Doanh nhân là gì? Tố chất của một doanh nhân thành đạt

0
238

Trong kinh doanh chúng ta thường được nghe rất nhiều đến cụm từ “doanh nhân”. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người hiểu sai về nó. Vậy thực chất doanh nhân là gì? Đặc điểm của một doanh nhân thành đạt như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về cụm từ này nhé!

Doanh nhân là gì?

Steve Jobs (người sáng lập Apple) - ví dụ điển hình về doanh nhân 
Steve Jobs (người sáng lập Apple) – ví dụ điển hình về doanh nhân

Doanh nhân được hiểu đơn giản là những người làm ăn kinh doanh. Đây cũng người giữ vị trí nắm quyền cao nhất trong việc quản trị cũng như điều hành một công ty hay tập đoàn . 

Thông thường thì một doanh nhân sẽ là những người đại diện cho các cổ đông, chủ sở hữu như: Hội đồng quản trị, Ban điều hành… hoặc cũng có thể nắm quyền trực tiếp hoạt động điều hành của doanh nghiệp.

Hiểu rộng hơn thì một doanh nhân sẽ là người có vị trí trong doanh nghiệp và thực hiện các công việc có liên quan tới hoạt động quản trị của doanh nghiệp. 

Vai trò của doanh nhân là gì?

Doanh nhân đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một đất nước. Một số vai trò chủ chốt của người doanh nhân có thể kể đến như sau:

  • Doanh nhân có vai trò trong việc xây dựng doanh nghiệp

Nhờ có những người doanh nhân mà doanh nghiệp sẽ có những chiến lược, chiến thuật tốt để có thể vận hành một cách suôn sẻ. Bên cạnh đó có thể sản xuất ra những mặt hàng chất lượng, uy tín và đáng tin cậy. 

Việc vận hành một doanh nghiệp không những giúp sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường mà nó còn giúp giải quyết các vấn đề khác trong xã hội như: vấn đề an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm ổn định cho mọi người.

Doanh nhân giúp xây dựng, phát triển doanh nghiệp
Doanh nhân giúp xây dựng, phát triển doanh nghiệp
  • Doanh nhân có vai trò tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp 

Có những người doanh nhân sáng tạo, tài năng thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể phát triển mạnh mẽ, không chỉ ở trong nước mà còn cả trên trường quốc tế. 

Để có thể làm tốt vai trò của mình thì doanh nhân cần phải giữ được hình ảnh của mình trước cộng đồng. Các doanh nhân muốn có một sự nghiệp bền vững thì cần phải tuân thủ đúng các chuẩn mực trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như những chuẩn mực khác như: chuẩn mực về bảo vệ môi trường, về quyền lợi nhân viên, về an toàn lao động, về hoạt động nhân đạo và từ thiện…Tất cả những hoạt động trên của doanh nhân không chỉ đảm bảo tạo ra lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh mà nó còn thể hiện một phần trách nhiệm của mình đối với công đồng.

  • Doanh nhân có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế

Có thể nói, tầng lớp doanh nhân ở Việt Nam hết sức đông đảo và bao gồm nhiều doanh nhân ở những tầm cỡ khác nhau cũng như trình độ kinh doanh khác nhau. 

Tầng lớp doanh nhân này vẫn đang tiếp tục phát triển về số lượng cũng như nâng cao chất lượng về trình độ, năng lực kinh doanh và trách nhiệm đối với xã hội. Họ cùng với các thành phần khác trong xã hội như nông dân, công nhân, trí thức để tạo nên một khối đoàn kết dân tộc, góp phần vào sự nghiệp đổi mới và phát triển nền kinh tế của đất nước. 

Đặc điểm của một doanh nhân thành đạt

  • Sự tự tin 

Đặc điểm đầu tiên của một doanh nhân thành công đó chính là sự tự tin. Một CEO cần phải rất tự tin trước đám đông để có thể đưa ra được những ý tưởng kinh doanh và kêu gọi vốn đầu tư. Phong thái tự tin được thể hiện ở những bước đi và lời nói. Điều này bạn hoàn toàn có thể rèn luyện hàng ngày thông qua việc giao tiếp với đám đông để giúp gia tăng bản lĩnh của mình.

  • Kỹ năng lãnh đạo 
Doanh nhân cần có kỹ năng lãnh đạo
Doanh nhân cần có kỹ năng lãnh đạo

Một CEO giỏi thì chắc chắn phải có kỹ năng lãnh đạo tốt. Đây cũng là một trong những đặc điểm quan trọng của một người làm kinh doanh giỏi. Vì thế, bạn hãy cố gắng rèn luyện tốt kỹ năng lãnh đạo của mình để có thể trở thành một người kinh doanh giỏi.

  • Kiên trì với mục tiêu đã định 

Một doanh nhân thường là người có những mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Họ thường biết cách vạch ra những điều mình cần làm cũng như những bước đi khác nhau để có thể đi được đến những mục tiêu đã định sẵn. Cho dù có khó khăn đến đâu thì các chủ doanh nghiệp cũng sẽ không bị lung lay bởi những tác nhân bên ngoài mà họ sẽ kiên trì để thực hiện được các mục tiêu đã định.

  • Kiên trì bền bỉ

Kiên trì bền bỉ cũng là một trong những đặc điểm của doanh nhân thành đạt. Kiên trì và bền bỉ thực hiện các mục tiêu của mình. Kiên trì tìm ra những hướng đi mới để có thể phát triển bản thân cũng như phát triển doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho đích đến thành công được gần hơn. Vậy nên ngay từ khi là sinh viên hãy cố gắng học tập và rèn luyện sự kiên trì bền bỉ này, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho con đường lập nghiệp của bạn đó.

  • Biết quan tâm đến mọi người xung quanh 
Doanh nhân thành đạt luôn biết quan tâm đến mọi người
Doanh nhân thành đạt luôn biết quan tâm đến mọi người

Đa phần doanh nhân đều là những người rất bận rộn. Trong ngày thì họ sẽ phải làm rất nhiều những công việc khác nhau. Tuy nhiên đây không phải lý do khiến họ bỏ mặc những người khác. Những chủ doanh nghiệp luôn biết cách quan tâm tới những người xung quanh mình. Họ luôn biết cách cân bằng cuộc sống hàng ngày của mình, biết quan tâm tới những người xung quanh để làm cho cuộc sống trở nên thú vị và ý nghĩa hơn.

  • Có khao khát mãnh liệt để chứng tỏ bản thân

Đối với các doanh nhân thì họ thường là những người có cá tính rất mạnh. Họ luôn muốn khẳng định mình với tất cả mọi người. Tuy nhiên, chính sự khao khát mãnh liệt này lại là một con dao 2 lưỡi đối với các chủ doanh nghiệp. Nếu như bạn biết giới hạn được tham vọng của mình thì sẽ rất tốt. Nhưng nếu không kiểm soát được nó thì sẽ để lại nhiều hậu quả đến cho công ty của bạn.

  • Lạc quan trong công việc 

Để thành chủ doanh nghiệp giỏi thì bạn sẽ cần phải trải qua rất nhiều khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, để có thể trở thành những doanh nhân giỏi thì bạn sẽ cần phải luôn lạc quan, sống có trách nhiệm để có thể vượt qua được mọi khó khăn trong công việc kinh doanh của mình.

Ví dụ về doanh nhân thành đạt

Doanh nhân nổi tiếng thế giới

  • Bill Gates
Bill Gates - người sáng lập Microsoft
Bill Gates – người sáng lập Microsoft

Bill Gates nằm trong top đầu của những doanh nhân nổi tiếng nhất trên thế giới. Khối tài sản của người đàn ông mang quốc tịch Mỹ này có trị giá 113 tỷ USD.

Dù đã bỏ học giữa chừng nhưng chặng đường để vươn mình trở thành doanh nhân thành đạt của Bill Gates chính là một cuốn sách mà những người trẻ đang bắt đầu sự nghiệp không thể bỏ qua. Khi mới 13 tuổi ông lần đầu được sử dụng đến máy tính và đến năm 17 tuổi thì vị doanh nhân này đã tự tay sáng chế ra chương trình phần mềm máy tính có trị giá lên đến 4.200 USD. Ở tuổi 30, ông đã trở thành triệu phú khi quyết tâm đi sâu phát triển phần mềm cũng như thành lập nên tập đoàn Microsoft. Còn có rất nhiều giai thoại về vị doanh nhân quyền lực này mà bạn có thể tìm hiểu, chắc chắn nó sẽ khiến cho bạn phải kinh ngạc và nể phục đấy.

  • Jeff Bezos – người sáng lập Amazon

Vị doanh nhân thứ 2 nằm trong top những doanh nhân nổi tiếng trên thế giới phải nhắc đến Jeff Bezos. Người đàn ông mang quốc tịch Mỹ này đang sở hữu cho mình tài sản trị giá 134 tỷ USD. 

Mặc dù xuất phát điểm kinh doanh của Jeff Bezos khá khiêm tốn chỉ là một gara sửa chữa xe và bán hàng thông qua trang web nhưng điều đó không phải là tất cả. Ông còn là chủ sở hữu của tờ báo Washington Post cũng như công ty hàng không vũ trụ Blue Origin. Sự tài năng cũng như sự đa dạng hóa các dịch vụ trong công ty đã khiến cho Jeff Bezos nhanh chóng trở thành một doanh nhân đầy quyền lực mà cả thế giới phải nể phục.

  • Mark Zuckerberg
Mark Zuckerberg - người sáng lập Facebook
Mark Zuckerberg – người sáng lập Facebook

Nếu bạn không biết doanh nhân là gì thì Mark Zuckerberg chính là một ví dụ điển hình mà bạn có thể hiểu nhanh nhất về khái niệm này. Người đàn ông mang quốc tịch Mỹ này đã chinh phục cả thế giới để lọt vào top những doanh nhân nổi tiếng nhất.

Một trong những mạng xã hội hot nhất hiện nay phải kể đến chính là Facebook và Mark chính là người đã sáng lập ra nó. Tài sản của vị doanh nhân trẻ tuổi này cũng không ngừng gia tăng bởi những hoạt động kinh doanh không ngừng nghỉ của mình. 

Doanh nhân nổi tiếng Việt Nam

  • Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai

Ông Đoàn Nguyên Đức cũng nằm trong danh sách doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam và tham vọng của ông Đức còn là tỷ phú thế giới. 

Với đầu óc kinh doanh của mình, vị doanh nhân quyền lực này đã không ngừng mở rộng thị trường và các dự án kinh doanh của mình. Năm 2008 và 2009, ông liên tiếp xếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách những người giàu nhất tại Việt Nam.

  • Phạm Nhật Vượng
Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch của tập đoàn Vingroup
Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch của tập đoàn Vingroup

Nằm trong top những doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam thì không thể không nhắc đến ông Phạm Nhật Vượng. Ông cũng nằm trong danh sách 200 người giàu nhất thế giới. Dù có khối tài sản khổng lồ nhưng vị doanh nhân này lại được mệnh danh là một trong những tỷ phú kín tiếng nhất trong làng doanh nhân Việt. 

Tài sản của ông không dừng ở đó mà còn có cả hàng loạt các dự án sang trọng thuộc các lĩnh vực như bất động sản, du lịch khách sạn, y tế, sức khỏe, làm đẹp, giáo dục… 

  • Đặng Lê Nguyên Vũ – “Vua cà phê Việt Nam”

Nằm trong top những doanh nhân nổi tiếng Việt Nam thì ông Đặng Lê Nguyên Vũ hiện mang khối tài sản lên tới 100 triệu USD. Đây là con số khổng lồ so với một quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người như ở Việt Nam.

Là CEO của Tập đoàn Trung Nguyên, vị doanh nhân này cũng đã khơi gợi lên ý chí, quyết tâm gây dựng sự nghiệp cho những thanh niên đang trên bước đường lập nghiệp. 

Những câu hỏi có liên quan đến doanh nhân

Văn hóa doanh nhân là gì?

Văn hóa doanh nhân trong tiếng Anh được gọi là business culture. Nó là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo cũng như quản lí doanh nghiệp

Tinh thần doanh nhân là gì?

Tinh thần kinh doanh là hành động bắt đầu kinh doanh hoặc là tạo ra các doanh nghiệp trong khi xây dựng và mở rộng quy mô của nó nhằm tạo ra lợi nhuận.

Phong cách doanh nhân là gì?

“Phong” chính là vẻ bề ngoài, còn “cách” là cách thức để biểu hiện, trưng bày ra. “Phong cách” doanh nhân ở đây là sự biểu hiện bản chất, những tính cách bên trong của con người. Như vậy phong cách thể hiện cái riêng của một người hoặc một lớp người nào đó. Nói cách khác thì phong cách chính là “hình thức” để thể hiện “nội dung”.

Hy vọng nhưng chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ doanh nhân là gì. Nếu bạn đang nuôi dưỡng ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt thì hãy cố gắng học tập và rèn luyện bản thân để theo đuổi đam mê đó nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here