPress là gì?

CMS (Content Management System) WordPress là hệ quản lý nội dung. Đây là phần mềm để tổ chức cũng như tạo môi trường công tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tài liệu, các loại nội dung khác một cách tốt nhất.

Ưu – nhược điểm của web WordPress là gì?

Ưu điểm

  • Mền tảng CMS lớn và nổi tiếng
WordPress - nền tảng lớn
WordPress – nền tảng lớn

WordPress đứng đầu danh sách 3 gói xây dựng trang web thường được sử dụng nhất trên thế giới, tiếp đến là Joomla và Drupal.

Ước tính có hơn 29% các trang web trên toàn cầu đang sử dụng WordPress và số lượng đang không ngừng tăng lên hàng ngày.

WordPress không chỉ là một nền tảng blog mà nó còn là một hệ thống quản lý nội dung vô cùng hiệu quả.

  • Có lịch sử lâu đời

WordPress được ra mắt vào năm 2003 và bắt đầu giống như một công cụ cho các blogger.

Qua thời gian thì WordPress đã nhanh chóng phát triển, thu hút được rất nhiều doanh nghiệp cũng như các lập trình viên có ít kinh nghiệm đến với nền tảng này.

Ngày nay có không ít các hệ thống CMS mới mọc lên nhưng vị trí của WordPress cũng không hề bị lung lay. Ước tính có đến gần 500 trang web mới được tạo ra mỗi ngày.

  • Có mã nguồn CMS mở

Với mã nguồn mở sẽ cung cấp các tính năng tùy biến, tự thay đổi Theme, tự cài Plugin, tự quản lý… Vì vậy mà bạn có thể tùy chỉnh nó theo ý muốn của mình mà không cần phải sử dụng dịch vụ tại bất kỳ đơn vị nào.

Việc của bạn chỉ là đăng ký một tên miền và hosting để chạy WordPress là được.

  • Thân thiện với các công cụ tìm kiếm
WordPress thân thiện với công cụ tìm kiếm
WordPress thân thiện với công cụ tìm kiếm

WordPress được thiết kế để thân thiện với SEO bởi WordPress bao gồm nhiều công cụ và Plugin để tối ưu hóa nội dung cho SEO.

Khi bạn sử dụng WordPress để thiết kế web thì trang web của bạn sẽ trở nên thu hút đối với các công cụ tìm kiếm.

  • Dễ dàng tùy chỉnh, sửa chữa

Khi bạn sử dụng WordPress thì vấn đề về giao diện của bạn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Kho Theme WordPress đa dạng sẽ giúp cho việc thiết kế trở nên hấp dẫn và đơn giản hơn.

Nếu như bạn có các kỹ thuật cơ bản với một Theme được thiết kế tốt thì bạn có thể tự sửa đổi. Nếu như không có thì bạn có thể tìm kiếm chúng trên Internet hoặc nhờ đến các chuyên gia.

  • Sở hữu cộng đồng lớn, luôn sẵn sàng hỗ trợ
WordPress có số lượng người sử dụng lớn
WordPress có số lượng người sử dụng lớn

WordPress chính là nơi lưu trữ cho một diễn đàn cộng đồng khổng lồ được kiểm duyệt bởi các nhân viên và những người cuồng tín WordPress.

Nếu như bạn gặp khó khăn thì bạn có thể lên mạng và tìm kiếm những cộng đồng WordPress, họ sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề mà bạn đang vướng mắc.

  • Đa dạng Plugin và Themes

Plugin mở rộng chính là thành phần cài đặt thêm vào WordPress nhằm tăng thêm các tính năng cần thiết cho người dùng. WordPress có nhiều Plugin bao gồm trả phí hoặc miễn phí.

Nhờ có lượng người dùng đông đảo mà thư viện Themes và Plugin của WordPress rất phong phú. Bạn có thể thỏa thích lựa chọn Plugin và Themes phù hợp cho mục đích lập website của mình.

  • Dễ sử dụng

Với mọi Hosting bất kỳ thì WordPress đều có thể dễ dàng thiết lập vì thực tế nó đã cung cấp khoảng 60% toàn bộ web.

Đặc biệt, bạn có toàn quyền tự do khi quyết định nơi lưu trữ trang web WordPress của mình.

  • Bảo mật cao
WordPress bảo mật cao
WordPress bảo mật cao

WordPress được coi là nền tảng xây dựng trang web và blog lớn nhất trên thế giới nên việc bảo vệ nội dung của mình khỏi các cuộc tấn công spam luôn được quan tâm.

Vì vậy hãy đảm bảo đầu tư vào một Theme an toàn và xem xét sử dụng dịch vụ sao lưu như VaultPress hoặc bất kỳ Plugin sao lưu bảo mật nào khác để bảo vệ website của bạn nhé.

  • Thỏa mãn trải nghiệm của người dùng

Khi bạn xây dựng thành công trang web của mình thì bước kế tiếp là bạn phải tiếp thị nó và từ đó SEO đã xuất hiện.

Với việc bạn tạo trực tiếp CMS ngay từ đầu thì việc thiết kế web và SEO bằng WordPress sẽ dễ dàng và ít tốn thời gian hơn rất nhiều.

Nhược điểm

– Cài đặt Template và Plugin: Việc cài đặt không đơn giản, nếu như cài đặt không đúng cách thì có thể dẫn đến nhiều xung đột xảy ra khi sử dụng.

– Phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ: Có hiệu suất thấp trong việc xử lý các cơ sở dữ liệu dung lượng lớn nên nó không phù hợp với các doanh nghiệp có dung lượng máy chủ lớn.

Phân biệt WordPress.com và WordPress.org

WordPress.com và WordPress.org là 2 nền tảng hoàn toàn khác nhau mặc dù nó có tên giống nhau.

WordPress.com và WordPress.org
WordPress.com và WordPress.org

WordPress.org

– Bắt buộc phải mua Hosting có giá khoảng 3.49$/tháng và tên miền có giá khoảng 10$/năm.

– Có thể upload Theme miễn phí, trả phí hoặc bạn có thể tự chỉnh sửa Theme website theo ý muốn của mình.

– Phải tự chịu trách nhiệm về các vấn đề như: cập nhật, tối ưu, chống spam, sao lưu… hoặc bạn cũng có thể thuê ai đó để làm việc này.

– Có thể sử dụng mọi Plugin, nó cho phép bạn thêm bất kỳ tính năng nào khác cho website của mình.

– Có thể kiếm tiền từ website bằng cách đặt những thứ banner quảng cáo, affiliate link, hay bất cứ thứ gì bạn muốn.

WordPress.com

– Về cơ bản thì WordPress.com là miễn phí tuy nhiên có giới hạn về dung lượng là 3GB, tên miền sẽ là subdomain của .wordpress.com

– Không thể upload cũng như bị giới hạn Theme có thể sử dụng trên WordPress.com, phải trả thêm 30$/năm để có thể chỉnh sửa code.

– Không cần bận tâm gì về quá trình bảo dưỡng bởi WordPress.com sẽ chịu mọi trách nhiệm: cập nhật, sao lưu…

– Không thể upload hay sử dụng Plugin và bị giới hạn một số tính năng cố định có sẵn trên WordPress.com.

– Không được phép đặt banner trên website của mình cho đến khi đạt 25.000 lượt xem/tháng và phải nộp đơn xin phép.

Vậy nên lựa chọn WordPress.com hay WordPress.org? Nếu như bạn là một blogger cá nhân và không quan tâm đến việc kiếm tiền từ trang web của mình thì bạn hãy chọn WordPress.com. Còn nếu bạn là một blogger đang cố gắng phát triển blog như một nghề nghiệp của mình thì bạn hãy sử dụng WordPress.org nhé.

>>Xem thêm: Big Data là gì? Đặc điểm – lợi ích – ứng dụng của Big Data

Hướng dẫn cài đặt website WordPress là gì?

Tải WordPress về máy tính
Tải WordPress về máy tính

Bước 1: Đầu tiên bạn cần tải phiên bản mới nhất của WordPress bằng cách truy cập đường dẫn: https://wordpress.org/download/. Sau đó chọn vào mục Download để tải trực tiếp nó về máy tính của mình. 

Giải nén bằng cách nhấp chuột phải vào file vừa tải về máy và chọn Expert Here.

Bước 2: Tải toàn bộ file WordPress đó lên thư mục public_html bằng File Manager hoặc bằng FTP client như FileZilla.

 Tạo MySQL và user
Tạo MySQL và user

Bước 3: Tạo MySQL database và user cho WordPress trong trang quản trị Hosting.

Bước 4: Hoàn tất bằng wizard cài đặt WordPress như sau:

– Đầu tiên bạn chọn ngôn ngữ phù hợp rồi nhấn Continue.

– Tiếp đến WordPress sẽ yêu cầu thông tin MySQL. Bạn đã có ở bước 3 nên hãy nhấn nút Let’s go!.

Nhập các thông tin trước khi Submit
Nhập các thông tin trước khi Submit

– Trên màn hình hiển thị các thông tin bạn đã thu thập ở trên tại Khu vực thành viên của Hostinger. Sau đó bạn chọn MySQL Databases rồi nhấn Submit khi hoàn tất.

– WordPress sẽ tiến hành kiểm tra kết nối tới MySQL database. Nếu như không có lỗi hiện ra thì bạn có thể nhấn nút Run the install.

– Điền thông tin của website chính, thông tin quản trị và nhấn Install WordPress:

  • Site Title: Tiêu đề của web.
  • Username – Administrator username: Tên đăng nhập
  • Password – Administrator password: Mật khẩu đăng nhập.
  • Your Email – Administrator email address: Địa chỉ Email của bạn.
  • Search Engine Visibility: Nếu như bạn chọn dấu này thì WordPress sẽ ngăn chặn các trang tìm kiếm quét website của bạn.

Như vậy là bạn đã có thể đăng nhập vào trang quản lý WordPress trên trình duyệt. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến WordPress là gì. Hy vọng sẽ giúp một phần nào đó cho bạn trong việc thiết kế website. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here