Lòng tự trọng là gì? Những biểu hiện của lòng tự trọng

0
451

Một trong những phẩm chất đáng quý của con người chính là lòng tự trọng. Vậy lòng tự trọng là gì? Vì sao con người chúng ta cần phải có lòng tự trọng? Hãy để dienmaytot.org chúng tôi giải đáp giúp bạn ngay sau đây nhé!

Lòng tự trọng là gì?

Nguoi-co-long-tu-trong
Người có lòng tự trọng

Hiện có rất nhiều cách giải thích hay định nghĩa về lòng tự trọng nhưng bạn có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp của con người, trong đó người sở hữu nó sẽ biết nhìn nhận và đánh giá về sự vật hay hiện tượng một cách chuẩn xác để đưa ra những giải pháp, giữ gìn nhân phẩm, danh dự cho bản thân mình.

Vậy người có lòng tự trọng là gì? Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, không bao giờ làm những việc trái với lương tâm của mình. Họ luôn biết giá trị của chính bản thân mình. Họ biết mình là ai, mình có những điểm tốt gì và họ không cho phép ai xâm phạm đến những điều đó.

Ở trong mỗi chúng ta thì lòng tự trọng đều đã tồn tại sẵn, chỉ là ai là người phát huy và phát triển nó còn ai là người không thể hiện nó ra bên ngoài. Lòng tự trọng giúp chúng ta tạo dựng nên hình ảnh và nhân phẩm của một người.

Thường người ta phân chia lòng tự trọng thành hai cấp bậc đó là lòng tự trọng thấp và lòng tự trọng cao, cụ thể:

Phan-chia-long-tu-trong
Phân chia lòng tự trọng

– Những người có lòng tự trọng thấp: đa phần là những người sống ích kỷ, họ bất chấp tất cả, sử dụng mọi thủ đoạn để có thể đạt được lợi ích cá nhân. Họ luôn nhìn nhận các vấn đề theo chiều hướng tiêu cực và có phần phiến diện. Những người có lòng tự trọng thấp thường cho rằng những điều đang xảy ra không hề quan trọng đối với họ và họ sẽ có những cách cư xử làm mất đi giá trị của chính bản thân.

– Những người có lòng tự trọng cao: họ sẽ không bao giờ coi rẻ giá trị của bản thân mình vì bất cứ điều gì. Tất cả những hành động, suy nghĩ của họ đều toát ra là những con người liêm khiết, chính trực, dám làm và dám nhận. Đối với những người có lòng tự trọng cao thì lòng tự trọng chính là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động của họ, là động lực để họ luôn cảm thấy tự tin, phát triển bản thân và sự nghiệp dù cho có gặp bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào đi chăng nữa.

Vì sao mỗi người cần có đức tính tự trọng?

Long-tu-trong-duc-tinh-can-co-cua-moi-nguoi
Lòng tự trọng – đức tính cần có của mỗi người

– Lòng tự trọng đóng vai trò rất quan trọng khi mỗi chúng ta có đức tính này thì các bạn sẽ biết cách tôn trọng và yêu thương bản thân cũng như mọi người xung quanh. Mà tôn trọng chính là phẩm chất tốt đẹp để có thể kết nối giữa người với người lại với nhau, là nền móng xây dựng nên các mối quan hệ bền bỉ, vững chắc. Bởi vì xã hội hiện nay luôn cần đến sự gắn kết, tương tác cho dù bạn là người sống hướng nội hay ngại giao tiếp thì cũng không thể sống cô lập với xã hội mãi được. Nếu như bạn rèn luyện và trang bị được cho mình đức tính tự trọng thì sẽ giúp ích cho những mối liên kết xung quanh được lâu dài và bền chặt hơn.

– Khi con người có lòng tự trọng thì họ sẽ biết cách bảo vệ lương tâm của chính mình và không hành động theo bản năng. Bởi chính lý trí và đạo đức sẽ ngăn cản không cho họ làm những hành vi sai trái hay đi ngược lại với đạo đức và lương tâm của con người. Trước khi làm bất kì điều gì thì người có lòng tự trọng sẽ suy xét một cách kỹ lưỡng những mặt lợi, mặt hại để từ đó cho ra hướng đi tốt nhất, không gây ảnh hưởng hay làm giảm đi những sai lầm không đáng có.

Biểu hiện cho thấy người có lòng tự trọng là gì?

Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, để nhận diện được người có lòng tự trọng hay không thì rất đơn giản. Bạn có thể nhận thấy thông qua việc quan sát, đánh giá:

Bieu-hien-cho-thay-nguoi-co-tu-trong
Biểu hiện cho thấy người có tự trọng

– Họ luôn giữ được những phẩm chất đáng quý của mình, không có những hành động hay làm bất kỳ điều gì mà hạ thấp đi lòng tự trọng của họ.

– Khi nhặt được tiền hay đồ vật rơi thì sẽ tìm cách trả lại cho người bị mất.

– Luôn sống chính trực, minh bạch, không tham lam của cải hay vật chất bất chính.

– Phong thái ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự và khiêm nhường.

– Trang phục luôn gọn gàng và phù hợp với mọi hoàn cảnh.

– Nếu như có lỡ va chạm tại một số tình huống như: va quệt xe máy, đi đường lỡ đụng trúng hay có lỡ bị dẫm vào giày của ai đó… thì họ cũng sẽ không có thái độ quá gắt gỏng. Nếu như đối phương bị nặng thì sẽ nhanh chóng đưa họ vào bệnh viện.

– Khi tham gia giao thông luôn đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng luật lệ giao thông, không đánh võng, lạng lách, vượt ẩu…

Cách để nâng cao lòng tự trọng là gì?

Khi trang bị được lòng tự trọng cho bản thân thì bạn sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian để có thể nâng cao giá trị của bản thân mình. Dưới đây là một số lưu ý để có thể nâng cao được đức tính tự trọng trong mỗi chúng ta:

  • Không so sánh bản thân với người khác
Ngung-so-sanh-ban-than-voi-moi-nguoi
Ngừng so sánh bản thân với mọi người

Mỗi một cá thể tồn tại đều có xuất phát điểm cũng như những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Việc bạn chịu áp lực bởi những thành công của những người khác tưởng chừng như là động lực lớn để bạn có thể cố gắng nhưng trong thực tế thì ngược lại, bởi nó càng thêm nhấn chìm sự tự tin của bạn xuống.

Bạn cần biết rằng, để thành công được như vậy thì họ cũng phải trải qua không ít những lần thất bại và cố gắng vực dậy. Vì vậy việc so sánh bản thân với người khác là sự so sánh khập khiễng và không hợp lý, bạn sẽ dần mất niềm tin vào bản thân mình và lấy người khác ra để đo lường giá trị của chính mình. Chỉ khi bạn ngừng so sánh thì bạn mới thực sự hiểu được bản thân mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu và rèn luyện được tính tự trọng. Khi đó, tinh thần của bạn sẽ trở nên thoải mái hơn rất nhiều, tập trung hoàn toàn vào bản thân để nuôi dưỡng sự tự tin và khai thác tốt những điểm mạnh đang có, góp phần nâng cao giá trị của bản thân.

  • Suy nghĩ chín chắn và tin tưởng vào bản thân

Trong mọi tình huống, mọi vấn đề, khi mà bạn có cái nhìn tích cực thì sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những u mê tiêu cực. Vì vậy, hãy luôn giữ vững tinh thần lạc quan, thái độ sống lành mạnh, hạn chế tiếp thu những sự kiện không tích cực và tránh xa những điều xấu. Khi bạn đã thực sự tin tưởng vào bản thân mình thì đó cũng chính là chỗ dựa vững chắc cho bạn.

  • Luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người
Quan-tam-giup-do-moi-nguoi
Quan tâm – giúp đỡ mọi người

Khi bạn mở lòng mình để giúp đỡ nhiều người, khoan dung khi họ làm những điều không đúng thì tự khắc bạn sẽ cảm thấy lòng mình thật đơn giản, nhẹ nhàng và yên bình. Bạn sẽ nhìn nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực, hạnh phúc và có ý nghĩa hơn. Bởi khi bạn cho đi điều gì và dù bạn có nhận lại được hay không thì điều đó cũng sẽ giúp bạn cảm thấy an nhiên, hài lòng về chính bản thân. Đây chính là yếu tố cốt lõi giúp bạn có thể nâng cao thêm tính tự trọng.

  • Hiện thực hoá niềm tin của bản thân

Theo như nghiên cứu của các chuyên gia thì có đến hàng trăm suy nghĩ khác nhau trong đầu của mỗi người chúng ta. Vì vậy, bạn có thể dành thời gian ghi lại những suy nghĩ của mình vào một tờ giấy. Bởi nó có thể giúp bạn tìm ra được những mục tiêu, ý tưởng hay phương hướng hành động tiếp theo. Khi đã hoàn thành được những mục tiêu nhỏ thì đây chính là một lần tiếp thêm động lực, khích lệ bản thân thực hiện mục tiêu lớn hơn.

Lòng tự trọng là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị của một con người. Hiểu được lòng tự trọng là gì sẽ giúp chúng ta phát huy tốt đức tính này, góp phần nâng cao giá trị của bản thân mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here