Tuổi mụ là gì? Bật mí cách tính tuổi mụ chuẩn nhất

0
88

Theo cách tính tuổi của một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc… thì mỗi người sẽ có thêm một loại tuổi nữa, đó chính là tuổi mụ. Vậy tuổi mụ là gì? Nguồn gốc và cách tính tuổi mụ như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về chủ đề này nhé!

Tuổi mụ là gì?

Theo quan niệm Phật giáo của người phương Đông thì kể từ khi ở trong bụng mẹ với quãng thời gian là 9 tháng 10 ngày thì thai nhi đã được coi là một sinh linh. Quãng thời gian này khá dài, gần bằng 1 năm cho nên người ta coi đó chính là tuổi đầu tiên của em bé.

Như vậy, tuổi mụ chính là tuổi được tính kể từ khi thai nhi được hình thành trong bụng mẹ. Còn ở các nước phương Tây thì người ta chỉ tính tuổi của em bé kể từ thời điểm chào đời. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa người phương Tây và phương Đông khi nói đến tuổi mụ.

Tuổi mụ hay tuổi âm
Tuổi mụ hay tuổi âm

Cụ thể hơn: Khi thai nhi phát triển trọn vẹn 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ thì đã được coi là 1 tuổi. Sau đó cứ 1 năm trôi qua thì người đó sẽ tăng thêm 1 tuổi nữa. Trong thời cổ đại thì con người hoàn toàn chưa có khái niệm tính tuổi theo ngày sinh mà thay vào đó họ chỉ có một cách tính tuổi duy nhất đó chính là tính từ tuổi mụ.

Ví dụ: Một người sinh vào ngày 15/5/2000, tính đến thời điểm trước giao thừa năm 2001 thì người đó đã được 1 tuổi. Và chỉ cần bước qua khoảnh khắc giao thừa của năm đó thì người đó sẽ có thêm 1 tuổi nữa là 2 tuổi.

Hiện nay, văn hóa tính tuổi mụ thường được mọi người sử dụng trong lĩnh vực tín ngưỡng theo văn hóa phương Đông như: xem tử vi, tướng số, phong thủy, nhà cửa, tính tuổi kết hôn…

Tuy nhiên, tuổi mụ không được áp dụng trong các lĩnh vực chính thống như: nhận dạng qua CMND/CCCD hay trong lĩnh vực chiêm tinh về 12 cung hoàng đạo của văn hóa phương Tây.

Nguồn gốc hình thành tuổi mụ là gì?

Quá trình tạo nên tuổi mụ

Tuổi mụ có nguồn gốc từ nền văn hóa Trung Hoa và nó có ảnh hưởng tới nền văn hóa của một số quốc gia châu Á khác như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên.

Tuổi mụ dựa trên cách tính thiên văn của người xưa
Tuổi mụ dựa trên cách tính thiên văn của người xưa

Để lý giải vì sao lại có tuổi mụ thì trước hết chúng ta cần phải biết về cách tính thiên văn của người Trung Quốc xưa. Cụ thể:

Người Trung Quốc xưa thường quan sát Mặt Trời vào các thời điểm lặn – mọc, sáng – tối để đưa ra khái niệm “ngày – đêm”. Trong đó khái niệm về “tháng” lại được nghiên cứu dựa trên một chu kỳ tuần hoàn lặn – mọc của Mặt Trăng. Tương tự, khái niệm “năm” được sinh ra khi người ta nhận thấy chu kỳ mùa hè qua và mùa đông đến.

Ở thời điểm hiện tại thì con người dùng khái niệm giờ và số giờ cụ thể để tính 1 ngày nhưng người xưa lại chỉ sử dụng thuật ngữ địa chi để nhận biết. Theo đó, 1 ngày sẽ có 12 địa chi tương ứng đó là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Đó cũng chính là lý do vì sao một em bé mới chào đời họ thường quan tâm tới giờ sinh hơn là ngày tháng chào đời.

Giả thuyết liên quan đến nguồn gốc tuổi mụ

Người Trung Quốc cổ xưa quan tâm đặc biệt đến yếu tố sinh thần. Cụ thể họ thường nhớ đến con giáp nhiều hơn là năm sinh cụ thể. Tuy nhiên với cách ghi nhớ này thì lại tồn tại một số vấn đề như:

Giả thuyết liên quan đến nguồn gốc hình thành tuổi mụ
Giả thuyết liên quan đến nguồn gốc hình thành tuổi mụ

– Thứ nhất: Nếu như dùng năm làm đơn vị thì mỗi năm sẽ tương ứng với một con giáp mà không hề quan tâm tới yếu tố ngày tháng.

– Thứ hai: Nếu như tính tuổi theo cách này thì một người sinh ra ở thời điểm đầu năm cũng sẽ có chung con giáp với những người sinh ra ở thời điểm giữa năm hoặc cuối năm.

Hiện nay, có không ít giả thuyết liên quan đến nguồn gốc của tuổi mụ như:

– Có người cho rằng, người Trung Quốc cổ đại không có tinh thần khoa học vì vậy chỉ thích mọi thứ tương đối. Trong đó bao gồm cả vấn đề tuổi tác cũng không chính xác tuyệt đối.

– Một số khác lại cho rằng việc tính theo tuổi mụ này là do tâm lý muốn chiếm lợi của những người cổ xưa bởi họ muốn có tuổi cao hơn để thỏa mãn sự vui vẻ của mình.

– Số còn lại thì cho rằng do con người không thống nhất về cách tính tuổi khi một sinh mệnh được hình thành.

Tuy nhiên tất cả những giả thuyết hay nhận định này đều chỉ mang tính suy đoán. Thực tế thì chưa có bất cứ căn cứ nào liên quan đến vấn đề này được ghi nhận trong lịch sử và khoa học.

#1001 CÁCH ĐẶT TÊN DANH BẠ CHO BỐ MẸ, VỢ, CHỒNG “ĐỘC – LẠ”

Cách tính tuổi mụ chính xác nhất

Có thể bạn đang hiểu rằng mỗi người khi sinh ra đều mặc định được cộng thêm 1 tuổi và người ta gọi đó chính là tuổi mụ. Tuy nhiên thực tế thì chưa hoàn toàn đúng bởi vì  thai nhi phát triển trong bụng mẹ với thời gian là hơn 9 tháng. Vì vậy sẽ được chia thành 2 trường hợp với 2 cách tính tuổi mụ như sau:

Cách tính tuổi mụ theo ngày tháng năm sinh
Cách tính tuổi mụ theo ngày tháng năm sinh
  • Cách tính 1

Trường hợp thai nhi chào đời vào thời điểm từ tháng 9 cho đến cuối tháng 12 thì sẽ được tính là trọn vẹn 1 năm. Vì vậy những người có tháng sinh này sẽ không được cộng thêm 1 tuổi làm tuổi mụ.

Ví dụ: Bạn sinh ra vào tháng 10 năm 2010 thì có thể dễ dàng nhận thấy rằng bạn đã xuất hiện trong bụng mẹ từ khoảng tháng 1 năm 2010 cho nên không cần cộng thêm tuổi mụ.

  • Cách tính 2

Những người sinh ra từ tháng 1 cho đến trước đầu tháng 9 thì đây là trường hợp thai nhi đã được hình thành trong bụng mẹ từ thời điểm năm trước đó cho nên sẽ được cộng thêm 1 tuổi để làm tuổi mụ. 

Ví dụ: Bạn sinh ra vào tháng 6 năm 2010 thì có thể thấy rằng bạn xuất hiện trong bụng mẹ từ khoảng tháng 9 năm 2009 cho nên bạn cần cộng thêm tuổi mụ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tuổi mụ là gì. Bn sinh vào ngày tháng năm nào; có thuộc trường hợp được cộng thêm tuổi mụ không? Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết cho chúng mình biết nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here