Chương trình máy tính là gì? Phân biệt chương trình máy tính và phần mềm máy tính

0
302

Để một chiếc máy tính có thể hoạt động bình thường, đạt được nhu cầu sử dụng của người dùng thì chương trình máy tính đóng vai trò hết sức quan trọng. Vậy thực chất chương trình máy tính là gì? Chương trình máy tính có phải là phần mềm máy tính không? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.

Chương trình máy tính là gì?

Chương trình máy tính chính là tập hợp các hướng dẫn cho việc thực hiện nhiệm vụ của một máy tính. Để một máy tính có thể hoạt động bình thường thì yêu cầu những chương trình này phải hoạt động và nó thường thực hiện những lệnh chương trình ở bộ phận xử lý trung tâm CPU của máy tính. Một chương trình máy tính phải được viết bằng một ngôn ngữ lập trình mà máy tính có thể đọc được như BASIC, C, JAVA…

Chương trình máy tính là gì
Chương trình máy tính là gì

Chương trình máy tính được lưu trên ổ cứng của máy tính như một tập tin. Ngoài ra, không chỉ ở đĩa cứng mà chương trình máy tính còn được lưu trên đĩa mềm, thiết bị nhớ flash và đĩa CD để tạo điều kiện thuận tiện cho việc trao đổi thông tin.

Khi người mua chạy chương trình thì những tập tin được đọc bởi máy tính. Những bộ xử lý đọc dữ liệu trong tập tin sẽ giống như là một danh sách hướng dẫn. Sau đó, những máy tính sẽ thực hiện những gì mà chương trình cho phép nó làm.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ chương trình máy tính nào cũng tốt. Còn có những chương trình xấu hay còn được biết đến là phần mềm độc hại. Những phần mềm độc hại này thường sẽ cố gắng xâm nhập để ăn cắp thông tin từ máy tính của bạn. Hoặc chúng có thể làm hỏng các dữ liệu đã được lưu trên máy tính của bạn. 

>>Xem thêm: Thư mục là gì? Tất tần tật về thư mục máy tính

Phân loại một chương trình máy tính là gì?

Theo các tuyến chức năng thì chương trình máy tính có thể được phân chia thành các loại như sau:

– Phần mềm ứng dụng: Được thiết kế để thực hiện một nhóm các chức năng phối hợp nhiệm vụ hay các hoạt động vì lợi ích của người dùng.

– Phần mềm tiện ích: Là những chương trình ứng dụng được thiết kế để hỗ trợ quản trị hệ thống cũng như lập trình máy tính. Các loại phần mềm tiện ích có thể kể đến như Anti – virus, phần mềm sao lưu, quản lý clipboard, Cryptographic, nén dữ liệu…

Phân loại chương trình máy tính theo chức năng
Phân loại chương trình máy tính theo chức năng

– Hệ điều hành: Là một chương trình máy tính hoạt động giống như một trung gian giữa một người sử dụng máy tính và các phần cứng của máy tính.

– Chương trình khởi động: Một máy tính có thể lưu trữ các chương trình thì đòi hỏi một chương trình máy tính ban đầu được lưu giữ trong bộ nhớ chỉ với mục đích để đọc và khởi động. Quá trình khởi động chính là xác định và khởi tạo tất cả các khía cạnh của hệ thống. Từ đó đăng ký xử lý để điều khiển thiết bị cho nội dung bộ nhớ.

– Chương trình nhúng: Một thiết bị phần cứng của máy tính có thể đã nhúng Firmware để thực hiện kiểm soát hoạt động của nó. Firmware được sử dụng khi mà các chương trình máy tính không bao giờ thay đổi hoặc khi chương trình máy tính không bị mất khi tắt nguồn.

– Microcode: Là các chương trình kiểm soát một số bộ phận xử lý trung tâm cũng như một số phần cứng khác. Mã này sẽ di chuyển dữ liệu giữa các thanh ghi, đơn vị logic số học và các đơn vị chức năng khác trong CPU.

Chương trình máy tính và phần mềm máy tính có gì khác nhau?

Khá nhiều người vẫn nghĩ chương trình máy tính và phần mềm máy tính là một. Tuy nhiên đây 2 thuật ngữ này lại hoàn toàn khác nhau.

Chương trình máy tính khác với phần mềm máy tính
Chương trình máy tính khác với phần mềm máy tính

– Chương trình máy tính chính là một chuỗi các lệnh. Nó khác với phần mềm máy tính là tập hợp của một hoặc nhiều chương trình máy tính và các dữ liệu liên quan.

– Chương trình máy tính thường được thể hiện ở 2 dạng: Dạng thường thấy chính là chương trình có thể chạy được. Bạn có thể hình dung một file exe trên Windows là một thể hiện của dạng này. Còn một dạng khác là mã nguồn chương trình. Tức là khi chương trình ở dạng mã nguồn thì con người có thể đọc và hiểu tính năng của nó một cách dễ dàng. Vì vậy mà các lập trình viên hay làm việc với chương trình máy tính ở dạng này.

Lưu ý: Mã nguồn chương trình có thể chuyển đổi sang chương trình có thể chạy được (bằng máy tính) bằng chương trình gọi là trình biên dịch. Về phương diện người dùng thì máy tính hiện nay có thể chạy hai hoặc nhiều chương trình cùng lúc và quá trình này được gọi là đa tác vụ.

– Phần mềm máy tính có thể được phân loại tùy vào mục đích sử dụng, bao gồm có 3 loại như sau:

  • Phần mềm ứng dụng

Được sử dụng riêng cho máy tính. Phần mềm ứng dụng giúp thực hiện các chức năng đặc biệt cũng như cung cấp các chức năng bên ngoài những hoạt động cơ bản của máy tính để phục vụ cho công việc và giải trí. Ví dụ: phần mềm bán hàng, phần mềm quản lý du lịch…

  • Phần mềm hệ thống 

Được sử dụng để quản lý hành vi của phần cứng trong máy tính. Phần mềm hệ thống cung cấp các chức năng cơ bản mà người dùng yêu cầu hay các phần mềm khác để có thể chạy đúng. Các phần mềm hệ thống cơ bản như:

Phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống

+ Hệ điều hành hay còn gọi là Operating system: Đây là bộ sưu tập thiết yếu của phần mềm dùng để quản lý tài nguyên cũng như cung cấp các dịch vụ chung cho các phần mềm khác đang chạy trên thiết bị đó. Phần cốt lõi trong hệ điều hành sẽ bao gồm các chương trình giám sát, bộ tải khởi động, hệ vỏ và hệ thống cửa sổ.

+ Trình điều khiển thiết bị hay còn được gọi là Drive: Đây là thiết bị cụ thể thường được gắn vào máy tính. Mỗi một thiết bị điện tử sẽ cần ít nhất là một trình điều khiển.

+ Tiện ích hay còn gọi là Utility: Đây là chương trình máy tính có mục đích hỗ trợ người dùng trong việc bảo trì cũng như chăm sóc cho máy tính.

  • Phần mềm độc hại

Không phải phần mềm nào được viết ra cũng đều có mục đích phục vụ cho người dùng. Một số người đã viết ra các phần mềm với mục đích ngược lại. Họ viết phần mềm là để lấy cắp tài khoản, xâm nhập vào những thông tin nhạy cảm trên máy của người khác hay đơn giản chỉ là để chọc phá bạn bè. Những phần mềm này được gọi là phần mềm độc hại hay Malware. 

Một vài ví dụ tiêu biểu của Malware như: virus, worm, trojan, spyware…

Cách viết chương trình máy tính là gì?

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin nên việc tạo ra các chương trình máy tính đã không còn là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên, điều bắt buộc để bạn có thể tạo ra các chương trình máy tính là bạn cần có kỹ năng lập trình. 

Viết chương trình máy tính
Viết chương trình máy tính

Viết chương trình máy tính

Bạn nên lựa chọn cho mình một ngôn ngữ lập trình phù hợp để có thể bắt đầu những bước đầu tiên của việc tạo lập một chương trình máy tính của riêng mình.

Sau khi đã chọn được ngôn ngữ lập trình xong thì bạn cần viết mã (lập trình). Hiện nay, có rất nhiều chương trình có thể giúp bạn chuyển mã mà bạn đã viết sang chương trình máy tính, chúng được gọi là những chương trình dịch. 

Mặc dù để viết ra một chương trình máy tính thì cần phải là một người có những hiểu biết nhất định về việc lập trình. Nhưng tóm gọn lại, để tạo ra một chương trình máy tính hoàn toàn mới thì bạn chỉ cần thực hiện 2 bước dưới đây:

Bước 1: Lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp và thực hiện viết chương trình .

Bước 2: Dịch chương trình bạn vừa viết sang ngôn ngữ máy.

Như vậy bạn đã hiểu hơn về chương trình máy tính là gì rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay và hữu ích. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất được cập nhật trên dienmaytot.org của chúng tôi nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here