Nhận thức là gì? Ví dụ về nhận thức

0
1463

Nhận thức – một trong 3 quá trình tâm lý cơ bản của con người bao gồm: nhận thức, cảm xúc và ý chí. Vậy nhận thức là gì? Nhận thức gồm những giai đoạn nào? Hãy để dienmaytot.org bật mí cho bạn trong bài viết này nhé!

Nhận thức là gì?

Nhan-thuc-la-gi-
Nhận thức là gì?

Nhận thức có tên tiếng Anh là Cognition. Đây chính là một loại hình đặc biệt của ý thức. Nhận thức được xem là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức, những am hiểu thông qua kinh nghiệm được tích lũy, suy nghĩ và giác quan. Quy trình đó gồm có: tri thức, sự chú ý, trí nhớ, ước lượng, lý luận, sự tính toán, việc giải quyết các vấn đề, việc đưa ra các quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.

Theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia thì nhận thức là một hiện tượng biện chứng của thế giới khách quan trong ý thức của con người, chính điều này sẽ giúp con người chúng ta tiến đến gần với khách thể hơn.

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì nhận thức là một khái niệm trừu tượng và nó chính là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào bên trong bộ não của chúng ta, có tính tích cực, năng động, sáng tạo và trên cơ sở thực tiễn.

Ví dụ về nhận thức: 

Vi-du-ve-nhan-thuc-tam-quan-trong-cua-tien
Ví dụ về nhận thức: tầm quan trọng của tiền

– Tiền chính là một phương tiện dùng để mua bán, trao đổi các hàng hóa, dịch vụ mà chúng ta sử dụng để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Nhận thức được vai trò quan trọng của tiền nên mọi người phải cố gắng học tập, làm việc chăm chỉ để có thể kiếm được nhiều tiền. Thậm chí có những người còn bất chấp cả đạo đức và pháp luật để có thể kiếm được nhiều tiền như: buôn bán hàng cấm hay cho vay nặng lãi…

– Khi một thanh đồng được nung nóng thì nó sẽ chuyển sang màu vàng rực. Thông qua quan sát bằng mắt con người có thể đưa ra kết luận rằng: thanh đồng sẽ bị chuyển màu khi nung nóng. 

– Pháp luật chính là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội và mọi người dân nhận thức được tầm quan trọng của Pháp luật, nếu như vi phạm sẽ bị Nhà nước trừng phạt. Vì vậy mà người dân sẽ luôn sống và làm việc theo đúng pháp luật.

>>Xem thêm: Critical thinking là gì? Các cấp độ của critical thinking

3 giai đoạn của nhận thức

Sau khi tìm hiểu về nhận thức là gì thì chúng ta cần phải quan tâm đến các giai đoạn của quá trình nhận thức. Theo quan điểm tư duy biện chứng thì hoạt động nhận thức của con người sẽ đi từ trực quan sinh động cho đến tư duy trừu tượng và đi từ tư duy trừu tượng cho đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực hiện thông qua các giai đoạn từ đơn giản cho đến phức tạp, từ thấp cho đến cao, từ cụ thể cho đến trừu tượng và từ hình thức bên ngoài cho đến bản chất bên trong.

Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính là gì? Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới chính là trực quan sinh động (tức là phản ánh thuộc tính bên ngoài thông qua cảm giác và tri giác). Đây chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người cần sử dụng đến các giác quan để tác động vào sự vật, sự việc nào đó để có thể nắm bắt được sự vật, sự việc ấy. 

Nhận thức cảm tính bao gồm các hình thức như sau:

Tay-cam-thay-lanh-khi-cham-vao-da
Tay cảm thấy lạnh khi chạm vào đá

Cảm giác: phản ánh thuộc tính riêng lẻ của một sự vật, hiện tượng nào đó khi chúng có tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác chính là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết và là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức.

Vi-du-ve-nhan-thuc-cam-giac-tri-giac
Ví dụ về nhận thức cảm giác – tri giác

Tri giác: phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật, sự việc khi mà sự vật, sự việc đó đang tác động trực tiếp lên các giác quan của con người. Tri giác chính là sự tổng hợp của các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ và phong phú hơn. Trong tri giác còn chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật, sự việc. Trong khi đó thì nhận thức đòi hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng và đâu là thuộc tính không đặc trưng cũng như phải nhận thức được sự vật ngay cả khi nó không còn trực tiếp tác động lên các cơ quan cảm giác của con người. Do vậy mà nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn.

Ao-dai-bieu-tuong-cua-nguoi-phu-nu-Viet
Áo dài – biểu tượng của người phụ nữ Việt

Biểu tượng: phản ánh tương đối hoàn chỉnh các sự vật, sự việc do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật, sự việc khi chúng không còn tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp cũng vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi biểu tượng được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan cũng như đã có sự tham gia của các yếu tố phân tích, tổng hợp. Chính vì vậy mà biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật, sự việc.

Đặc điểm của nhận thức cảm tính chính là phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức. Phản ánh bề ngoài, bao gồm cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. Giai đoạn này có thể có trong tâm lý của động vật.

Tuy nhiên, hạn chế của nhận thức cảm tính là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất và tất yếu bên trong của sự vật, sự việc. Vì vậy, để khắc phục thì nhận thức cần phải vươn lên giai đoạn cao hơn đó chính là giai đoạn lý tính.

Giai đoạn 2: Nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính hay còn được gọi là tư duy trừu tượng (tức là phản ánh thực chất bên trong, bản chất của sự việc). Đây chính là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật và được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. 

Khi-nhin-thay-nguoi-mac-trang-phuc-nay-ban-se-nghi-den-cong-an
Khi nhìn thấy người mặc trang phục này bạn sẽ nghĩ đến công an

Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, nó phản ánh những đặc tính, bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm chính là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật.

Do đó, các khái niệm vừa có tính khách quan cũng vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau lại vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm đóng vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì nó chính là cơ sở để có thể hình thành các phán đoán và tư duy khoa học.

Nho-phan-doan-ma-ban-biet-duoc-day-la-ai
Nhờ phán đoán mà bạn biết được đây là ai

Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm lại với nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm hay một thuộc tính của đối tượng. 

Theo trình độ phát triển của nhận thức thì phán đoán được phân chia làm ba loại: phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù và phán đoán phổ biến. Ở đây, phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện sự phản ánh có tính bao quát rộng lớn nhất về đối tượng.

Nếu như chỉ dừng lại ở phán đoán thì nhận thức chỉ mới biết được mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến mà chưa biết được giữa cái đơn nhất trong phán đoán này có mối liên hệ gì với cái đơn nhất trong phán đoán kia. Ngoài ra, cũng chưa biết được mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến. Để khắc phục hạn chế đó thì nhận thức lý tính phải vươn lên hình thức nhận thức suy luận.

Nho-suy-luan-logic-“thuc-an-chim-an-duoc-thi-nguoi-cung-an-duoc”-ma-Mai-An-Tiem-da-kham-pha-ra-dua-hau
Nhờ suy luận logic “thức ăn chim ăn được thì người cũng ăn được” mà Mai An Tiêm đã khám phá ra dưa hấu

Suy luận: hình thức tư duy trừu tượng nhằm liên kết các phán đoán lại với nhau để từ đó rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào đó giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta sẽ có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch. Ngoài suy luận thì trực giác lý tính cũng có chức năng phát hiện ra tri thức mới một cách nhanh chóng và đúng đắn nhất.

Đặc điểm của nhận thức lý tính: quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng đồng thời cũng là quá trình đi sâu vào tìm hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng đó.

Về cơ bản thì nhận thức cảm tính và lý tính không tách rời nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu như không có nhận thức cảm tính thì sẽ không có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì sẽ không thể nhận thức được bản chất thật sự của sự vật.

Chính vì vậy: nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính. Trong khi đó thì nhận thức lý tính phải dựa vào nhận thức cảm tính và gắn chặt với nhận thức cảm tính. Dù nhận thức lý tính có tính trừu tượng và khái quát đến đâu thì nội dung của nó cũng phải chứa đựng các thành phẩm của nhận thức cảm tính.

Ngược lại, nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính và làm cho nhận thức cảm tính trở nên tinh vi hơn, nhạy bén hơn và chính xác hơn, có sự lựa chọn và ý nghĩa hơn.

Giai đoạn 3: Nhận thức trở về thực tiễn

Nho-nhan-thuc-ma-chung-ta-biet-Trai-Dat-nhu-the-nao
Nhờ nhận thức mà chúng ta biết Trái Đất như thế nào

Nhận thức trở về thực tiễn được hiểu một cách đơn giản là tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói cách khác, thực tiễn là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức và có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được trước đó. Vì vậy, thực tiễn chính là tiêu chuẩn của chân lý, cơ sở động lực và là mục đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích và cải tạo thế giới mà nó còn có chức năng định hướng thực tiễn.

Phân loại nhận thức là gì

Theo chủ nghĩa duy vật của Mác – Lênin thì nhận thức được phân loại dựa vào hai đặc điểm cơ bản như sau:

Trình độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng

– Nhận thức kinh nghiệm: Được hình thành nhờ vào sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong xã hội, bao gồm trong tự nhiên hoặc trong thí nghiệm. Nhận thức này sẽ cho chúng ta kết quả là các tri thức kinh nghiệm.

– Nhận thức lý luận: Là loại nhận thức gián tiếp và trừu tượng. Nó có sự khái quát về bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng. 

Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai quá trình nhận thức khác nhau và chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. 

Co-4-loai-nhan-thuc-co-ban
Có 4 loại nhận thức cơ bản

Tính tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bán chất của sự vật

– Nhận thức thông thường: Được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ hoạt động của con người. Nhận thức thông thường có thể phản ảnh được đặc điểm và những sắc thái khác nhau của sự vật, hiện tượng.

– Nhận thức khoa học: Được hình thành một cách tự giác và gián tiếp thông qua những quan hệ tất yếu của sự vật, hiện tượng. Nhận thức khoa học đóng vai trò to lớn trong đời sống thực tiễn, đặc biệt là trong khoa học và công nghệ.

Cả 2 loại nhận thức này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Sự phối hợp qua lại giữa chúng sẽ cho ra một kết quả tích cực trong nhận thức của con người.

Vai trò của nhận thức là gì?

– Nhận thức giúp con người hiểu được cái riêng, cái chung cũng như hiểu được hiện tượng, bản chất của sự vật, sự việc. Nhờ có nhận thức mà con người mới biết được đúng đắn, đầy đủ và chính xác về bản chất của sự vật hay hiện tượng. 

– Nhận thức cung cấp cho con người một lượng lớn tri thức cũng như tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Con người có thể dần hiểu được các nguyên lý, định nghĩa cũng như khái niệm trong thế giới quan của mình.

Những khái niệm có liên quan đến nhận thức

Tự nhận thức là gì?

Nhan-thuc-ban-than
Nhận thức bản thân

Tự nhận thức hay nhận thức bản thân được xem là một khả năng đặc biệt, giúp chúng ta có thể nhận biết được một cách chính xác về cảm xúc và giá trị của bản thân.

Tự nhận thức giúp con người hiểu rõ về các đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, nhu cầu… của bản thân mình. Từ đó sẽ rút ra được những ưu điểm, những hạn chế của bản thân và dần thay đổi theo chiều hướng tích cực, năng động hơn.

Tâm lý học nhận thức là gì?

Tâm lý học nhận thức được hiểu là quá trình nghiên cứu khoa học về sự chú ý, sử dụng ngôn ngữ, trí nhớ, sáng tạo, tư duy… của con người. Tâm lý học nhận thức được chia thành nhiều loại khác nhau như: tâm lý học giáo dục, tâm lý học nhân cách, tâm lý học ngôn ngữ… Và mỗi loại tâm lý học nhận thức này sẽ có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau.

Năng lực nhận thức là gì?

Năng lực nhận thức chính là tập hợp toàn bộ các kỹ năng, kiến thức, khả năng, hành vi của bản thân để đáp ứng cho việc nhận thức. Điều này được sinh ra trong chính cơ thể và não bộ của mỗi người chúng ta. Những người có năng lực nhận thức càng cao thì kiến thức cũng như kinh nghiệm tích lũy được sẽ càng nhiều và điều này càng giúp ích cho cuộc sống của họ.

Trên đây là những thông tin liên quan đến nhận thức là gì? Hy vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hay và bổ ích để từ đó có thể tự nhận thức về bản thân và phát triển bản thân theo chiều hướng tốt hơn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here