Futsal là gì? Tất tần tật về bóng đá Futsal

0
217

Bên cạnh bóng đá sân cỏ thì bóng đá trong nhà Futsal cũng là bộ môn thể thao vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên Futsal lại chưa thực sự được nhiều người quan tâm. Vậy bạn có biết Futsal là gì không? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bộ môn này ngay sau đây nhé!

Đá Futsal là gì?

Futsal hay còn được biết đến với cái tên là bóng đá trong nhà. Đây là một loại hình bóng đá thi đấu bên trong nhà thi đấu và nó cũng được xem như là một dạng của bóng đá sân nhỏ. 

Futsal là gì
Futsal – bóng đá trong nhà

Futsal ra đời từ những năm 1930 ở Montevideo của Uruguay. Đặc biệt, đây cũng là năm tổ chức lễ khai mạc World Cup ở nước này. Người góp công đầu trong sự phát triển của môn bóng đá này chính là Juan Carlos Ceriani – sáng tạo ra trò chơi dành cho 5 người mỗi đội và có thể chơi trong nhà hoặc là ngoài trời. 

Cũng khoảng năm đó, một loại bóng đá tương tự được chơi trên sân bóng rổ đã phát triển ở São Paulo, Brazil. Loại bóng đá mới này nhanh chóng được chấp nhận ở khắp Nam Mỹ. Liên đoàn thể thao Brazil đặt ra những luật lệ chính thức đầu tiên cho môn thể thao Futsal vào năm 1958.

FIFA cũng bắt đầu quản lý môn bóng đá trong nhà với những luật lệ riêng và tổ chức giải vô địch bóng đá trong nhà FIFA (FIFA Futsal World Cup) lần đầu tiên vào năm 1989 tại Rotterdam của Hà Lan.

Futsal đá ở đâu?

Như đã nói ở trên, Futsal là môn bóng đá thi đấu trong nhà, trên mặt sân được làm bằng gỗ, vật liệu nhân tạo hoặc là các bề mặt tương tự khác. Có thể nói bất kỳ vật liệu bằng phẳng, mịn màng và không bị mài mòn cũng có thể được sử dụng để chơi môn thể thao này. 

Sân thi đấu môn Futsal
Sân thi đấu môn Futsal

Sân thi đấu tiêu chuẩn tổ chức các trận đấu Futsal quốc tế sẽ có kích thước cụ thể là: Chiều dài từ 38 – 42m và chiều rộng từ 20 – 25m. Còn đối với việc tổ chức các trận đấu mang cấp độ thấp hơn thì sân có thể có kích thước là: Chiều dài từ 25 – 42m, chiều rộng từ 16 – 25m. Tuy nhiên nó vẫn phải đảm bảo sân bóng thi đấu có hình chữ nhật với đường biên cầu môn là biên ngang và ngắn hơn đường biên dọc.

Trần nhà thi đấu bắt buộc phải cao từ 4m trở lên. Trên đường biên ngang (đường biên ngắn hơn) thì đặt cầu môn ở chính giữa chiều dài. Cầu môn phải cao 2m và rộng 3m (rộng theo đúng chiều biên ngang). Lưới được làm bằng sợi đay, cây gai dầu hoặc nylon được gắn vào mặt sau của trụ khung thành và xà ngang. Phần dưới của lưới sẽ được gắn vào ống cong hoặc một phương tiện hỗ trợ nào đó sao cho thích hợp. Độ sâu của khung thành phải là 80cm ở phía trên và 1m ở phía bên dưới.

Trước mặt của từng khung thành hay cầu môn chính là khu vực cấm địa. Khu vực này được tạo ra bằng cách vẽ một phần tư vòng tròn có bán kính là 6m từ đường biên ngang với hai tâm chính là hai cột dọc khung thành. Phần trên của mỗi phần tư vòng tròn sau đó được nối với một đường kẻ 3,16m chạy song song với đường khung thành giữa hai trụ của khung thành.

>>Xem thêm: Bản ngã là gì? Cách để vượt qua bản ngã của chính mình

Vị trí của các cầu thủ trong Futsal là gì?

Một đội hình thi đấu Futsal chuẩn quốc tế sẽ có những vị trí như sau:

  • Thủ môn
Thủ môn Futsal
Thủ môn Futsal

Đây là người đảm nhận vai trò phòng thủ khung thành, là chốt chặn cuối cùng ngăn không cho đội bạn đưa bóng vào lưới. Thủ môn là người duy nhất được phép sử dụng tất cả bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả 2 tay. Thủ môn mặc quần dài, đeo bao tay và có bộ đồ thi đấu khác màu với những thành viên còn lại để dễ phân biệt.

Thủ môn cũng có thể dâng cao lên tấn công giống như một cầu thủ bình thường nhưng khi chạy ra khỏi vòng cấm thì không được phép sử dụng tay để thi đấu. 

Người được giao cho vị trí thủ môn thường phải là người có ngoại hình cao to, có khả năng phản xạ, khả năng phán đoán cũng như xử lý tình huống cực kỳ chuẩn xác.

  • Hậu vệ thòng (Fixo)
Hậu vệ - người phòng ngự trước khung thành
Hậu vệ – người phòng ngự trước khung thành

Vị trí này đứng trên thủ môn, đảm nhận vai trò phòng thủ bên phần sân nhà. Đây là hàng rào chắn vững chắc bởi cầu thủ đội bạn muốn dẫn bóng đến đối mặt với thủ môn hay ghi bàn từ xa thì cũng phải bắt buộc vượt qua được hàng rào chắn này.

Đây cũng là vị trí có thể bao quát được cả sân từ đó nắm bắt được tình hình trận đấu. Vì vậy mà vị trí này thường là do các đội trưởng đảm nhiệm để có thể kịp thời chấn chỉnh lại đội hình và đưa ra các chiến thuật hợp lý.

Hậu vệ thòng thường là những người có ngoại hình cao to, có khả năng áp sát đối thủ nhanh chóng, khả năng cạnh tranh bóng tốt cũng như tốc độ chạy nhanh để theo kịp được đối thủ… Quan trọng nhất là vị trí này phải phối hợp ăn ý với các đồng đội để khi đã ngăn chặn đối phương tấn công thành công thì phải ngay lập tức chuyền bóng lên cho đồng đội của mình ở tuyến trên.

Ngoài nhiệm vụ phòng thủ thì hậu vệ có quyền dâng cao để tham gia tấn công một cách bất ngờ để tìm kiếm cơ hội ghi bàn.

  • Tiền vệ cánh (Ala)
Tiền vệ cánh - hỗ trợ tấn công, phòng ngự
Tiền vệ cánh – hỗ trợ tấn công, phòng ngự

Đây là người chơi ở hai bên rìa của sân thi đấu và cũng là vị trí gây đột biến nhất vì rất linh hoạt. Có thể nói mọi chiến thuật của đội đều xoay quanh ở vị trí này. Nhiệm vụ chính của tiền vệ cánh là tìm cách để kiến tạo tình huống, chuyền bóng vào khu vực giữa sân cho đồng đội có cơ hội ghi bàn hoặc thậm chí là tự mình ghi bàn.

Bên cạnh đó, do thi đấu ở hai bên cánh nên vị trí này có thể linh động chạy về phần sân nhà để hỗ trợ phòng thủ và tìm kiếm cơ hội phản công. Chính vì sự linh hoạt đó mà Ala đòi hỏi người chơi phải có thể lực rất cao cũng như tốc độ chạy nhanh, khéo léo trong những pha xử lý tình huống. Đặc biệt, khả năng chuyền bóng chuẩn xác cho đồng đội cùng khả năng săn bàn tốt.

  • Tiền đạo (Pivo)
Tiền đạo - người ghi bàn
Tiền đạo – người ghi bàn

Đây chính là vị trí cao nhất trong đội hình có nhiệm vụ chính là ghi bàn. Vị trí này cực kỳ nguy hiểm nên sẽ được đối thủ dành sự “chăm sóc đặc biệt”. Tuy nhiên, tiền đạo cũng có thể là “chim mồi” để thu hút sự chú ý của hậu vệ đối phương hay quấy phá đội hình đối thủ để tạo khoảng trống cho đồng đội ghi bàn.

Bên cạnh đó, Pivo cũng có thể lùi sâu về phần sân nhà để tham gia phòng ngự. Những người chơi ở vị trí Pivo phải là người có ngoại hình cao to, có sức mạnh để không bị đối phương lấn áp. Bên cạnh đó phải có khả năng xử lý bóng khéo léo, kỹ thuật tốt và quan trọng nhất là khả năng dứt điểm phải cực kỳ chuẩn xác.

Luật chơi của Futsal là gì?

Futsal có mấy người đá?

Trận thi đấu Futsal chỉ được bắt đầu khi mỗi đội tuyển đã có đủ 5 cầu thủ chính thức. Số lượng những cầu thủ của mỗi đội được thay thế tối đa là 7 người và số lần đổi người không bị giới hạn. Nếu như một trong hai đội tuyển có ít hơn là 3 cầu thủ (gồm cả thủ môn) thì trận đấu sẽ được kết thúc.

Futsal có 5 người thi đấu chính
Futsal có 5 người thi đấu chính

Trang phục thi đấu của các cầu thủ sẽ bao gồm có: áo, quần, tất và giày cao su. Theo như quy định thì thủ môn được phép mặc quần dài và màu sắc của bộ đồ cũng phải khác để có thể phân biệt được với những cầu thủ khác trong đội và trọng tài. Đặc biệt, Khi đã ra sân thi đấu thì các cầu thủ không được phép đeo các loại trang sức hoặc đồ vật khác để tránh gây nguy hiểm.

Huấn luyện viên của các đội tuyển được phép chỉ đạo chiến thuật trong suốt quá trình thi đấu. Tuy nhiên cũng cần phải cư xử đúng mực và không được phép cản trở các cầu thủ khi thi đấu, đặc biệt là đối với đội đối thủ hoặc trọng tài.

Futsal đá bao nhiêu phút?

Theo quy định của FIFA thì một trận đấu Futsal sẽ có 2 hiệp thi đấu chính thức và mỗi hiệp sẽ kéo dài 20 phút. Nếu như sắp hết thời gian thi đấu chính thức mà có một đội được hưởng 1 quả phạt trực tiếp thì trận đấu vẫn sẽ được tiếp tục cho đến khi nào thực hiện xong thì thôi. 

Mỗi đội sẽ được phép nghỉ 15 phút sau khi hiệp 1 khép lại (gọi là thời gian nghỉ giữa hiệp).

Trong thời gian thi đấu chính thức thì mỗi đội sẽ có 1 lần được hội ý trong 1 phút ở mỗi hiệp. Tuy nhiên cũng cần phải tuân thủ theo những quy định sau:

– Huấn luyện viên của đội bóng mới có quyền yêu cầu gợi ý và phải thông báo với trọng tài để tiến hành bấm giờ hội ý.

– Khi hết giờ và trọng tài thổi còi thì 2 đội chơi phải trở về sân bóng ngay lập tức.

– Khi hội ý thì chỉ các cầu thủ thi đấu chính thức mới được phép ở trong sân. Còn những cầu thủ dự bị hay quản lý của đội bóng thì vẫn phải ở bên ngoài sân.

Trọng tài trong bóng đá Futsal

Trọng tài chính và trọng tài phụ
Trọng tài chính và trọng tài phụ

Một trận thi đấu Futsal sẽ được điều khiển bởi một vị trọng tài chính. Đây cũng là người có quyền định dừng trận nếu như xét thấy có sự can thiệp, tác động từ bên ngoài. 

Hỗ trợ cho trọng tài chính còn có các trọng tài khác là: trọng tài phụ ngoài biên và trọng tài bàn để ghi chép quản lý tổng hợp các số liệu thông tin diễn ra trên trận đấu.

Theo như quy định, nếu như có sự cố thương tích xảy ra thì trọng tài bàn có thể thay thế cho trọng tài phụ. Ngoài ra, trọng tài phụ cũng có thể thay thế cho trọng tài chính để điều khiển toàn bộ trận đấu.

Luật thay người thi đấu trong Futsal là gì?

Như đã nói ở trên, trong mỗi trận đấu bóng đá Futsal thì số lượng cầu thủ dự bị tối đa là 7 người. Đặc biệt, các đội bóng sẽ có quyền thay người mà không bị giới hạn. Những cầu thủ khi đã được thay thế ra khỏi sân vẫn được quyền quay lại thi đấu nhưng phải tuân theo đúng các quy định sau:

– Cầu thủ khi đã bị thay thế thì bắt buộc phải rời khỏi sân và qua khu vực thay người của đội nhà.

– Cầu thủ khi muốn vào sân phải đợi cho cầu thủ bị thay thế đi ra khỏi sân.

– Trọng tài chính là người có quyền quyết định cầu thủ dự bị có được phép vào sân thi đấu hay không.

– Khi đã hoàn thành thủ tục thay thế thì cầu thủ vào sân sẽ được chơi chính thức trong những phút còn lại và cầu thủ ra sân sẽ được xem là cầu thủ dự bị.

Luật bắt đầu trận đấu trong Futsal là gì?

Để có thể bắt đầu trận đấu bóng đá Futsal thì các cầu thủ cần phải nắm rõ những luật thi đấu như sau:

Trọng tài làm thủ tục thi đấu trước trận
Trọng tài làm thủ tục thi đấu trước trận

– Trọng tài sẽ làm thủ tục tung đồng tiền. Theo đó đội chiến thắng sẽ có quyền chọn cầu môn còn đội còn lại sẽ được quyền giao bóng.

– Sang hiệp thứ 2 thì cả hai đội tuyển sẽ tiến hành thay đổi sân cho nhau. Cùng với đó đội tuyển ở hiệp 1 không được giao bóng thì sẽ được quyền giao bóng trong hiệp 2 này.

Lỗi và xử phạt trong Futsal là gì?

  • Nếu như cầu thủ dự bị vào sân trong khi cầu thủ bị thay thế vẫn chưa rời khỏi sân thì:

– Trọng tài có quyền cho dừng trận đấu.

– Cầu thủ bị thay thế phải nhanh chóng rời khỏi sân đấu.

– Trọng tài có thể phạt thẻ vàng cho cầu thủ vào sân và yêu cầu cầu thủ này phải ra khỏi sân để làm thủ tục thay thế lại.

– Các cầu thủ của đội đối phương sẽ được hưởng 1 quả phạt gián tiếp khi trận đấu được bắt đầu trở lại.

  • Khi thay người mà cầu thủ thay thế không đứng ở vị trí thay người của đội mình thì:

– Trọng tài có thể cho tạm dừng trận đấu.

– Cảnh cáo hoặc có thể rút thẻ phạt đối với cầu thủ thay thế và yêu cầu cầu thủ này làm lại thủ tục.

– Đội khách sẽ được hưởng 1 quả đá phạt gián tiếp khi trận đấu bắt đầu trở lại.

  • Lỗi trực tiếp trong futsal là gì: 

Đây là những lỗi nếu cầu thủ vi phạm sẽ bị trọng tài thổi phạt và đội đối thủ sẽ được hưởng một quả đá phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi. Nếu như cố tình vi phạm trong khu vực phạt đền của đội nhà thì đội đối thủ sẽ được hưởng quả đá phạt 6m trực tiếp, đối diện với khung thành của đội cầu thủ phạm lỗi (hay còn gọi là penalty). Lỗi trực tiếp trong Futsal được quy định bao gồm những lỗi như sau:

Lỗi trực tiếp trong thi đấu
Lỗi trực tiếp trong thi đấu

– Cố ý đá vào chân của cầu thủ đội bạn.

– Cố ý ngáng chân các cầu thủ đội bạn.

– Cố ý đánh cầu thủ đội bạn.

– Cố ý lôi hoặc kéo các cầu thủ đội bạn.

– Cố ý nhổ nước bọt vào các cầu thủ đội bạn.

– Cố ý dùng tay chơi bóng, trừ thủ môn ở trong khu phạt đền của đội mình.

– Có hành vi nhảy lên người của cầu thủ đội bạn.

– Sử dụng vai để chèn các cầu thủ đội bạn.

– Khi xoạc bóng nhưng không trúng bóng hoặc trúng bóng nhưng lại xoạc theo một cách thô bạo và dùng nhiều lực.

  • Lỗi gián tiếp: 

Đây là những lỗi không thuộc những lỗi trực tiếp kể trên. Khi vi phạm thì cầu thủ sẽ bị thổi phạt và tại nơi phạm lỗi đội bạn sẽ được hưởng một quả đá phạt gián tiếp. 

Nếu như vi phạm trong khu vực phạt đền của đội nhà thì đội đối thủ sẽ được hưởng quả đá penalty.

Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm nặng hay nhẹ mà trọng tài có thể đưa ra những chiếc thẻ phạt tương ứng. Nếu như cầu thủ vi phạm lỗi trực tiếp ở mức cảnh cáo hay mức nhẹ nhất thì 5 lần thì sẽ bị thẻ đỏ và đuổi khỏi sân (hình thức này không áp dụng cho phạm lỗi gián tiếp).

Như vậy bạn đã hiểu Futsal là gì rồi đúng không nào. Cũng giống như bóng đá sân cỏ, môn thể thao này cũng mang lại cho người hâm mộ rất nhiều cảm xúc khác nhau. Nếu có cơ hội thì bạn có thể tham gia bộ môn này để có những cảm nhận trực tiếp nhất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here