CEO là gì? Chia sẻ từ a – z về CEO

0
248

Chúng ta thường nghe rất nhiều đến CEO trong doanh nghiệp nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ CEO là gì, viết tắt của từ nào? Hay CEO có vai trò và trách nhiệm như thế nào? Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chức vụ quan trọng này nhé!

CEO là gì trong công ty?

CEO-Chief-Executive-Officer
CEO – Chief Executive Officer

CEO là tên viết tắt của từ tiếng anh “Chief Executive Officer” hay còn gọi là Giám đốc điều hành. Ở Việt Nam thì CEO còn có các tên gọi khác như: Tổng Giám đốc hay Giám đốc công ty…

CEO chính là người nắm giữ quyền điều hành của doanh nghiệp. Từ tầm nhìn và chiến lược của CEO mà công ty có những định hướng phát triển trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Họ cũng là người chịu trách nhiệm cho sự “thăng, trầm” của doanh nghiệp. Tuy vậy, CEO vẫn phải chịu sự quản lý từ Hội đồng quản trị.

>>Xem thêm: Critical thinking là gì? Các cấp độ của critical thinking

Vai trò và công việc của nhân viên CEO là gì?

Là người đứng đầu của doanh nghiệp nên chắc chắn vai trò của CEO là vô cùng quan trọng. Do đó mà trách nhiệm của nhân viên CEO cũng nặng nề hơn hẳn.

– CEO chịu trách nhiệm trong việc đưa ra những tầm nhìn, định hướng và lập kế hoạch thực hiện cho doanh nghiệp.

– CEO cũng là người chịu trách nhiệm với kết quả cuối cùng của các kế hoạch, về lợi nhuận, sự tăng trưởng và các mục tiêu đã đề ra.

Nghe thì có vẻ ít nhưng khối lượng công việc mà CEO cần làm là một khối lượng rất lớn, như:

Cong-viec-cua-CEO-rat-lon
Công việc của CEO rất lớn

– Đề ra những chiến lược thực hiện theo tầm nhìn cũng như sứ mệnh của doanh nghiệp.

– Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban triển khai các kế hoạch đã được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị.

– Đóng góp ý kiến và đưa ra những đề xuất để khắc phục những hạn chế của doanh nghiệp và từ đó có những hướng đi mới giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

– Xây dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

– Xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp theo hướng tích cực.

– Xây dựng các chính sách, quy định về nhân sự cũng như chế độ, lương, thưởng, trợ cấp… cho nhân viên.

– Phê duyệt các kế hoạch do các phòng ban đề xuất.

– Đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng là các doanh nghiệp hay các đối tác khác…

– Đánh giá hiệu quả hoạt động của từng phòng ban và của cả doanh nghiệp theo định kỳ để từ đó đưa ra các chiến lược mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Những tố chất cần có để trở thành CEO là gì?

Để trở thành một CEO thì đó không phải là việc dễ dàng bởi những gì mà bạn nhận được sẽ thực sự tương xứng với những gì mà bạn đã bỏ ra. Là một CEO thì bạn cần có một số tố chất như:

  • Tầm nhìn
CEO-can-co-tam-nhin-chien-luoc
CEO cần có tầm nhìn chiến lược

Để trở thành CEO thì đầu tiên bạn cần có tầm nhìn về cả dài hạn và ngắn hạn để từ đó có thể đưa ra những kế hoạch, chiến lược phát triển cho công ty qua từng thời kỳ. Tuy sẽ có lúc những yếu tố khách quan từ bên ngoài làm tác động đến kế hoạch thực hiện nhưng nếu bạn là người có tầm nhìn thì bạn sẽ có thể điều chỉnh kế hoạch của mình sao cho phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.

  • Kiến thức

Là một CEO thì bạn không chỉ cần có kiến thức chuyên môn mà bạn còn cần có những kiến thức rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

  • Kỹ năng quản trị tốt

Đây chính là nền móng để bạn có thể trở thành một giám đốc điều hành giỏi. Ngoài những kiến thức bạn được đào tạo trên ghế nhà trường, được lĩnh hội khi tham gia các khóa học quản trị thì bạn cũng phải liên tục nghiên cứu và cập nhật các kiến thức về quản trị một cách linh động để áp dụng vào doanh nghiệp của mình.

  • Kinh nghiệm quản lý
CEO-can-co-kinh-nghiem-quan-ly
CEO cần có kinh nghiệm quản lý

Để là một CEO ở doanh nghiệp lớn thì trước hết bạn phải có kinh nghiệm quản lý, ít nhất là từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra thì các kỹ năng về đối nhân xử thế cũng là điều rất cần thiết.

  • Khả năng chịu áp lực tốt

CEO phải xử lý khối lượng công việc khổng lồ và có trách nhiệm cao cả, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp nên bạn cần phải là người có khả năng chịu được áp lực tốt. Do đó, luôn giữ cho mình sức khỏe tốt và một cái đầu lạnh, tinh thần vững chắc là điều rất cần thiết. Có như vậy thì bạn mới có thể vượt qua được những rào cản, những thách thức đầy khó khăn bên ngoài.

Sự khác biệt giữa CEO và Chủ tịch HĐQT

Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa vai trò của CEO và Chủ tịch HĐQT. CEO chính là người có quyền lực đưa ra các quyết định hoạt động cấp cao trong doanh nghiệp. Còn Chủ tịch HĐQT thì chỉ có trách nhiệm giám sát việc doanh nghiệp sử dụng dòng tiền đầu tư của các cổ đông cũng như giám sát hoạt động của doanh nghiệp nói chung.

HĐQT thường họp nhiều lần trong 1 năm để có thể thiết lập các mục tiêu dài hạn, báo cáo kết quả tài chính hay đánh giá hiệu quả làm việc của các lãnh đạo cấp cao và đề xuất những chiến lược trong tương lai cho doanh nghiệp.

CEO-va-Chu-tich-HDQT
CEO và Chủ tịch HĐQT

Về mặt nguyên tắc thì Chủ tịch HĐQT thường có vị trí cao hơn là CEO. Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT thì không có quyền đưa ra những quyết định quan trọng nếu như chưa thông qua ý kiến của các thành viên trong Hội đồng. Hiểu đơn giản hơn thì Chủ tịch HĐQT có thể được coi là “boss” lớn nhất trong doanh nghiệp, thường không tham gia vào quản lý trực tiếp các hoạt động thường nhật của doanh nghiệp mà chỉ giúp CEO chủ động điều hành và quản trị doanh nghiệp tốt hơn.

Trong một vài doanh nghiệp thì vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT có thể được đảm nhiệm bởi một người. Rất nhiều doanh nghiệp cho phép CEO nắm giữ ghế Chủ tịch Hội đồng tuy nhiên điều này có thể tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Ví dụ: HĐQT đang cân nhắc tăng lương cho các vị trí lãnh đạo cấp cao. Là một lãnh đạo cấp cao thì CEO hoàn toàn có thể bỏ phiếu thuận trước Hội đồng về đề xuất này.

Chính vì vậy mà doanh nghiệp nên rạch ròi giữa hai vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT để tránh sự mâu thuẫn về mặt quyền lợi có thể nảy sinh.

Một số tấm gương CEO xuất sắc

Chúng ta đã hiểu rõ nghề CEO là gì cũng như quyền hạn và trách nhiệm của một vị Giám đốc điều hành trong doanh nghiệp. Dưới đây chính là 5 cái tên CEO xuất sắc mà bạn có thể tham khảo:

Jeff Bezos – Amazon

CEO-Jeff-Bezos-Amazon
CEO Jeff Bezos – Amazon

Trong danh sách những nhà lãnh đạo xuất sắc thì không thể không kể đến cái tên Jeff Bezos, CEO của “ông lớn” Amazon. Chính Jeff Bezos là người đã định hình cho sự thành công của Amazon hiện nay, biến công ty từ một doanh nghiệp kinh doanh sách điện tử đơn thuần trở thành vị “vua” của ngành bán lẻ trên Thế giới. Ông cũng góp công rất lớn cho sự chuyển mình của lĩnh vực thương mại điện tử hiện đại toàn cầu.

Jeff nổi tiếng là một người có tầm nhìn xa trông rộng. Ông hiện đang dành phần nhiều tài sản của mình cho việc nghiên cứu và phát triển AI (trí thông minh nhân tạo) cũng như tối ưu hóa hệ thống lưu trữ kho hàng của Amazon.

Larry Page – Google

Nhắc tới Jeff Bezos thì bạn không thể nào bỏ qua kỳ phùng địch thủ của ông, đó chính là Larry Page. Vị CEO của Google này đã góp một công rất lớn cho sự phát triển của công cụ tìm kiếm trực tuyến, cho sự phát triển của mạng Internet và giúp thay đổi hoàn toàn cách thức mà chúng ta tìm kiếm thông tin.

Ông cũng đã góp phần biến Google – một công ty cung cấp bộ máy tìm kiếm đơn thuần để trở thành một doanh nghiệp điện tử kinh doanh đa lĩnh vực: cung cấp nội dung số (YouTube), hệ điều hành trên nền tảng di động (Android), kinh doanh thiết bị di động (Google Pixel)… Mọi sự thay đổi của Google, bao gồm từ thuật toán tìm kiếm cho tới nền tảng dịch vụ thì đều có tác động rất lớn tới hoạt động tương tác Internet của người dùng trên toàn Thế giới.

Mark Zuckerberg – Facebook

CEO-Mark-Zuckerberg
CEO Mark Zuckerberg

Từ một sinh viên bỏ học giữa chừng ở đại học Harvard, Mark Zuckerberg đã từng bước xây dựng đế chế kinh doanh của mình ở một nơi duy nhất, đó chính là Facebook.

Ông được coi là một trong những nhà lãnh đạo tài ba vì đã góp phần thay đổi cách thức con người ta liên lạc và kết nối với nhau thông qua Facebook. Trước đây thì mọi sự tương tác của những người dùng Internet thường là chỉ thông qua trao đổi Gmail và Yahoo. Tuy nhiên,  thông qua Facebook và Messenger thì khoảng cách giữa con người dường như là không có khoảng cách.

Chỉ cách đây khoảng 10 năm thì Facebook chỉ là một ứng dụng giúp lưu giữ hình ảnh thì giờ đây, dưới bàn tay nhào nặn của Mark cũng như các cộng sự, nó đã thực sự trở thành một “siêu ứng dụng” và là một mạng xã hội đích thực.

Warren Buffett – Berkshire Hathaway

Warren Buffett chắc hẳn cũng không phải là cái tên xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, phần đông công chúng ít biết đến ông là CEO của Berkshire Hathaway . Đây là quỹ đầu tư hàng đầu tại Hoa Kỳ và cũng là nơi làm nên tên tuổi của Warren.

Ông được coi là một nhà đầu tư mát tay đã định hướng công ty mình đầu tư vào nhiều thương vụ “bạc tỷ”. Có thể kể đến như mua lại 7% cổ phần của Coca-Cola hay trực tiếp đầu tư vào AIG, IBM… Mọi sự thành công của Berkshire Hathaway đều có sự can dự và ra quyết định bởi Warren.

Phạm Nhật Vượng – Vingroup

Một vị CEO kiệt xuất khác mà chúng ta có thể kế đến chính là một danh nhân người Việt – ông Phạm Nhật Vượng. Ông chính là nhân tố chính, đã đóng góp vào sự thành công của tập đoàn Vingroup hiện nay. Ông đã biến doanh nghiệp từ sản xuất thực phẩm đơn thuần tại nước ngoài để trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất tại Việt Nam.

Ông Vượng là người có tầm nhìn lớn, có hoài bão và dám nghĩ dám làm. Ông là một trong những người đã góp phần định hình phát triển cho nhiều lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam như: bất động sản, du lịch – nghỉ dưỡng, bán lẻ hay công nghiệp xe hơi và điện tử…

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến CEO là gì? Hy vọng sẽ mang đến cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về chức vụ này. Nếu bạn muốn trở thành CEO của doanh nghiệp thì hãy đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here