Nhật thực là gì? Khám phá những điều thú vị liên quan đến nhật thực

0
285

Bên cạnh nguyệt thực thì nhật thực cũng là hiện tượng thiên văn thú vị mà con người có thể quan sát từ Trái Đất. Vậy nhật thực là gì? Có những loại nhật thực nào?

Nhật thực là gì?

Nhat-thuc-la-gi-
Nhật thực là gì?

Nhật thực là hiện tượng thiên văn xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng và Mặt Trăng nằm ở giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Khi chúng ta quan sát từ Trái Đất, tùy vào từng vị trí khác nhau có thể quan sát được Mặt Trăng che khuất một phần hoặc là che khuất hoàn toàn Mặt Trời.

Phân loại nhật thực là gì?

Căn cứ vào vùng bóng tối của Mặt Trăng lên Mặt Trời mà hiện tượng nhật thực được chia thành 4 loại như sau:

  • Nhật thực một phần

Hiện tượng nhật thực một phần diễn ra khi Mặt Trăng chỉ che khuất đi một phần của Mặt Trời và lúc này sẽ hình thành vùng bóng nửa tối trên bề mặt của Trái Đất.

Điều này xảy ra khi mà Mặt Trời và Mặt Trăng không nằm chính xác trên cùng một đường thẳng. Hiện tượng này chúng ta hoàn toàn có thể quan sát được ở nhiều nơi trên Trái Đất, bên ngoài đường đi của nhật thực trung tâm. Ở đây, nhật thực trung tâm là thuật ngữ dùng để miêu tả các hiện tượng nhật thực toàn phần, nhật thực lai hay nhật thực hình khuyên.

  • Nhật thực toàn phần
Nhat-thuc-toan-phan
Nhật thực toàn phần

Hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra khi mà Mặt Trăng ở quanh cận điểm quỹ đạo và che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Khi đó các vùng bóng tối cũng như nửa bóng tối sẽ hình thành trên bề mặt của Trái Đất.

Để có thể quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần thì chúng ta phải đứng trên đường di chuyển của vùng bóng tối Mặt Trăng. Mặt Trăng sẽ từ từ che khuất lấy Mặt Trời. Thời khắc nhật thực toàn phần xuất hiện khi cái đĩa vàng của Mặt Trời hoàn toàn bị che khuất. Lúc này, bầu trời tối sầm như mực và có thể thấy nhật hoa của Mặt Trời tỏa ra giống như một vầng hào quang trắng.

  • Nhật thực hình khuyên

Nhật thực hình khuyên là một hiện tượng thiên văn thú vị và chỉ xảy ra khi Mặt Trăng che khuất đi phần trung tâm của Mặt Trời và lúc này chỉ để lộ ra phần rìa ở bên ngoài Mặt Trời. Điều này chỉ xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm chính xác trên một đường thẳng, nhưng kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng sẽ nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời. Chính vì vậy mà Mặt Trời vẫn hiện ra như một vành đai rực rỡ bao lấy Mặt Trăng.

Hiện tượng nhật thực hình khuyên này chỉ xuất hiện khi Mặt Trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo.

  • Nhật thực lai
Nhat-thuc-lai
Nhật thực lai

Nhật thực lai diễn ra khi mà nhật thực hình khuyên chuyển dần thành nhật thực toàn phần. Vì vậy, nhật thực lai chính là một kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Ở một số địa điểm trên Trái Đất thì nó là nhật thực toàn phần tuy nhiên ở một số địa điểm khác thì lúc này nó lại là nhật thực hình khuyên (tùy vào từng vị trí quan sát).Đặc biệt, nhật thực lai rất hiếm khi xảy ra.


>>Xem thêm: Nguyệt thực là gì? Nguyệt thực xảy ra khi nào?

Những điều thú vị liên quan đến nhật thực là gì?

Nhật thực thường diễn ra trong bao lâu?

Hiện tượng nhật thực toàn phần thường sẽ kéo dài trong một vài phút ở một nơi bất kỳ vì bóng tối của Mặt Trăng di chuyển rất nhanh, có thể lên đến 1700km/h. Tại một nơi trên Trái Đất thì thời gian quan sát nhật thực thường sẽ không quá 7 phút 31s và thường ngắn hơn 5 phút.

Trong mỗi thiên niên kỷ thường có ít hơn 10 lần xuất hiện nhật thực toàn phần kéo dài quá 7 phút. Lần gần đây nhất xuất hiện nhật thực toàn phần kéo dài 7 phút 3 giây là ngày 30 tháng 06 năm 1973.

Chu kỳ của nhật thực

Nhật thực xảy ra theo chu kỳ. Một trong những chu kỳ được nghiên cứu và đề cập nhiều nhất chính là chu kỳ Saros. Chu kỳ này kéo dài trong vòng 6585.3 ngày tương đương với 18 năm, 11 ngày, 8 giờ và là sự kết hợp của 3 chu kỳ như sau:

– Chu kỳ Mặt Trăng (tháng âm lịch) chính là thời gian giữa 2 pha trăng non.

– Tháng dị thường là thời gian giữa 2 lần Mặt Trăng đi qua điểm cực cận – đây chính là điểm gần nhất với Trái Đất.

– Tháng giao điểm thăng là khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trăng đi qua nút Mặt Trăng, kéo dài khoảng 27 ngày, 5 giờ, 5 phút và 35.8s.

Mỗi năm có mấy lần nhật thực xảy ra?

Moi-nam-co-it-nhat-2-lan-nhat-thuc
Mỗi năm có ít nhất 2 lần nhật thực

Mỗi một năm sẽ có ít nhất 2 lần nhật thực và có nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra. Tuy nhiên số lần xảy ra 5 lần nhật thực trong cũng một năm thực sự rất hiếm. Theo như tính toán của NASA thì trong 5000 năm qua chỉ có 25 năm là có 5 lần nhật thực xảy ra trong 1 năm. Lần cuối cùng là vào năm 1935 và lần tiếp theo được tính là vào năm 2206.

Số lần nhật thực trung bình thường ít hơn nguyệt thực

Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng và Trái Đất mỗi một năm cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo. Chính vì vậy mà một năm chúng ta có thể quan sát ít nhất 2 lần nhật thực và nhiều nhất sẽ là 5 lần.

Thực tế thì số lần nguyệt thực thường được quan sát và ghi nhận nhiều hơn là nhật thực. Lý do là bởi vì thời gian diễn ra nhật thực thường rất ngắn trong khi đó thì nguyệt thực kéo dài hơn do bóng của Trái Đất rộng.

Không phải lần “trăng mới” nào cũng xuất hiện nhật thực

Nhật thực xảy ra khi nào? Điều kiện cần và đủ để xảy ra hiện tượng nhật thực đó chính là Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời (hay còn gọi là ngày trăng non) và chúng phải nằm thẳng hàng với nhau. Trên thực tế thì quỹ đạo Mặt Trăng sẽ bị nghiêng một góc 5 độ so với mặt phẳng hoàng đạo. Do đó, không phải lần trăng non nào của 3 thiên thể cũng thẳng hàng. Trong khí đó, mặt phẳng hoàng đạo chính là đường đi biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu và là cơ sở của hệ tọa độ hoàng đạo.

Vì vậy, ngoài đáp ứng được đủ 2 điều kiện trên thị còn cần tới 2 điều kiện khác nữa đó là:

– Mặt Trăng không được ở vị trí quá cao và quá thấp, phải “vừa đủ” để thẳng hàng và có thể che khuất được Mặt Trời.

– Mặt Trời phải ở gần với giao điểm với Mặt Trăng.

Không nên quan sát nhật thực bằng mắt thường

Khong-nen-quan-sat-nhat-thuc-bang-mat-thuong
Không nên quan sát nhật thực bằng mắt thường

So với các hiện tượng thiên văn khác thì việc quan sát nhật thực khá đơn giản do không phải sử dụng đến kính thiên văn. Người quan sát chỉ cần có một tầm nhìn đủ lớn và bầu trời quang mây để có thể nhìn thấy Mặt Trời là được.

Trong quá trình xảy ra hiện tượng nhật thực, bức xạ ánh sáng Mặt Trời có thể tác động xấu tới mắt của chúng ta do thời gian quan sát lâu hơn so với bình thường. Vì vậy, bạn không nên quan sát Mặt Trời bằng mắt thường cũng như không nên sử dụng các thiết bị viễn vọng như ống nhòm hay kính thiên văn…

Nhật thực toàn phần có hiếm gặp?

Mặc dù có rất nhiều giải thích nói rằng hiện tượng nhật thực toàn phần rất ít khi xảy ra. Nhưng thực tế thì hiện tượng này cũng không phải là quá hiếm gặp. 

Trung bình sau khoảng 18 tháng thì hiện tượng nhật thực toàn phần lại có thể được nhìn thấy tại một vị trí nào đó trên Trái Đất. Điều này có nghĩa là, một người có thể quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần tới 2 lần trong 3 năm.

Tuy nhiên, nhật thực toàn phần xảy ra thì chỉ có thể quan sát tại một vùng đất rất nhỏ trên Trái Đất. Vì vậy, nếu bạn chỉ sống tại 1 thành phố thì phải rất lâu bạn mới có thể chứng kiến được một lần nhật thực, đặc biệt là nhật thực toàn phần. 

Ở Việt Nam, để có thể quan sát được hiện tượng này thì bạn phải chờ đợi rất lâu, từ 1-3 năm thậm chí là phải 10 năm. Vì lý do đó mà các hiện tượng nhật thực hay nguyệt thực luôn được các bạn trẻ mong chờ và nó thu hút được sự quan tâm đặc biệt.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hiện tượng nhật thực là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng thiên văn tự nhiên này. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp giúp bạn nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here