Thuốc kháng sinh là gì? Tổng quan về thuốc kháng sinh

0
278

Thuốc kháng sinh là cái tên đã không còn xa lạ với mọi người, là một trong những nhóm thuốc quan trọng điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Mặc dù được sử dụng rộng rãi nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ thuốc kháng sinh là gì? Lợi ích và nguy cơ mà kháng sinh mang lại cho sức khỏe người bệnh? Hay cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc kháng sinh?

Thuốc kháng sinh là gì?

Kháng sinh là các loại thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc có thể kìm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn. Từ đó giúp cho cơ thể con người hoặc động vật có thể chống lại nhiễm trùng. Kháng sinh có các tác dụng khác nhau trên từng loại vi khuẩn. Một số kháng sinh có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn và được gọi là kháng sinh phổ rộng. Còn một số loại khác lại chỉ có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định thì được gọi là kháng sinh phổ hẹp.

Thuốc kháng sinh là gì?
Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh một số cách dùng như sau:

– Đường uống: Có thể là dạng viên nén, viên nang hoặc hỗn dịch uống.

– Dùng bên ngoài: Có thể là dạng kem bôi, thuốc mỡ, thuốc xịt dùng trên da hoặc thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai…

– Đường tiêm: Tiêm ở bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, được dùng cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng.

– Đường đặt âm đạo: Dạng viên đạn hoặc viên trứng mềm.

Cách thức hoạt động của kháng sinh là gì?

– Thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị vi khuẩn theo 2 cách là: Diệt khuẩn gây chết tế bào vi khuẩn và kìm khuẩn nhằm ngăn chặn sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn.

Ví dụ: Kháng sinh diệt khuẩn như penicillin và amoxicillin có thể gây ra sự phân hủy thành tế bào vi khuẩn dẫn đến chết tế bào. Hay thuốc kháng sinh như erythromycin và clarithromycin có tác dụng ngăn vi khuẩn tổng hợp protein để từ đó ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Thuốc kháng sinh có tác dụng ngay khi uống
Thuốc kháng sinh có tác dụng ngay khi uống

– Thuốc kháng sinh sẽ bắt đầu hoạt động ngay sau khi người nào đó dùng chúng. Mỗi loại kháng sinh sẽ có thời gian tồn tại trong cơ thể khoảng khác nhau. Tuy nhiên các loại thuốc kháng sinh thông thường như amoxicillin và ciprofloxacin thì sẽ tồn tại trong cơ thể khoảng 24 giờ sau khi sử dụng liều cuối cùng. Với những người bị suy giảm chức năng thận thì có thể mất nhiều thời gian hơn để có thể đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.

– Thuốc kháng sinh hiện có rất nhiều dạng: viên nang, viên nhai, bột pha hỗn dịch lỏng, kem, thuốc mỡ… và nó chỉ được bán theo đơn chỉ định của bác sĩ. 

– Bác sĩ kê đơn sẽ lựa chọn một loại kháng sinh cụ thể và đường dùng của nó dựa trên loại cũng như mức độ nhiễm trùng. Đôi khi cần phải tiến hành phân tích bệnh phẩm để xác định có thể chính xác được loài và chủng vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.

– Thuốc kháng sinh thường không gây ảnh hưởng đến các tế bào của con người. Đây cũng chính là một trong những lý do tại sao mà kháng sinh lại an toàn để sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên cũng giống như tất cả các loại thuốc khác, sẽ có một số người có thể gặp phản ứng hoặc có tác dụng phụ với thuốc kháng sinh. 

>>Xem thêm: Healthy là gì? Bật mí về chế độ ăn uống healthy

Phân loại thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh chống khuẩn

  • Nhóm Beta-Lactam

Đại diện cho thuốc kháng sinh nhóm Beta-Lactam chính là: Kháng sinh nhóm Penicillin, kháng sinh nhóm Cephalosporin. Ngoài ra thì còn có các loại kháng sinh khác như: nhóm Carbapenem, nhóm monobactam…

Kháng sinh Penicillin
Kháng sinh Penicillin

– Các loại kháng sinh Penicillin sẽ được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân bị các bệnh lý như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn não – màng não, viêm tai, viêm màng trong tim… Nó có tác dụng chống và ngăn ngừa các hiện tượng nhiễm trùng nhẹ do sự tấn công từ các loại vi khuẩn khi cơ thể bị tổn thương.

– Các loại kháng sinh nhóm Cephalosporin gồm 3 thế hệ: Cefalexin, Cefuroxim và Cefotaxim. Các loại kháng sinh này có tác dụng chống lại các vấn đề có liên quan đến nhiễm khuẩn các mô mềm, đường hô hấp, đường tiết niệu hay được sử dụng để phòng tình trạng bị nhiễm khuẩn trong và sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, các loại thuốc này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh như viêm màng não, viêm màng trong tim, bệnh lậu, bệnh thương hàn…

  • Nhóm Aminoglycosid

Kháng sinh nhóm này bao gồm các loại như: Kanamycin, Gentamicin, Amikacin, Tobramycin…

Các loại kháng sinh thuộc nhóm này có tác dụng diệt khuẩn cũng như ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gram âm, khuẩn tụ cầu và trực khuẩn lao. 

Thuốc Streptomycin thuộc nhóm này được sử dụng để điều trị bệnh lao. Ngoài ra thì các kháng sinh còn lại có thể được kết hợp với một số loại khác để dùng cho những người có bệnh lý về: nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn ngoài da, viêm màng não, viêm màng trong tim…

  • Nhóm Lincosamid 
Kháng sinh Lincomycin
Kháng sinh Lincomycin

Nhóm kháng sinh này bao gồm 2 loại thuốc chính: Lincomycin – kháng sinh từ vi sinh vật tự nhiên và Clindamycin – kháng sinh được bào chế thông qua hình thức bán tổng hợp. 

Chức năng chính của nhóm kháng sinh này là kìm khuẩn do sự ức chế tổng hợp của protein. Protein của các vi sinh vật không thể phát triển hoặc hình thành sẽ khiến cho hoạt động của các vi sinh vật này bị ngưng trệ, từ đó mất đi khả năng sinh sôi và phát triển. 

Nhóm thuốc này được chỉ định sử dụng cho những người bị nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, nhiễm khuẩn ở xương khớp hoặc bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó thì nó còn có tác dụng phòng bệnh viêm màng trong tim, điều trị viêm phổi, áp xe phổi hay các bệnh có liên quan đến đến viêm đường sinh dục ở nữ.

  • Nhóm Macrolid

Nhóm Macrolid có các loại thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều như: Erythromycin, Spiramycin…

Kháng sinh thuộc nhóm này có tác dụng tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Thường nó được sử dụng cho những loại bệnh đã sử dụng Penicillin nhưng không có hiệu quả hay vi khuẩn kháng lại Penicillin. 

Kháng sinh nhóm này thường được dùng khi điều trị mụn trứng cá, nhiễm khuẩn khu vực mô mềm và da, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm xoang, nhiễm trùng răng miệng…

  • Nhóm Phenicol
Kháng sinh Chloramphenicol
Kháng sinh Chloramphenicol

Nhóm kháng sinh này bao gồm có 2 loại thuốc chính là: Cloramphenicol và Thiamphenicol.

Cơ chế tác dụng của nhóm này là làm kìm hãm sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn khi ức chế khả năng tổng hợp protein khiến cho vi khuẩn không thể sinh trưởng được.

Các loại thuốc thuộc nhóm này được chỉ định dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn ở khu vực mắt, tay, ngoài da và ở khu vực âm đạo của nữ giới. 

Thuốc kháng sinh chống nấm

Các loại kháng sinh chống nấm thường được sử dụng như: Nystatin, Ketoconazol, Griseophunvin… Tác dụng chính là diệt nấm kí sinh ở ngoài da và trong niêm mạc như: nấm Candida, Trichophyton, Microsporum… Hay điều trị một số bệnh nấm kí sinh ở khu vực móng tay, kẽ ngón tay, trên da…

Tác dụng của kháng sinh là gì?

Đa số thì các vi khuẩn sống tự nhiên trong cơ thể người đều không hề gây hại. Một số đó còn có thể có lợi do chúng tham gia vào các quá trình chuyển hóa và bảo vệ cơ thể của chúng ta khỏi các vi khuẩn gây bệnh.

Kháng sinh chủ yếu được sử dụng để điều trị các bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn. Ví dụ: viêm xoang, nhiễm khuẩn răng, viêm màng não, nhiễm khuẩn hô hấp trên và dưới…

Các bệnh lý như: cảm, cảm cúm, ho, đau họng, viêm phế quản… thường được gây ra bởi virus. Trong trường hợp này việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả. Vì vậy mà các bác sĩ sẽ đánh giá và kê đơn thuốc nhằm giảm triệu chứng viêm hoặc thuốc kháng virus nếu cần.

Một số trường hợp chưa xác định được chính xác nguyên nhân nhiễm là do vi khuẩn hay do virus thì các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm vi sinh trước khi kê đơn thuốc điều trị.

  • Tác dụng phụ của kháng sinh
Buồn nôn - tác dụng phụ chủ yếu của kháng sinh
Buồn nôn – tác dụng phụ chủ yếu của kháng sinh

Khi sử dụng kháng sinh thường có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa bởi thuốc diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột của chúng ta. Tác dụng phụ hay gặp phải là: nôn ói, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng… Ngoài ra, một số kháng sinh còn có tác dụng phụ trên các hệ cơ quan khác như: thần kinh, tim mạch, hệ tiết niệu, hệ tạo máu… nhất là trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều cho phép.

  • Đề kháng kháng sinh

Kháng sinh chính là một công cụ điều trị vi khuẩn hữu hiệu khi dùng một cách thận trọng và an toàn. Tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng 50% việc dùng kháng sinh là không cần thiết. Việc sử dụng không phù hợp này có thể dẫn đến đề kháng kháng sinh tức là vi khuẩn được “huấn luyện” và tự phát sinh các khả năng có thể chống lại thuốc. Khi đó, kháng sinh sẽ không còn mang lại hiệu quả diệt khuẩn và người bệnh cần phải được chữa trị bằng các loại kháng sinh phổ rộng hơn, mạnh hơn. Ngoài ra, khi vi khuẩn trở nên “đa kháng” hoặc “siêu kháng thuốc” thì sẽ không có kháng sinh nào có tác dụng nữa. Điều này dẫn đến người bệnh có nguy cơ tử vong vì không còn loại thuốc nào điều trị phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh là gì?

Uống thuốc kháng sinh theo chỉ định bác sĩ
Uống thuốc kháng sinh theo chỉ định bác sĩ

– Tùy theo loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ kháng sinh phù hợp với từng người ở từng thời điểm khác nhau. Do đó bạn nên uống theo đúng hướng dẫn. Không nên dự trữ thuốc dư thừa để sau này dùng và cũng không để người khác sử dụng thuốc của mình hay uống theo đơn thuốc của họ.

– Đối với các trường hợp bị nhiễm trùng nặng do vi khuẩn thì các loại kháng sinh thường được dùng dưới dạng tiêm. Khi tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát thì các bác sĩ sẽ chỉ định thêm kháng sinh ở dạng viên nén, viên nang hoặc dạng hỗn dịch để uống. Với nhiễm trùng vừa và nhẹ thì các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống ngay từ đầu.

– Các dạng nhiễm trùng bên cạnh việc chỉ định sử dụng kháng sinh dùng ngoài thì có thể kết hợp thêm với kháng sinh uống để có tác dụng toàn thân nếu như cần thiết.

Uống thuốc đúng liều lượng
Uống thuốc đúng liều lượng

– Thuốc kháng sinh cần phải được dùng cho đến khi các vi khuẩn lây nhiễm bị loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể. Vì vậy mà người bệnh cần phải dùng thuốc đủ liều và đúng thời gian quy định..

– Chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh nếu thật sự cần thiết, đúng và đủ liệu trình. Vì nếu không đảm bảo những yếu tố này thì vi khuẩn rất dễ kháng lại thuốc. Lúc này, chúng không những không bị tiêu diệt và còn phát triển mạnh hơn trước.

– Nếu viêm không do nhiễm khuẩn thì bạn cũng không nên dùng kháng sinh. Ví dụ như: đau họng do uống nước đá hay ngồi điều hòa nhiều, cảm lạnh, sổ mũi…

Như vậy bạn đã hiểu hơn về thuốc kháng sinh là gì rồi đúng không nào? Có thể thấy rằng tác dụng của kháng sinh là rất lớn. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều sẽ gây kháng kháng sinh làm nhiễm trùng lâu khỏi.

Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào khác cần được giải đáp, hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here