Trong môi trường Internet tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và tường lửa chính là bức tường kiên cố giúp nâng cao tính bảo mật cho hệ thống máy tính của bạn. Vậy bức tường lửa là gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về tường lửa nhé!
Nội dung bài viết
Tường lửa là gì?

Tường lửa hay còn được gọi là firewall, là một hệ thống an ninh mạng. Nó có thể là công cụ phần cứng hoặc phần mềm hoặc cũng có thể là tích hợp cả 2 vào hệ thống nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của virus hay các truy cập trái phép… giúp đảm bảo an toàn cho nguồn tin nội bộ.
Bất kỳ một máy tính nào có hỗ trợ kết nối với Internet thì đều cần có tường lửa để hỗ trợ quản lý những gì được phép vào và ra khỏi hệ thống mạng.
Một tường lửa có thể lọc lưu lượng từ những nguồn truy cập được cho là nguy hiểm hay sự tấn công của virus để bảo vệ hệ thống của bạn, tránh bị phá hoại hoặc làm tê liệt. Ngoài ra thì nó còn có tác dụng phân tích, theo dõi các luồng lưu lượng truy cập và đưa ra những giải pháp xử lý đối với những nguồn lưu lượng đáng ngờ như: xóa một số dữ liệu bị từ chối truy cập, theo dõi một giao dịch đáng ngờ…
Phân loại tường lửa là gì?
Firewall được chia thành 2 loại chính cụ thể như sau:

- Personal firewall
Nhằm mục đích bảo vệ máy tính của bạn khỏi sự truy cập trái phép từ bên ngoài. Ngoài ra thì Personal firewall còn được tích hợp thêm nhiều tính năng hữu ích khác như theo dõi phần mềm chống xâm nhập, phần mềm chống virus… để bảo mật dữ liệu.
Loại firewall này thường thích hợp dùng cho cá nhân hơn bởi thường thì họ sẽ chỉ cần bảo vệ máy tính của chính họ. Thông thường thì loại firewall này sẽ được tích hợp sẵn trong máy tính PC, Laptop…
- Network firewall
Mục đích của loại firewall này là để bảo vệ các host trong mạng khỏi sự tấn công từ bên ngoài.
Điểm khác biệt cơ bản của 2 loại firewall này chính là số lượng host nó có nhiệm vụ bảo vệ. Personal firewall thì chỉ bảo vệ được cho một máy tính duy nhất. Còn đối với Network firewall thì nó có thể bảo vệ cho cả một hệ thống máy tính.
Ưu – nhược điểm của tường lửa là gì?
Ưu điểm

– Firewall với thiết kế thông minh nên có thể che dấu mạng nội bộ ở bên trong. Lọc dữ liệu, nội dung dữ liệu cũng như ngăn chặn những xâm nhập xấu từ bên ngoài. Hạn chế tối đa tình trạng đánh cắp thông tin mật và gây tê liệt hệ thống. Từ đó giúp ngăn chặn việc gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp.
– Sự có mặt của firewall cũng góp phần ngăn chặn cuộc tấn công vào các server, giảm tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Khả năng quét virus, chống spam cũng được tích hợp vào các công cụ cần thiết.
– Firewall giúp bảo mật tốt hơn. Bằng việc sử dụng tường lửa nên các dịch vụ được cung cấp bởi website có thể bị chặn. Từ đó các tin tặc không có được cơ hội để lấy thông tin về quyền riêng tư.
Nhược điểm
– Firewall có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các nguồn thông tin không mong muốn. Tuy nhiên thì cần phải xác định được thông số địa chỉ bởi hệ thống không thể đọc hiểu được từng thông tin hay phân tích nội dung đó là tốt hay xấu.
– Không thể ngăn chặn được các cuộc tấn công nếu như không đi qua tường lửa.
– Nếu như tốc độ xuất hiện liên tục của virus mới với nhiều cách mã hóa dữ liệu thì tường lửa vẫn không thể rà quét được hết. Do đó mà các virus vẫn có thể thoát khỏi khả năng rà quét của hệ thống tường lửa.
Nhiệm vụ của tường lửa là gì?
- Bảo vệ thông tin
Tường lửa giúp bảo vệ các dữ liệu quan trọng trong mạng nội bộ, bảo vệ tài nguyên trong hệ thống…
- Ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài

Firewall còn có nhiệm vụ chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài. Nó có khả năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời các cuộc tấn công từ hacker hoặc ngăn chặn sự dò tìm thông tin về hệ thống của các thế lực xâm nhập…
- Kiểm tra, lọc lưu lượng vào và ra
Tường lửa còn có chức năng kiểm tra, lọc lưu lượng vào và ra, bảo vệ các thông tin bên trong hệ thống an toàn. Bên cạnh đó còn giúp ngăn chặn sự cố gắng, sự xâm nhập từ các tác nhân bên ngoài vào hệ thống.
- Kiểm soát luồng thông tin
Tường lửa được thiết kế nhằm kiểm soát tốt luồng thông tin giữa Internet và Intranet. Phát hiện và xác định những hành vi nào được phép truy cập và những hành vi nào không được truy cập nhằm đảm bảo sự an toàn thông tin cho hệ thống một cách tốt nhất.
Những tùy chọn khi triển khai firewall
- Tường lửa trạng thái

Bắt đầu từ giữa cho đến cuối những năm 1990, tường lửa trạng thái mới được ra đời. Stateful firewall giúp kiểm tra được lưu lượng truy cập có liên quan tới đặc điểm kết nối mạng cũng như trạng thái hoạt động để cung cấp một cách toàn diện hơn cho tường lửa. Điều này giúp tường lửa có thể cho lưu lượng cụ thể truy cập đến người dùng nào đó trong khi có thể chặn lưu lượng tương tự đến người khác.
- Tường lửa thế hệ tiếp theo
Qua nhiều năm thì firewall được bổ sung nhiều tính năng mới, bao gồm có phát hiện xâm nhập, ngăn cản cũng như kiểm tra lưu lượng mã hóa, phân sâu các gói.
Tường lửa ở các thế hệ tiếp theo sẽ được tích hợp thêm những tính năng này.
- Tường lửa dựa trên proxy
Tường lửa này hoạt động giống như là một cổng nối giữa nguồn dữ liệu và những người dùng cuối yêu cầu dữ liệu đó. Trước khi được chuyển đến người dùng cuối thì mọi lưu lượng truy cập sẽ được lọc qua proxy. Quá trình này sẽ giúp cho máy tính của bạn tránh được việc tiếp xúc với các mối nguy hiểm bằng cách thực hiện giấu danh tính của người truy cập thông tin đầu tiên.
- Tường lửa ứng dụng web

Thay vì được đặt trên một điểm vào hoặc ra nào đó thì tường lửa ứng dụng web được sử dụng cho các ứng dụng nhất định. Loại tường lửa này giúp bảo vệ máy chủ ứng dụng, nó khác với tường lửa dựa trên proxy là bảo vệ máy của người dùng cuối.
- Phần cứng của tường lửa
Thông thường thì phần cứng của tường lửa sẽ là một máy chủ đơn giản hoạt động giống như một router chạy phần mềm tường lửa và thực hiện lọc lưu lượng truy cập. Các thiết bị này sẽ được đặt giữa router, trong mạng công ty và điểm kết nối của nhà cung cấp dịch vụ mạng.
- Phần mềm tường lửa
Hầu hết thì người dùng cuối sẽ triển khai các điểm cuối ở phần cứng tường lửa và trung tâm của hệ thống phần mềm tường lửa. Tại hệ thống trung tâm này thì quá trình phân tích cũng như phản hồi lại các nguy cơ đe dọa sẽ được thực hiện.
- Kiểm tra trạng thái của firewall
Đây chính là chức năng cơ bản nhất của tường lửa, trong đó thiết bị sẽ không cho phép lưu lượng truy cập không mong muốn.
- Phát hiện và diệt virus
Nhờ vào những bản cập nhật gần đây liên quan đến các mối đe dọa mà tường lửa có thể nhanh chóng phát hiện ra virus, lỗ hổng có trong lưu lượng mạng. Từ đó giúp cho hệ thống không bị tấn công bởi những mối nguy hại này.
- Hệ thống phòng chống xâm nhập

Lớp bảo mật này được triển khai giống như là một sản phẩm độc lập hoặc sẽ được tích hợp vào tường lửa ở các thế hệ tiếp theo.
Trong khi đó công nghệ tường lửa cơ bản chỉ có khả năng xác định và chặn các loại lưu lượng mạng thì hệ thống phòng chống xâm nhập này lại sử dụng nhiều biện pháp bảo mật hơn, cụ thể hơn như: phát hiện các bất thường, truy tìm chữ ký nhằm chống lại các mối đe dọa không mong muốn…
- Phân tích sâu các gói trong firewall PDI
Phân tích sâu các gói có thể là một phần hoặc được kết hợp sử dụng với hệ thống IPS. Ở các tường lửa thế hệ tiếp theo DPI trở thành một tính năng vô cùng quan trọng chính bởi khả năng phân tích lưu lượng truy cập một cách chi tiết, đặc biệt là dữ liệu lưu lượng và tiêu đều của các gói.
Bên cạnh đó, PDI còn được sử dụng để theo dõi lưu lượng được gửi đi nhằm đảm bảo rằng các thông tin nhạy cảm không bị thoát ra khỏi mạng của công ty.
- Kiểm tra SSL trong tường lửa
Kiểm tra SSL hay còn được gọi là kiểm tra tầng ổ bảo mật. Nó được sử dụng với mục đích kiểm tra lưu lượng đã được mã hóa có mối nguy hiểm nào không.
Kiểm tra SSL càng đóng vai trò quan trọng hơn khi có càng nhiều lưu lượng được mã hóa. Nó hoạt động giống như một buffer giải mã hóa lưu lượng trước khi nó được chuyển tới địa điểm cuối để thực hiện kiểm tra.
- Tính năng Sandboxing
Sandboxing là một trong các tính năng chỉ mới được triển khai ở tường lửa thế hệ tiếp theo. Nó nói đến khả năng của tường lửa có thể nhận lưu lượng hay các mã không xác định. Đồng thời chạy nó trong môi trường thử nghiệm nhằm xác định liệu nó có vấn đề gì hay không.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến tường lửa là gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hay và bổ ích.