Trung thực là gì? Đối lập với trung thực là gì?

0
461

Trung thực là một trong những đức tính tốt đẹp của con người. Người sống trung thực luôn được mọi người tin tưởng và yêu quý. Vậy trung thực là gì? Thiếu trung thực là gì?

Trung thực là gì?

Trung thực chính là một khía cạnh trong nhân cách đạo đức của con người và nó được hiểu theo nghĩa là sự ngay thẳng, thật thà, luôn nói lên sự thật. Trung thực ở đây chính là tôn trọng lẽ phải, không dối trá từ lời nói cho đến hành vi. Có thể hiểu một cách đơn giản người trung thực là người không biết nói dối, họ dũng cảm nói lên sự thật và sẵn sàng nhận lỗi về mình khi phạm sai lầm.

Trung-thuc-la-gi-
Trung thực là gì?

Vậy sống trung thực liệu có tốt? Trung thực là một đức tính tốt đẹp mà con người cần phải có nhưng liệu lúc nào cũng trung thực thì có thực sự tốt hay không? Hay nó sẽ trở nên thiếu tế nhị  và bất lịch sự. Ví dụ: nếu bạn được mời đi ăn tiệc nhưng đồ ăn tại nhà hàng đó lại không hợp khẩu vị của bạn. Tuy nhiên do người mời là người rất quan trọng với bạn nên bạn phải đi ăn cùng. Vậy trong trường hợp này nếu bạn trung thực chê đồ ăn ở nhà hàng này không ngôn thì điều này có phải là rất thiếu tế nhị và bất lịch sự hay không. Do đó, không phải lúc nào chúng ta cũng nên trung thực mà chúng ta chỉ nên trung thực trong một số trường hợp nhất định. Có những trường hợp chúng ta nên cân nhắc thật kỹ trong lời nói cũng như hành động của mình để không bị coi là “kém duyên” nhé.

Đối lập với lòng trung thực là gì? Trái ngược với trung thực chính là thiếu trung thực, là dối trá, gian dối, gian trá, lừa bịp, lừa đảo… Đây là đức tính xấu của con người và chúng ta nên loại trừ nó. Những người sống dối trá thì sẽ không được mọi người yêu quý và tín nhiệm. Họ sẽ rất khó để có thể phát triển bản thân mình cũng như tìm thấy sự an yên trong chính tâm hồn họ.

>>Xem thêm: Lòng tự trọng là gì? Những biểu hiện của lòng tự trọng

Biểu hiện của người có tính trung thực là gì?

  • Không quan tâm bản thân có được yêu quý hay không
Nguoi-trung-thuc-khong-so-bi-mat-long-nguoi-khac
Người trung thực không sợ bị mất lòng người khác

Có thể nói người có tính trung thực thì sẽ khá thẳng thắn. Họ thường sẽ nói những gì thuộc về lẽ phải, cái mà họ cho là đúng chứ không cần nói giảm, nói tránh để lấy lòng bất kỳ ai. Họ không hề ái ngại khi những lời nói và hành động của bản thân sẽ không được lòng những người khác. Người trung thực thường không mấy để tâm đến cảm xúc của người nghe và chỉ nói ra những điều mà họ cho là đúng và cần thiết. 

  • Không nịnh bợ, không thảo mai và không nói dối

Những người lúc nào cũng lo lắng về việc lời nói và hành động của mình có làm hài lòng những người khác hay không thì thường là những người tự ti và giả tạo. Họ sẽ nói ra những điều dối trá chỉ với mục đích là lấy lòng người khác. Nhưng những người trung trực thì hoàn toàn khác, họ sẽ không nịnh bợ, không thảo mai hay không cố tình đặt điều nói dối với bất cứ lý do gì. Mặc dù vậy, nhưng người trung thực không phải là một người thiếu lịch sự. Họ vẫn sẽ khen một người nào đó nếu như người đó xứng đáng được khen và tuyên dương.

  • Có cái nhìn thẳng thắn và đầy chính trực
Nguoi-trung-thuc-day-chinh-truc
Người trung thực đầy chính trực

Nghe thì có vẻ hơi cảm tính vì chúng ta không thể nào đánh giá được bản chất của một người thông qua vẻ bề ngoài được. Đôi khi thì họ cố gắng diễn thật đạt để tạo nên mình là một người đầy trung thực. Nhưng thực tế mà nói thì điệu bộ và thần thái của một người trung thực rất khó lòng mà bắt chước được. Họ luôn có cái nhìn thẳng thắn, đầy chính trực và hiên ngang. Họ không hề e ngại khi nhìn vào mắt người khác với sự tự tin đầy mãnh liệt.

  • Lời nói và hành động luôn đi đôi với nhau

Người sống trung thực thường sẽ có cách hành xử rất quy tắc. Mọi lời nói của họ luôn đi cùng với hành động. Họ sẽ không nói suông nếu như không thực hiện được. Người trung thực luôn đặt chữ tín và trách nhiệm của mình lên hàng đầu dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào hay làm bất cứ công việc gì đi chăng nữa. Chính vì thế mà họ luôn nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm của mọi người xung quanh.

  • Luôn tuân thủ theo đúng nguyên tắc sống của bản thân
Trung-thuc-luon-tuan-thu-theo-nguyen-tac-cua-ban-than
Trung thực – luôn tuân thủ theo nguyên tắc của bản thân

Người trung thực là người luôn đặt ra cho mình những quy tắc riêng và những quy tắc đó không phải ai cũng có thể thực hiện được. Cho dù bạn có dùng tiền hay bất cứ chiêu trò gì thì họ cũng sẽ không làm trái với những quy tắc mà bản thân đã đặt ra. Họ luôn nghĩ rằng để trung thực thì cần phải tôn thờ sự thật, phải biết giữ chữ tín với người khác, đặc biệt là chữ tín với chính bản thân họ.

  • Nhận biết rõ và công khai những khuyết điểm của bản thân

Đã là con người thì không có ai là hoàn hảo cả, ai trong chúng ta cũng có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Con người chúng ta thường chỉ thích bộc lộ ra những ưu điểm và tìm cách che lấp đi những khuyết điểm của bản thân. Nhưng với người trung thực thì lại khác, họ luôn biết những hạn chế của bạn thân và công khai khuyết điểm của mình cho mọi người để ngày càng hoàn thiện thêm bản thân.

  • Là người đáng tin cậy để chia sẻ và dựa dẫm

Nếu như bạn có thể thoải mái chia sẻ những chuyện cá nhân hay riêng tư với một người mà không cần phải đắn đo thì người đó chắc hẳn đã tạo được một niềm tin vững chắc trong lòng bạn. Với một người trung thực thì bạn sẽ dễ dàng để chia sẻ và dựa dẫm vào họ khi bạn gục ngã hay gặp những khó khăn vì họ sẽ khiến cho bạn cảm thấy an tâm hơn cũng như giúp bạn hiểu rõ được sự thật của vấn đề hơn.

Sống trung thực mang lại lợi ích gì?

  • Được mọi người yêu quý

Bạn sẽ luôn được mọi người xung quanh quý mến vì đức tính cao đẹp này. Đặc biệt là trong mắt những người lớn, người cao tuổi với tầm nhìn xa trông rộng và có thể đánh giá, nhìn thấu được những người còn trẻ chưa bước vào đời nhiều thì họ lại càng quý đức tính trung thực của người trẻ. 

Nếu như bạn có đức tính trung thực thì đi đâu cũng sẽ được mọi người quý mến. Có thể là hiện tại bạn không giỏi nhưng với tính cách này thì sớm muộn trong tương lai bạn cũng sẽ có một nhân cách cao quý và ai cũng phải nể phục.

  • Được mọi người tin tưởng
Nguoi-trung-thuc-luon-duoc-moi-nguoi-tin-tuong
Người trung thực luôn được mọi người tin tưởng

Khi trung thực, ngay thẳng trở thành “thương hiệu” của bạn thì bạn sẽ luôn nhận được sự tín nhiệm và tin cậy từ tất cả mọi người. Trong trường hợp bạn “tình ngay lý gian” và không thể trực tiếp giải thích được thì trong lòng mọi người cũng vẫn sẽ nghĩ rằng bạn là một người tốt, sống tử tế.

Đó chính là lợi ích của việc luôn sống trung thực, khi có chuyện thì mọi người vẫn sẽ có cái nhìn thiện cảm và có sự tin tưởng dành cho bạn.

  • Nhận được sự kính nể

Những người sống trung thực vốn dĩ luôn nói lên sự thật – cái mà không phải ai cũng dám nói. Chính vì họ có đức hạnh này mà khiến cho ai cũng phải nể sợ, kính nể vô cùng.

  • Luôn cảm thấy thanh thản trong lòng

Khi bạn luôn luôn nói thật với lòng mình, luôn sống đúng với bên trong suy nghĩ của bản thân thì bạn sẽ luôn cảm thấy bình an và nhẹ nhõm trong lòng. Vì vậy hay tập học cách sống trung thực để luôn cảm nhận được sự bình yên trong lòng.

Làm thế nào để có thể sống trung thực

  • Trong đời sống hằng ngày
Trung-thuc-luon-tin-vao-cong-ly-va-le-phai
Trung thực – luôn tin vào công lý và lẽ phải

Để sống trung thực trong đời sống hằng ngày thì bản thân bạn cần phải tin tưởng vào công lý, lẽ phải, dám đứng lên nói sự thật và lên án những việc làm sai trái, vi phạm đạo đức trong xã hội. Bên cạnh đó thì bạn cũng cần có một góc nhìn xa trông rộng, không vì những cái lợi trước mắt mà đánh đổi danh dự, nhân phẩm và tương lai của bản thân mình.

Bạn cũng cần phải tích cực học hỏi, trau dồi thêm những hạn chế của bạn thân, không nên che lấp đi những khuyết điểm mà phải tìm cách để có thể khắc phục nó. Những người trung thực thường sẽ không phải thảo mai hay giả tạo để có thể lấy lòng người khác. Cứ nói ra những điều thuộc về công lý, lẽ phải mà không cần phải sợ mất lòng ai.

Ngoài ra, bạn cần tạo nên một nguyên tắc riêng cho bản thân bởi vì người trung thực luôn tự tạo cho mình những nguyên tắc riêng để từ đó làm khuôn mẫu để hành xử với mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn cần phải đặt chữ tín lên hàng đầu trong mọi việc làm của bạn bởi vì chữ tín chính là một chữ rất quan trọng để hình thành nên một người trung thực.

Lưu ý: Mặc dù không thảo mai, giả tạo nhưng bạn cũng cần phải đảm bảo được phép lịch sự tối thiểu trong cách hành xử của mình với người khác để giá trị của bản thân ngày càng được nâng cao hơn.

  • Trong môi trường công sở
Trung-thuc-trong-moi-truong-cong-so
Trung thực trong môi trường công sở

Công sở chính là môi trường luôn có sự cạnh tranh về mặt lợi ích. Chính vì vậy việc bạn là một người trung thực trong chính môi trường làm việc thì sẽ được đánh giá cao và được mọi người nể trọng. 

Để trở thành người trung thực trong môi trường làm việc thì bạn cần hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn, không nên chậm trễ hay bê tha trong công việc. Ngoài ra thì bạn cũng nên cạnh tranh một cách công bằng với đồng nghiệp bằng chính thực lực của bản thân mà không dùng đến bất cứ chiêu trò nào. 

Bên cạnh đó thì bạn luôn phải chủ động lắng nghe những góp ý của người khác về những khuyết điểm của bản thân. Học được cách chấp nhận lỗi sai của bản thân và tìm cách để khắc phục chúng. Trung thực còn thể hiện ở việc bạn dám nói dám làm, nói được thì làm được chứ không nên thất hứa hoặc nói suông. 

Không những thế, để trở thành một người trung thực thì bạn cần phải khiêm tốn với khả năng của bản thân, đặt lợi ích chung lên hàng đầu chứ không vụ lợi chỉ vì lợi ích cá nhân.

Như vậy bạn đã hiểu được trung thực là gì cũng như sống trung thực mang lại lợi ích gì rồi đúng không nào. Hy vọng bạn và những người xung quanh luôn duy trì được đức tính này để xã hội ngày càng phát triển hơn nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here