Nên cúng ông Công ông Táo ở đâu? 

0
552

Theo tục lệ cổ truyền, cứ đến ngày 23 tháng chạp hằng năm là mọi nhà đều làm lễ cúng Táo Quân lên chầu trời. Vậy nên cúng ông Công ông Táo ở đâu? Lễ ông Công ông Táo gồm những gì? Ý nghĩa của việc cúng Táo Quân?

cúng ông công ông táo ở đâu
Cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Ông Công ông Táo là ai?

Nguồn gốc táo quân

Táo Quân có nguồn gốc từ 3 vị thần là Thổ Kỳ, Thổ Địa và Thổ Công của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt Hoá thành sự tích “1 bà 2 ông” – thần Bếp núc, thần Nhà và thần Đất. Tuy nhiên, mọi người vẫn thường gọi các vị thần này là Táo Quân hay ông Công ông Táo.

Sự tích táo quân

Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền lại trong dân gian rằng: Vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao sống với nhau nhưng không có con dẫn tới buồn phiền và cãi cọ nhau. Có hôm tức giận Trọng Cao đã đánh Thị Nhi, và Thị Nhi bỏ nhà ra đi rồi gặp Phạm Lang và lấy Phạm Lang.

ông công ông táo là ai
Ông Công ông Táo chính là vị thần quyết định phước đức cho gia đình

Trong khi đó, Trọng Cao đi tìm vợ mãi nhưng không thấy và tiền bạc mang theo đã tiêu hết nên đành vừa đi tìm vợ, vừa ăn xin. Khi Trọng Cao đi ăn xin thì gặp phải đúng nhà Thị Nhi và 2 bên đã nhận ra nhau và Thị Nhi đã tỏ ra hối hận khi đã bỏ nhà ra đi.

Lo sợ Phạm Lang trở về biết được sự tình nên Thị Nhi đã bảo Trọng Cao trốn trong đống rơm. Nhưng không may, Phạm Lang lại ra đốt đống rơm ngoài vườn để lấy tro bón ruộng và Trọng Cao bị thiêu chết.

Khi đó, Thị Nhi thấy vậy vào nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang không hiểu nguyên nhân và thấy Thị Nhi nhảy vào đống rơm thì cũng nhảy theo và cả 3 người đều chết.

Linh hồn của 3 người này được đưa lên trời và Thượng đế thấy 3 người đều có tình có nghĩa nên đã sắc phong thành Táo Quân: Phạm Lang làm Thổ Công, Trọng Cao làm Thổ Địa và Thị Nhi làm Thổ Kỳ. Và đây cũng chính là 3 vị thần quyết định phước đức cho gia đình.

Cúng ông Công ông Táo ngày bao nhiêu?

Theo truyền thống dân gian thì ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng chạp (tức 23/12 âm lịch). Và ngày 23 tháng chạp năm 2020 sẽ rơi vào thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2021. Như vậy, Tết ông Công ông Táo năm nay chính là ngày 4/2/2021.

ông công ông táo vào ngày nào
Cúng ông Công ông Táo vào ngày bao nhiêu và nên cúng ở đâu?

Cúng ông công ông táo ở đâu?

Cúng ông Công ông Táo vào ngày nào?

Theo phong tục cổ truyền đã có từ lâu đời thì lễ cúng ông Công ông Táo được làm vào ngày 23 tháng chạp hằng năm. Đây chính là ngày Táo Quân cưỡi cá chép vàng lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về tất cả những việc đã làm trong năm vừa qua có cả việc tốt, việc xấu và truyền tải mong ước của gia chủ trong năm mới.

Cúng ông Công ông Táo là tập tục dân gian và cũng là nét đẹp trong văn hoá tâm linh người Việt. Không có 1 tài liệu nào quy định cụ thể về việc này, do đó mọi người thường thắc mắc rằng nên cúng ông Công ông Táo ở đâu, dưới bếp hay trong nhà?

Cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Theo chuyên gia phong thuỷ Mai Văn Sinh và Phạm Cương thì nếu nhà bạn có ban thờ Táo Quân thì thắp hương ở ban thờ này. Còn nếu không có ban thờ riêng thì có thể thắp hương ở ban thờ gia tiên hoặc thần linh chứ không nên cúng ở bếp

Bởi khu vực bếp là khu vực nấu nướng và chế biến thực phẩm hàng ngày. Nếu cúng ở khu vực này sẽ được coi là thiếu trang trọng, chưa kể tới có nhiều gia đình khu vực bếp núc thường khá chật chội và lộn xộn làm việc cúng bái trở nên khó khăn hơn.

Ông Công ông Táo cúng gì?

Lễ cúng ông Công ông Táo ở mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau. Và điểm chung của tất cả các miền là diễn ra vào ngày 23 tháng chạp  và lễ vật bắt buộc phải có là 1 mũ cánh chuồn cho Táo bà và 2 mũ cánh chuồn cho 2 Táo ông.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo ở các miền

  • Miền Bắc: Cá chép thường (hoặc chép đỏ) với quan niệm cá chép hoá rồng để về trời
  • Miền Trung: 1 con ngựa giấy có yên và dây cương
  • Miền Nam: Chỉ thêm áo và hài của Táo bà, Táo ông

Ngoài ra, để thể hiện lòng thành mà các bạn có thể làm thêm mâm lễ mặn hoặc chay.

ông công ông táo cúng gì
Tuỳ thuộc vào vùng miền mà lễ cúng Táo Quân sẽ khác nhau

Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

Khi cúng Táo Quân thì các bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Có thể chọn 1 ngày gần nhất với ngày 23 hoặc cúng đúng ngày 23 tháp chạp. Gia chủ làm lễ sửa bát hương
  • Khi sửa bát hương thì cần lau dọn sạch sẽ và để lại 3 chân hương. Lưu ý, lễ sửa bát hương chỉ thực hiện duy nhất 1 lần trong năm vào ngày này.
  • Gia chủ cần thực hiện ăn mặc quần áo chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng. Sau đó, bày lễ, thắp hương và khấn. Khi đã hết 1 – 2 tuần hương thì gia chủ tạ lễ hóa vàng và thả cá chép thật hoặc đốt cá chép giấy.
  • Thời gian làm lễ cúng tiễn Táo Quân về trời thường từ 11 – 13h (tức giờ Long Mã), giờ này cá chép sẽ hóa rồng và cũng là giờ Chư Phật thụ lộc.

Ý nghĩa của việc cúng ông Công ông Táo

Từ xưa đến nay, người Việt thường quan niệm 3 vị Thần Táo định đoạt phước đức, cát hung cho gia đình. Với mong muốn các vị Thần này sẽ phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn nên hàng năm vào ngày 23 tháng chạp người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân về chầu trời 1 cách long trọng.

Ngoài ra, người Việt còn quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng về những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua. Do đó, người dân sẽ làm lễ tiễn ông Công ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt sẽ được báo cáo với Ngọc Hoàng và giảm nhẹ những điều không tốt

Trên đây là một số thông tin giải đáp về vấn đề “Cúng ông Công ông Táo ở đâu?”. Vậy còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để cùng trao đổi và thảo luận nhé!