Trí tuệ nhân tạo là gì? Chia sẻ từ a – z về trí tuệ nhân tạo

0
286

Trong những năm gần đây trí tuệ nhân tạo AI là thuật ngữ khá quen thuộc với con người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ trí tuệ nhân tạo là gì? Trí tuệ nhân tạo đem lại lợi ích gì cho con người? Hay AI được ứng dụng trong đời sống như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được dienmaytot.org giải đáp ngay sau đây.

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo là gì?
Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo hay còn được gọi là trí thông minh nhân tạo, có tên tiếng Anh là “Artificial intelligence” – viết tắt là AI. Đây chính là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính – Computer science.

Trí tuệ nhân tạo AI hiểu đơn giản là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh giống như con người.

Trí tuệ nhân tạo AI này khác hoàn toàn với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình. Đó chính là việc ứng dụng các hệ thống học máy – machine learning để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người có thể làm tốt hơn so với máy tính.

Cụ thể, trí tuệ nhân tạo AI giúp cho máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ cũng như lập luận để giải quyết các vấn đề, biết giao tiếp do hiểu biết ngôn ngữ, biết học và tự thích nghi…

>>Xem thêm: Phần cứng máy tính là gì? Chia sẻ chi tiết về phần cứng máy tính?

Lịch sử phát triển của AI là gì?

AI có lịch sử hình thành và phát triển như thế nào đến hiện nay? Dưới đây chính là một số sự kiện lớn, có dấu ấn đặc biệt đã được ghi lại của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo:

Mô hình đầu tiên xây dựng mạng nơ ron thần kinh
Mô hình đầu tiên xây dựng mạng nơ ron thần kinh

– Năm 1940: mô hình toán học đầu tiên để xây dựng mạng nơ-ron trong hoạt động của thần kinh đã được đề xuất.

– Những năm 1950 – 1960: Giai đoạn này về cơ bản đã giải đáp được thuật ngữ trí tuệ nhân tạo là gì cũng như đưa ra được giả thuyết về một hệ thống AI hoàn chỉnh.

– Những năm 1960 – 1970: Phòng thí nghiệm AI tại Stanford bắt đầu đi vào hoạt động. Trong khoảng thời gian này đã từng có giai đoạn các dự án nghiên cứu bị hủy bỏ và dừng lại. Đến năm 1969 thì một hệ thống thành công đầu tiên được dùng để chẩn đoán nhiễm trùng máu.

– Những năm 1970 – 1980: Ngôn ngữ lập trình logic PROLOG đã được tạo ra. Đây cũng là giai đoạn này được gọi là “First AI Winter” -“mùa đông AI đầu tiên”. Nguyên nhân là bởi sự thất vọng với tiến độ phát triển AI dẫn đến việc cắt giảm nguồn tài trợ lớn cho các dự án nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.

Ngôn ngữ lập trình logic PROLOG
Ngôn ngữ lập trình logic PROLOG

– Năm 1980: Đánh dấu việc kết thúc “mùa đông AI đầu tiên”. Các máy tính chuyên dụng được dùng để chạy trên ngôn ngữ lập trình AI Lisp đã được xây dựng. 

– Năm 1987: Đây là năm mở ra “Mùa đông AI thứ hai”.

– Những năm 2000: Đầu tư robot tự động, Google tạo ra nhận dạng giọng nói và ứng dụng nó trên iPhone. 

– Từ 2010 – 2014: Apple đã phát hành Siri – một trợ lý ảo hỗ trợ AI thông qua hệ điều hành iOS. Bên cạnh đó, mạng lưới thần kinh bằng cách sử dụng các thuật toán học đã được xây dựng hay Google đã tạo ra chiếc ô tô tự lái đầu tiên đã vượt qua bài kiểm tra lái xe cấp tiểu bang.

Sophia - robot đầu tiên trên thế giới có quyền công dân
Sophia – robot đầu tiên trên thế giới có quyền công dân

– Năm 2015 – 2021: “Công dân robot” đầu tiên có tên là Sophia đã được tạo ra bởi Hanson Robotics. Nó có khả năng nhận dạng khuôn mặt, giao tiếp bằng lời nói và biểu hiện trên khuôn mặt.

Phân loại trí tuệ nhân tạo là gì?

Công nghệ AI được chia thành 4 loại chính như sau:

  • Công nghệ AI phản ứng

Loại này có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của bản thân cũng như của đối thủ để từ đó đưa ra được các giải pháp tối ưu nhất. 

Ví dụ điển hình của loại công nghệ này là Deep Blue. Đây là một chương trình chơi cờ vua tự động và nó được tạo ra bởi IBM. Deep Blue có khả năng xác định các nước cờ đồng thời dự đoán được những bước đi tiếp theo của đối thủ. Thông qua đó mà Deep Blue sẽ đưa ra những nước đi thích hợp nhất. 

  • Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế
Loại AI với bộ nhớ hạn chế
Loại AI với bộ nhớ hạn chế

Đặc điểm của loại này là khả năng sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để từ đó đưa ra những quyết định mang tính tương lai. Công nghệ AI này thường kết hợp cùng với cảm biến môi trường xung quanh nhằm mục đích dự đoán những trường hợp có thể xảy ra và từ đó đưa ra quyết định tốt nhất cho thiết bị.

Ví dụ: Với xe không người lái có rất nhiều cảm biến được trang bị xung quanh xe cũng như ở đầu xe để có thể tính toán được khoảng cách với các xe phía trước. Công nghệ AI sẽ dự đoán khả năng xảy ra va chạm và từ đó điều chỉnh tốc độ xe sao cho phù hợp, giữ an toàn cho xe.

  • Lý thuyết trí tuệ nhân tạo

Công nghệ AI này có thể học hỏi cũng như tự suy nghĩ rồi sau đó áp dụng những gì học hỏi được để thực hiện một việc cụ thể nào đó. Hiện nay, công nghệ AI này vẫn chưa thực sự trở thành một phương án khả thi.

  • Tự nhận thức
Loại AI tự nhận thức
Loại AI tự nhận thức

Công nghệ AI này có khả năng tự nhận thức về bản thân, có ý thức và hành xử giống như con người. Thậm chí, nó còn có thể bộc lộ ra những cảm xúc cũng như hiểu được những cảm xúc của con người. Đây được xem là bước phát triển cao nhất của công nghệ AI và tính đến thời điểm hiện tại thì công nghệ này vẫn chưa khả thi.

Ưu – nhược điểm của trí tuệ nhân tạo là gì?

Ưu điểm

AI được coi là một thành quả vĩ đại của khoa học hiện đại. Nếu như biết cách ứng dụng thì nó sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. Những lợi ích mà AI đã và đang đem lại cho con người như:

  • Phát hiện và hạn chế rủi ro
AI giúp phát hiện các rủi ro
AI giúp phát hiện các rủi ro

Công nghệ AI giúp cho chúng ta có thể dự báo trước được nhiều rủi ro và phần nào hạn chế những thiệt hại mà các rủi ro đó đem lại như: dịch bệnh, thảm họa do thiên nhiên gây ra, nguy cơ của chiến tranh… cho đến những rủi ro chỉ mang tính cá nhân như: rủi ro trong việc kinh doanh hay khi tham gia giao thông…

  • Tiết kiệm sức lao động

AI ra đời giúp cho con người càng ngày càng tiết kiệm được sức lao động bởi khả năng tự động hóa cao của nó. Nhờ có AI mà con người có thể tối ưu hóa các hoạt động sản xuất, giảm bớt nguồn nhân công trong việc vận hành dây chuyền…

  • Giải phóng sức sáng tạo
AI giúp giải phóng sức sáng tạo
AI giúp giải phóng sức sáng tạo

Công nghệ AI có thể thay con người đảm nhận nhiều công việc như đánh giá dữ liệu, giao tiếp với khách hàng… thông qua đó tạo điều kiện và cho phép con người có thể tập trung khai thác sâu hơn vào khả năng sáng tạo của bản thân, phát triển chuyên môn một cách bài bản và sâu sắc hơn.

  • Cầu nối ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính là cầu nối nhưng cũng là rào cản lớn khiến cho con người không thể tiếp cận với nhau cũng như học hỏi những nguồn tri thức mới hơn. Nhưng với trí tuệ nhân tạo AI thì những rào cản về ngôn ngữ này đang dần được gỡ bỏ. Mọi người có thể thoải mái tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, các ngôn ngữ khác nhau ở mọi quốc gia trên thế giới. Từ đó góp phần mở rộng thêm nhiều cơ hội học tập và làm việc khác nhau.

  • Cá nhân hóa

AI cũng giúp đánh giá và cá nhân hóa dữ liệu để từ đó con người có thể thấy được những thứ mà họ muốn được thấy thông qua những hành vi của người dùng.

Nhược điểm

AI khó có thể thay thế được con người trong nhiều lĩnh vực
AI khó có thể thay thế được con người trong nhiều lĩnh vực

– Việc sử dụng AI là tốn kém rất nhiều khi phải xử lý một lượng lớn dữ liệu mà lập trình AI yêu cầu.

– Khả năng giải thích sẽ là một trở ngại trong việc sử dụng AI trong các lĩnh vực hoạt động theo các yêu cầu cần phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt.

Ví dụ: Các tổ chức tài chính quyết định từ chối việc cấp tín dụng được đưa ra bởi AI thì rất khó có thể đưa ra những giải thích rõ ràng hay các lý do quyết định không cấp tín dụng cho khách hàng.

Ứng dụng thực tế của trí tuệ nhân tạo là gì?

AI đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, xã hội. Một số ví dụ điển hình như:

Trong y tế

Hiện nay, AI đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người. Cụ thể như:

  • Chẩn đoán
Ứng dụng của AI trong chẩn đoán bệnh
Ứng dụng của AI trong chẩn đoán bệnh

AI đã có những tiến bộ to lớn trong việc tự động chẩn đoán bệnh. Từ đó giúp cho việc chẩn đoán diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm hơn.

Nguồn dữ liệu khổng lồ liên quan đến hình ảnh, bệnh lý hay các chỉ số cơ thể… sẽ được các nhà khoa học “dán nhãn” rồi sau đó nạp vào máy tính, sắp xếp, xử lý… Từ đó, máy tính sẽ có thể nhận diện, phân loại và đưa ra những chẩn đoán khi được tiếp xúc với dữ liệu của bệnh nhân. 

Nhờ vào lượng dữ liệu dồi dào mà AI có khả năng “học” và chẩn đoán không kém gì các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

  • Nghiên cứu, phát triển thuốc

Nghiên cứu và phát triển các loại thuốc chữa bệnh cũng là quá trình vô cùng tốn kém và mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên , việc áp dụng thành công AI vào các giai đoạn, việc nghiên cứu và phát triển thuốc đã diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.

Ngoài ra, AI còn được ứng dụng trong việc phân tích dữ liệu sức khỏe, quản lý hồ sơ y tế, y tá ảo hay khám chữa bệnh từ xa…

Trong giáo dục

Ứng dụng của AI trong giáo dục
Ứng dụng của AI trong giáo dục

AI hứa hẹn sẽ mang lại sự thay đổi rất lớn cho ngành giáo dục trong tương lai. Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo AI trong giáo dục phải kể đến như: Hướng dẫn thông minh, các nền tảng kỹ thuật số sử dụng AI nhằm hỗ trợ quá trình học tập, kiểm tra hay xác định các lỗ hổng kiến thức của học sinh… 

Ngoài ra thì AI cũng giúp việc tiếp cận kiến thức trở nên dễ dàng thông qua các ứng dụng dịch thuật, tư vấn hỗ trợ thông minh hay sửa ngữ pháp tự động…

Trong sản xuất

AI giúp cho việc tự động hóa các quy trình trong sản xuất công nghiệp trở nên chính xác, tối ưu và tiết kiệm hơn rất nhiều. Ví dụ: kiểm tra chất lượng sản phẩm, vận hành các quy trình sản xuất một cách tự động, truyền thông chuỗi cung ứng, cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng…

Trong sản xuất nông nghiệp thì AI hỗ trợ tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp. Một số ứng dụng của AI trong trong nông nghiệp như: Thiết bị phân tích dự báo thời tiết, hệ thống theo dõi tình hình sức khỏe của đất và cây trồng, robot nông nghiệp phục vụ trong canh tác…

Trong giao thông, vận tải

Ứng dụng của AI trong lái xe
Ứng dụng của AI trong lái xe

Ứng dụng AI trong việc quản lý giao thông tại các đô thị hiện nay đã trở nên rất phổ biến. AI được áp dụng để giải quyết rất nhiều vấn đề trong giao thông đường bộ như: ùn tắc giao thông, hỗ trợ kiểm soát lượng xe cộ, đếm xe, phân tích mật độ giao thông, phạt nguội…

Hệ thống quản lý giao thông thông minh tích hợp các chức năng như: nhận diện biển số xe, phát hiện hành vi vi phạm giao thông (vượt đèn đỏ, lấn làn, chạy ngược chiều…), đếm lưu lượng xe, giám sát an ninh…

Trong vận tải thì công nghệ AI được ứng dụng trên các phương tiện tự lái. Ứng dụng này đã góp phần mang lại lợi ích kinh tế cao hơn khi cắt giảm được chi phí vận hành, tối ưu hóa lộ trình vận chuyển, đặc biệt là hạn chế các tai nạn nguy hiểm đến tính mạng con người.

Trong dịch vụ

Mảng dịch vụ trải dài trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ khách sạn, nhà hàng cho đến tài chính, ngân hàng… Ở bất kỳ lĩnh vực nào thì AI cũng đều mang lại những hiệu quả rõ rệt. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI đã góp phần làm thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng mục tiêu. 

Ứng dụng của AI trong dịch vụ khách sạn
Ứng dụng của AI trong dịch vụ khách sạn

– Nhờ vào công nghệ AI mà các công ty có thể cung cấp quảng cáo vào đúng thời điểm cũng như đúng đối tượng khách hàng tiềm năng dựa trên việc phân tích đặc điểm về nhân khẩu học, thói quen hoạt động trực tiếp cũng như những nội dung mà khách hàng thường xem.

– Công nghệ AI giúp cho ngành dịch vụ hoạt động trở nên tối ưu hơn. Từ đó góp phần mang đến cho khách hàng những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ. Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu, công nghệ AI có thể nắm bắt được thông tin về hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng. Từ đó sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp một cách cá nhân hóa.

– Những ứng dụng AI nổi bật trong mảng dịch vụ như: Định danh điện tử (eKYC), ứng dụng dự đoán hành vi, sở thích hay ứng dụng đề xuất sản phẩm phù hợp với thị hiếu, trợ lý ảo, chấm công bằng nhận diện gương mặt…

Ngoài những ứng dụng kể trên, công nghệ trí tuệ nhân tạo AI còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác như: đồ họa, nghiên cứu khoa học, khám phá vũ trụ… 

Như vậy bạn đã hiểu rõ hơn về trí tuệ nhân tạo là gì rồi đúng không nào. Với những giá trị to lớn mà AI mang lại, có thể thấy rằng AI chính là xu hướng công nghệ của hiện tại và trong tương lai. Hãy cùng chờ đợi những sáng tạo mới nhất của loài người trong lĩnh vực này nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here