Rối loạn đa nhân cách là gì? Bật mí về bệnh đa nhân cách

0
294

Rối loạn đa nhân cách là bệnh lý khá thường gặp trong xã hội hiện nay và có nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng lại không hề hay biết. Vậy thực chất bệnh đa nhân cách là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không và cách chữa trị ra sao? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này ngày sau đây nhé!

Bệnh đa nhân cách là gì?

Bệnh đa nhân cách hay còn gọi là rối loạn đa nhân cách, đây là một chứng bệnh tâm lý làm ảnh hưởng đến hành vi cũng như thái độ của người bệnh. Lúc này, bệnh nhân sẽ tồn tại nhiều hơn hai nhân cách trong đó sẽ có 1 nhân cách bình thường và các nhân cách về bệnh lý. Cụ thể:

Da-nhan-cach-la-gi-
Đa nhân cách là gì?

– Nhân cách bình thường: Thể hiện ở sự tuân thủ các chuẩn mực đạo đức của xã hội cũng như các thể chế xã hội hiện hành.

– Nhân cách bệnh lý: Thể hiện ở cách sống, cách cư xử và những phản ứng hoàn toàn khác biệt với những người bình thường.

Thông thường ở người bệnh khi một nhân cách nào đó đang ngự trị thì người đó sẽ không nhớ được mình đã làm gì khi ở nhân cách cũ. Chính vì vậy mà người ta nói bệnh đa nhân cách thường đi kèm với chứng mất trí nhớ và người bệnh thường cho rằng bản thân đã đi ngủ trong khoảng thời gian đó. Bị mất ký ức, trí nhớ về những việc đã xảy ra trong quá khứ chính là một trong những đặc điểm chính của những người bị mắc bệnh rối loạn nhân cách.

>>Xem thêm: Hướng nội là gì? Người hướng nội có ưu điểm gì?

Phân biệt đa nhân cách và tâm thần phân liệt

Rất nhiều người nhầm lẫn tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách là một nhưng thật chất thì hai chứng bệnh này lại rất khác nhau:

Tam-than-phan-liet-khac-roi-loan-nhan-cach
Tâm thần phân liệt khác rối loạn nhân cách

– Tâm thần phân liệt: Đây chính là một bệnh tâm thần nghiêm trọng và những người bị tâm thần phân liệt thì không có nhiều nhân cách và họ cũng có ký ức khá liền mạch về những sự kiện đã xảy đến với mình. Đặc trưng chủ yếu của căn bệnh này là nghe hoặc nhìn thấy những thứ không có thật (bị ảo giác) và suy nghĩ hoặc tin vào những điều không có cơ sở trong thực tế (bị hoang tưởng).

– Rối loạn đa nhân cách: Đây là một rối loạn làm ảnh hưởng tới cách hành xử của người bị mắc bệnh. Những bệnh nhân bị mắc chứng này có nhiều người bệnh không thể nhớ được những hành vi hay lời nói mình đã làm khi ở một nhân cách khác. Hay nói dễ hiểu theo cách dân gian gọi là “bị nhập”, tức là người bệnh chỉ được người thân kể lại về những nhân cách đó mà họ không hề có chút ký ức nào về nó. Đặc trưng của người bị rối loạn đa nhân cách là mỗi nhân cách sẽ có những suy nghĩ và niềm tin hoàn toàn khác biệt.

Nguyên nhân gây ra bệnh đa nhân cách là gì?

Theo như nghiên cứu từ các chuyên gia trên thế giới thì bệnh đa nhân cách được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng chủ yếu nhất là bao gồm những yếu tố sau:

  • Sang chấn tâm lý
Sang-chan-tam-ly-do-bao-hanh
Sang chấn tâm lý do bạo hành

Sang chấn tâm lý đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên bệnh. Các sang chấn tâm lý ở thời thơ ấu, nhất là trong khoảng thời gian từ 18 tháng tuổi cho đến 10 tuổi sẽ gây ra những vết hằn sâu sắc lên sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Nếu thời gian xảy ra sang chấn càng sớm thì số nhân cách sẽ càng nhiều.

Các sang chấn tâm lý chủ yếu là: Lạm dụng tình dục và bị bạo hành thân thể. Theo như báo cáo của nhóm nghiên cứu về Đa nhân cách do Tiến sĩ Brabd, Classen và Laniuset đứng đầu đã công bố năm 2009 thì có 86% người đa nhân cách từng bị lạm dụng tình dục trong quá khứ và có đến 79% người bị bạo hành thân thể, đánh đập lúc còn thơ ấu.

Ngoài ra thì sang chấn tâm lý cũng có thể do việc bị phớt lờ, kỳ thị hay bị nhục mạ bằng ngôn ngữ. Các trường hợp này thì trẻ sẽ dễ phát triển thêm một nhân cách hung hăng, chống đối xã hội để giúp cho nhân cách chính chống lại các cảm giác tiêu cực do các tác động bên ngoài gây ra.

  • Sự khiếm khuyết ở não bộ

Đây có thể là do di truyền hoặc bị mắc phải bẩm sinh khiến cho người bệnh bị giảm khả năng tổng hợp các thông tin. Chính sự yếu kém trong quá trình tổng hợp và tích hợp khiến cho nhân cách của bệnh nhân dễ bị phân liệt và tạo thành đa nhân cách.

  • Thời gian xảy ra các sang chấn
Cac-tinh-huong-toi-te-lap-lai-lien-tuc
Các tính huống tồi tệ lặp lại liên tục

Thời gian cũng đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của người đa nhân cách. Các tình huống tồi tệ xảy ra liên lục, lập đi lập lại trong khoảng thời gian càng dài thì nguy cơ đa nhân cách sẽ càng nhiều.

  • Môi trường sống, gia đình

Đây cũng là một yếu tố có tác động vào quá trình hình thành nên bệnh. Các trẻ nếu như bị thiếu sự hỗ trợ về việc phát triển cảm xúc, vận động sẽ khiến khả năng chịu đựng của trẻ thấp hơn bình thường. Vì vậy, đối với các đối tượng này chỉ một kích thích nhỏ cũng có thể khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc phản ứng lại. Kết quả là, nhân cách mới sẽ xuất hiện để giúp cho trẻ thích ứng việc muốn chối bỏ các tình huống khó khăn mà trẻ không muốn đương đầu.

Triệu chứng của người đa nhân cách là gì?

Trong thực tế thì rất khó để có thể chẩn đoán chính xác xem một người có bị mắc chứng rối loạn nhân cách hay không. Thông thường, để xác định thì cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ tâm lý. Tuy nhiên, phần lớn thì những bệnh nhân đa nhân cách sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

Ton-tai-nhieu-hon-2-nhan-cach
Tồn tại nhiều hơn 2 nhân cách

– Tồn tại nhiều hơn 2 nhân cách: Những nhân cách thường có nhận thức cũng như suy nghĩ khác biệt, thậm chí là có thể đối lập nhau hoàn toàn về thế giới xung quanh và những chuyện xảy ra.

– Có những khoảng trống trong ký ức: Những người mắc bệnh rối loạn nhân cách thường đi kèm với chứng mất trí nhớ. Bệnh nhân thậm chí có thể quên cả những thông tin cá nhân quan trọng của mình, các sự kiện diễn ra trong ngày và những việc mình đã làm.

– Sinh hoạt bất ổn: Khi mỗi nhân cách ngự trị thì người bệnh sẽ có những lối sinh hoạt khác nhau. Ví dụ: Nghiên cứu của các nhà thần kinh học vào năm 1994 về một phụ nữ tên là Mary Kendall đã chỉ ra rằng khi Marry 35 tuổi cô đã mắc bệnh đa nhân cách. Nhân cách bình thường của cô sẽ đi ngủ vào buổi đêm. Tuy nhiên có một nhân cách khác đã khiến cho cô thường xuyên lái xe đi dạo vào ban đêm khoảng 80 – 160km.

– Gặp các vấn đề về tâm lý như: Thay đổi cảm xúc liên tục, bị trầm cảm, lo lắng, hoảng loạn hoặc mắc chứng ám ảnh, muốn tự tử hoặc sinh ra các ảo giác về thị giác, thính giác, rối loạn giấc ngủ…

Rối loạn nhân cách có nguy hiểm không?

Rối loạn đa nhân cách được coi là  một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Trước tiên, căn bệnh này sẽ làm ảnh hưởng và xáo trộn đến cuộc sống, thói quen, hành vi của người bị bệnh. Sau đó, khi người bệnh bị nhiều nhân cách chi phối thì họ có thể làm những việc gây hại cho bản thân và những người khác.

Minh chứng cho độ nguy hiểm của căn bệnh này là: hai tên tội phạm Kenneth Bianchi và Angelo Buono đã mắc chứng rối loạn đa nhân cách. Chính 2 tên sát nhân này đã thực hiện tổng cộng 10 vụ án tại Los Angeles chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 1977 đến tháng 2 năm 1978.

Mức độ nguy hiểm của bệnh đa nhân cách này còn tùy thuộc vào các nhóm nhỏ hành vi của nhân cách. Cụ thể, khi nhân cách bị rối loạn thì sẽ được phân chia thành các nhóm hành vi:

– Nhóm A: Bao gồm rối loạn nhân cách phân liệt, nhân cách thể phân lập và nhân cách hoang tưởng.

– Nhóm B: Bao gồm rối loạn nhân cách chống đối xã hội, nhân cách ái kỷ và nhân cách ranh giới.

– Nhóm C: Bao gồm rối loạn nhân cách tránh né, ám ảnh cưỡng chế và nhân cách phụ thuộc.

Cách chữa trị bệnh đa nhân cách là gì?

Hiện nay, các chuyên gia tâm lý thường áp dụng một số phương pháp sau để có thể điều trị bệnh đa nhân cách:

Su-dung-cac-lieu-phap-dieu-tri
Sử dụng các liệu pháp điều trị

– Sử dụng liệu pháp phân tích tâm lý: Các bác sĩ tâm lý sẽ hướng đến các nhân tố bên trong nhằm giúp bệnh nhân hiểu rõ những cảm xúc thực của mình.

– Sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi: Mục tiêu là hướng tới những khía cạnh đặc biệt như: suy nghĩ, cảm xúc hay hành vi, thái độ và tình trạng rối loạn nhân cách của người mắc bệnh. Để có thể làm được điều này thì các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp nhận thức, tâm lý trị liệu, phân tích nhận thức và hành vi biện chứng của người bệnh.

– Sử dụng liệu pháp cộng đồng: Tham gia khóa điều trị cộng đồng trong thời gian vài tháng bệnh nhân sẽ được khuyến khích chia sẻ về những cảm xúc, hành vi của bản thân. Đồng thời cũng có thể đưa ra cảm nhận của họ về những hành vi của người khác.

– Sử dụng thuốc: Thực tế thì không có loại thuốc cụ thể nào được phê duyệt để điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên vẫn có một số thuốc được sử dụng nhằm mục đích cân bằng lại hormone và hóa chất trong não bộ. Cụ thể:

  • Thuốc chống trầm cảm: giúp cải thiện tâm trạng chán nản, ngăn ngừa nguy cơ tự tử hay làm những điều gây hại cho bản thân và người khác.
  • Thuốc an thần: dùng trong trường hợp người bệnh bị rối loạn nhân cách hoang tưởng và rối loạn nhân cách phân liệt.
  • Thuốc chống lo âu hay chống kích động…

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến bệnh đa nhân cách là gì? Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và khi thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường về mặt tính cách thì hãy thăm khám và điều trị ngay nhé!

Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here