Tia UV và chỉ số UV là gì? Ảnh hưởng của tia UV tới sức khỏe

0
125

Trong ánh nắng mặt trời tồn tại rất nhiều thành phần trong đó có tia UV. Tia UV có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Trong bài viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về tia UV là gì, chỉ số UV là gì cũng như những ảnh hưởng của nó nhé.

Tia UV là gì?

Tia UV viết tắt của Ultraviolet hay còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím. Tia cực tím là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng chúng ta nhìn thấy nhưng nó lại dài hơn bước sóng của tia X. 

Phổ của tia cực tím có thể chia ra thành 2 vùng tia là: vùng tử ngoại gần có bước sóng từ 380 – 200nm và vùng tử ngoại xạ hay còn được gọi là vùng tử ngoại chân không có bước sóng từ 200 – 10nm.

Tia UV trong ánh nắng mặt trời
Tia UV trong ánh nắng mặt trời

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chia tia tử ngoại thành 3 loại cụ thể là:

– Tia UVA (còn được gọi là tia tử ngoại A): là tia có bước sóng từ 400 – 315nm. Tia UVA xuất hiện bất cứ lúc nào mà ánh sáng ban ngày xuất hiện dù là trời mây hay là nắng. Vì vậy, nó chiếm khoảng 95% tổng lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất. Tia UVA mặc dù có năng lượng thấp nhất nhưng vẫn khiến cho làn da của chúng ta dễ bị lão hóa, sạm, nám khi tiếp xúc nhiều. 

– Tia UVB (còn được gọi là tia tử ngoại B): là tia có bước sóng từ 315 – 280 nm. Tia UVB cũng xuất hiện quanh năm và hoạt động rất mạnh mẽ ở những nơi có nắng nhiều. Tia UVB có năng lượng cao hơn tia UVA nên có thể tấn công tầng biểu bì của da, gây nhiều tác động nguy hiểm hơn cho con người như: bỏng da, kích ứng hoặc ung thư da.

– Tia UVC (còn được gọi là tia tử ngoại C): là tia có bước sóng từ 280 – 100 nm. Nó là dạng bước sóng ngắn có năng lượng cao nhất nên rất nguy hiểm cho con người, có thể gây tổn thương đến da và mắt. Tuy nhiên, tia UVC lại bị tầng Ozon và lớp khí quyển hấp thụ hoàn toàn nên không thể chạm được đến mặt đất.

>>Xem thêm: Uống nước đúng cách – Kinh nghiệm quý giá

Chỉ số UV là gì?

Chỉ số tia cực tím hay chỉ số tia UV là phép đo theo tiêu chuẩn quốc tế về độ mạnh của tia cực tím từ mặt trời. Chỉ số UV càng cao thì sẽ càng nguy hiểm.

Chỉ số UV cùng mức độ ảnh hưởng
Chỉ số UV cùng mức độ ảnh hưởng

Bạn có thể theo dõi chỉ số UV này thông qua ứng dụng trên smartphone. Chỉ số UV ở mức 1 là con số thấp nhất và 11+ là chỉ số bức xạ UV ở mức rất cao, có thể gây ra tình trạng cháy nắng.

Chỉ số UV dao động trong ngày và đạt đỉnh điểm vào buổi trưa, giảm dần khi vào chiều. Một cách khác để bạn có thể theo dõi mức xạ mặt trời là nhìn vào bóng của mình. Nếu như bóng của bạn ngắn đi thì có nghĩa là bức xạ UV đang ở mức cao.

Ảnh hưởng của chỉ số UV là gì tới sức khỏe

Tia UV là loại tia vừa có ảnh hưởng tích cực và vừa có ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của chúng ta. Ở mức vừa phải thì tia UV có thể giúp cơ thể tổng hợp được vitamin D tốt hơn hoặc tham gia vào việc tiệt trùng, diệt khuẩn… Tuy nhiên khi cường độ tia UV quá cao thì có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể.

Tác động tích cực của tia UV tới sức khỏe

Chỉ số tia UV từ 0 – 2 cùng với sự tiếp xúc trong thời gian hợp lý sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như:

Tia UV dưới 2 cung cấp vitamin D3 cho cơ thể
Tia UV dưới 2 cung cấp vitamin D3 cho cơ thể

– Chỉ số tia UV dưới 2 giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D3 cho cơ thể khi da của bạn tiếp xúc với loại tia này. Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi giúp xương, răng chắc khỏe hơn, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ tia cực tím có lượng bức xạ mặt trời ở mức thấp vào buổi sáng sớm (từ là từ 5h – 7h sáng) thì mới đủ an toàn để da có thể hấp thụ.

– Tia UV có thể làm chậm sự phát triển của các tế bào da, giúp cho việc điều trị những bệnh ngoài da như bệnh vảy nến có hiệu quả hơn.

– Tia UV còn có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh để bảo vệ sức khỏe của bạn. Chính vì vậy mà tia UV đã được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm diệt khuẩn được sử dụng hằng ngày như: máy lọc nước, máy tiệt trùng…

– Tia UV có thể kích thích não bộ chúng ta tạo ra tryptamines. Đây là một hoạt chất có tác dụng giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu, tâm trạng trở nên thoải mái hơn để làm việc và vận động mỗi ngày.

Tác động tiêu cực của tia cực tím

  • Gây ung thư da
Tia UV gây ung thư da
Tia UV gây ung thư da

Tia UV là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư da trong môi trường. Vì khi cơ thể tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời thì có khả năng gây ung thư da. Theo như nghiên cứu thì có đến 90% người bệnh ung thư da là do bức xạ UV.

  • Gây cháy nắng

Cháy nắng là tình trạng vết bỏng xảy ra khi mà các tế bào da bị tổn thương và tình trạng này là do da hấp thụ năng lượng từ tia UV. Khi đó, máu trong cơ thể sẽ chảy thêm vào vùng da bị tổn thương để giúp chữa lành. Đây cũng chính là lý do tại sao da của bạn chuyển sang màu đỏ khi bị cháy nắng.

Bạn cũng không nên chủ quan bởi tình trạng này có thể trở nên bỏng rát nghiêm trọng. Thậm chí, tác hại của tia cực tím còn gây ra những hậu quả về lâu dài cho làn da như: tạo nếp nhăn, ung thư da…

  • Gây tổn thương mắt
Tia UV có thể tổn thương mắt
Tia UV có thể tổn thương mắt

Khi tiếp xúc lâu dài với tia tử ngoại hoặc cường độ cao của tia tử ngoại thì sẽ làm hỏng các mô, gây “bỏng” trên bề mặt mắt, được gọi là tuyết mù hoặc viêm giác mạc ánh nắng.

Điều này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương mắt như đục thủy tinh thể , mộng thịt và mộng mỡ mắt…

  • Tổn thương tới hệ thống miễn dịch

Khi tiếp xúc quá nhiều với bức xạ UV có tác dụng ức chế gây hại cho hệ thống miễn dịch. Các nhà khoa học cho rằng: tình trạng cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu ở người trong vòng 24 giờ sau khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tình trạng này nếu lặp đi lặp lại quá nhiều với bức xạ UV thì có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.

  • Gây lão hóa da

Tia tử ngoại có khả năng phá hủy collagen và mô liên kết bên dưới lớp trên cùng của da, gây ra các nếp nhăn, đốm màu nâu và làm mất đi độ đàn hồi tự nhiên của da.

Chính sự khác biệt giữa tone màu da, nếp nhăn cũng như sắc tố ở mặt dưới và mặt trên ở cùng một cánh tay đã cho thấy tác động của ánh nắng mặt trời lên da. Một làn da rám cháy nắng trông có thể ổn trong hiện tại, tuy nhiên về sau làn da sẽ sớm nhăn nheo và có thể gây ung thư da.

Cách phòng tránh tác hại của tia cực tím

Bôi kem chống nắng chống lại tia UV
Bôi kem chống nắng chống lại tia UV

– Sử dụng kem chống nắng cả khi ở nhà hoặc trời không nắng bởi tia UV luôn tồn tại trong ánh sáng mặt trời.

– Xây dựng chế độ ăn uống giàu dưỡng chất và khoa học: Bên cạnh việc thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin cho cơ thể như các loại trái cây, rau xanh… thì bạn cũng nên hạn chế sử dụng những thức ăn chứa nhiều chất béo động vật, các loại đồ ăn có vị chua nhiều. Bạn cũng nên tăng cường sử dụng những thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao sẽ giúp bảo vệ cơ thể dưới sự tác động của tia cực tím.

– Khi ra ngoài nên sử dụng những trang phục hỗ trợ chống nắng như: váy chống nắng, áo chống nắng, khẩu trang, bao tay, tất chân…

– Dùng mắt kính: Không chỉ bảo vệ mắt trước những tác nhân như gió, bụi, vi khuẩn mà nó còn giúp chống lại những ảnh hưởng tiêu cực từ tia UV gây ra cho mắt.

– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khi nắng to hoặc vào các giờ cao điểm, nhất là khoảng thời gian từ 11h – 15h. 

– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại, máy tính, laptop… Đây đều là những nguồn bức xạ nhân tạo và có thể gây hại đến da cũng như mắt khi tiếp xúc nhiều. Đối với cửa kính ô tô, cửa kính văn phòng thì bạn có thể sử dụng những tấm phim cách nhiệt sẽ giúp hạn chế nguồn bức xạ từ ánh sáng mặt trời. 

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về tia UV và chỉ số UV là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về mức độ ảnh hưởng của loại tia này và lựa chọn giải pháp phòng tránh hiệu quả.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here