▷Cách tính múi giờ Trái Đất &10 “BÍ MẬT THÚ VỊ”

0
3679

Trước đây khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển con người dựa vào mặt trời để tính giờ, tính ngày đêm. Cho đến ngày này, cách tính múi giờ đã được hoàn thiện với các công thức tính giờ chính xác. Từ đó, con người có thể tính được giờ và thuận lợi giao dịch với nhau trên toàn thế giới. 

Vậy công thức tính giờ Trái đất như thế nào? Có bao nhiêu múi giờ trên Trái đất? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn về múi giờ Trái đất sẽ rất thú vị đấy.

Cách tính giờ trên trái đất là gì? Công thức tính giờ Trái đất

Trái đất có dạng hình cầu khi di chuyển xung quanh hệ mặt trời và tự quay quanh trục của chính mình theo hướng từ Đông sang Tây. Chính điều này đã gây ra hiện tượng cùng 1 thời điểm xác định có vùng sáng và có vùng tối. Vậy cách tính giờ Trái đất thế nào? có bao nhiêu múi giờ, cách tính múi giờ ra sao?

>> Giờ trái đất là gì? Có ý nghĩa gì? Giờ trái đất bắt đầu từ nước nào?

Trái đất có bao nhiêu múi giờ?

cách tính múi giờ
Tất cả các múi giờ trên trái đất và cách tính chi tiết

Sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời sinh ra các vị trí khác sẽ có múi giờ khác nhau. Trung bình Trái đất sẽ mất gần 24 giờ để hoàn thành một vòng quay quanh trục. Từ đó người ta chia Trái đất có 24 múi giờ, mỗi múi giờ là 1 đường kinh tuyến có độ chênh lệch là 1 giờ. 

Mọi múi giờ trên Trái Đất đều chỉ là số tương đối với giờ UTC (giờ UTC thay thế cho giờ GMT). Trong đó múi giờ GMT là múi giờ đầu tiên được đặt tại kinh tuyến 0 đi qua Đài thiên văn Greenwich tại London nước Anh. 

Theo lý thuyết Trái đất tự quay quanh mình và nằm trong hệ Mặt trời mất 24 giờ. Nhưng thực tế Trái đất quay 1 vòng mất 23 giờ 56 phút 4 giây và theo thời gian đang giảm nhẹ so với quá khứ. Do đó, múi giờ theo GMT tính theo Mặt Trời không được chính xác như trước. Và được thay thế bằng múi giờ UTC tượng trưng cho thời gian Trái Đất quay. Tuy nhiên, cho đến hiện nay sự chênh lệch giữa múi giờ UTC và GMT là không đáng kể.

>>>Else Lasker-Schüler Thiên Tài Thơ Ca được Google vinh danh

Công thức tính múi giờ Trái Đất

Công thức tính giờ trên Trái đất là: Tm = To + m

Trong đó:

  • Tm là giờ múi 
  • To là giờ GMT
  • m là số thứ tự của múi giờ
Công thức tính giờ trên Trái đất
Công thức tính giờ trên Trái đất

Theo đó giờ ở 2 bán cầu của Trái đất công thức tính múi giờ GMT được tính như sau:

Ở Đông bán cầu ta có : m=(kinh tuyến Đông): 150

Ở Tây bán cầu: có 2 cách tính

Cách 1: m=(3600 – Kinh tuyến Tây): 150

Cách 2: m = 24 – (Kinh tuyến Tây): 150

Với cách tính giờ GMT này ta có thể tính được mọi múi giờ trên Trái đất.

Ngoài ra, khi tính giờ Trái đất cần chú ý những nơi cùng bán cầu Tây hoặc bán cầu Đông thì không đổi ngày. Còn khác bán cầu sẽ thực hiện đổi ngày. Theo quy luật đổi ngày của kinh tuyến 1800 đó là từ Tây sang Đông lùi 1 ngày và ngược lại từ Đông sang Tây cộng 1 ngày. 

Như vậy, dựa vào công thức này ở Việt Nam ta có thể tính được mọi giờ trên Thế giới. 

Giờ các nước =  giờ nước ta +/ – số múi

Trong đó: Dùng dấu “+” nếu nước đó ở bên phải Việt Nam và dấu “-” nếu nước đó bên trái nước ta. 

Khi đó: 

Giờ phía Đông = Giờ gốc + khu vực giờ địa phương(hay múi giờ)

Giờ phía Tây =khu vực giờ địa phương(hay múi giờ) – giờ gốc

➥ Xem thêm:

#10 “BÍ MẬT” thú vị về các múi giờ trên Trái đất 

Trái đất hình cầu vì vậy nguồn sáng từ Mặt trời chiếu đến sẽ có vùng sáng và tối dẫn đến sự chênh lệch nhau về các múi giờ. Chính điều này tạo ra nhiều sự thú vị trên Trái đất.

Múi giờ GMT ở Anh xuất hiện đầu tiên

Giờ GMT được thiết lập đầu tiên vào năm 1675. GMT là từ viết tắt của Greenwich Mean Time có nghĩa là giờ trung bình tại Greenwich. Và cũng từ đây cách tính thời gian chuẩn quốc tế được sử dụng. Lấy đài thiên văn Greenwich ở Anh quy ước là kinh tuyến số 0. 

công thức tính giờ
Múi giờ ở Anh và công thức tính giờ chi tiết

Tuy nhiên, để tiết kiệm điện năng vào mùa hè, ở nước Anh sẽ vặn đồng hồ lên trước 1 tiếng để tiết kiệm điện, giảm đèn tiết kiệm ánh sáng.

Pháp là nước có nhiều múi giờ nhất Trái đất

Nước có nhiều múi giờ nhất theo công thức tính giờ Trái đất là nước Pháp. Theo cách tính giờ trên Trái đất toàn bộ nước Pháp sẽ trải qua 12 múi giờ khác nhau. Bởi lãnh thổ của nước Pháp quản lý rải rác trên nhiều nơi trên thế giới. 

Nhưng trên thực thế thì nước Pháp chỉ sử dụng 2 múi giờ UTC +1 và UTC +2.

Nước có múi giờ nhỏ nhất là nước nào?

Hòn đảo tại biển Baltic nằm giữa biên giới Thụy Điển và Phần Lan là vị trí có múi giờ nhỏ nhất. Mặc dù diện tích đảo rất nhỏ nhưng lại có 2 múi giờ trên 1 hòn đảo. Bởi hòn đảo này đều thuộc 2 quốc gia khác nhau nên múi giờ trên đảo cũng bị chia làm 2.

công thức tính giờ trên trái đất
Múi giờ tại Phần Lan và cách tính chi tiết

Tổng thống Putin xóa 1 múi giờ trên nước Nga

Nước có diện tích rộng nhất trên Thế giới là nước Nga nên việc sở hữu nhiều múi giờ khác nhau là chuyện dễ hiểu. Theo đó, nước Nga sẽ có 11 kinh độ. Nhưng Tổng thống Putin đã quyết định thống nhất múi giờ tại nhiều nơi trên lãnh thổ Nga. Nhằm mục đích tăng sự thống nhất các vùng trên nước này. Do đó, nước Nga hiện nay có 9 múi giờ.

Ranh giới giữa các múi giờ có sự chênh lệch lớn

Theo lý thuyết Trái đất có 24 kinh tuyến chia đều nhau. Mỗi kinh tuyến sẽ có 1 múi giờ khác nhau và lệch nhau 1 độ. Tuy nhiên, thực tế sự chênh lệch này lại rất lớn. Bởi một số nước có diện tích lãnh thổ rộng nhưng lại sử dụng chung 1 múi giờ trên toàn bộ lãnh thổ. Điển hình như Trung Quốc, Ấn độ có diện tích rất lớn nhưng chỉ sử dụng một múi giờ trên toàn quốc gia.

cách tính múi giờ gmt
Ấn độ có diện tích rộng nhưng chỉ có 1 múi giờ

Nước không quan tâm đến đổi giờ

Hawaii chính là nước không đổi giờ với lý do đơn giản để vậy cho dễ nhớ. Khi trời vào đông trên vùng Alaska có giờ trùng với Hawaii. Mặc dù, thời tiết 2 nơi là hoàn toàn trái ngược. 

Một số nước cũng không đổi giờ thuộc Mỹ như quần đảo Virgin, American Samoa, Puerto Rico, Guam cũng như Hawaii không đổi giờ. 

Hai nước cạnh nhau nhưng lệch nhau 24 giờ

Đây là điều rất thú vị khi nói về múi giờ, về giờ khác nhau trên Trái đất hình cầu của chúng ta. Theo đó nước Samoa thuộc địa phận nước Mỹ tại Thái Bình Dương và quần đảo Lines là 2 nước lệch nhau hẳn 24 giờ (1 ngày). 

Việt Nam thuộc múi giờ nào?

cách tính giờ gmt
Việt Nam có múi giờ bao nhiêu

Việt Nam thuộc khu vực các nước châu Á. Việt Nam cùng Lào và Campuchia có cùng múi giờ số 7 (GMT+7). Điều này có nghĩa là khi bước sang 1 năm mới Việt Nam chúng ta sẽ đón giao thừa chậm hơn 7 tiếng so với nước đón giao thừa sớm nhất trên Trái Đất. 

Nơi đầu tiên và nơi cuối cùng đón năm mới

Nơi đầu tiên trên Thế giới bước sang năm mới đầu tiên đó là Tonga nằm trên Thái Bình dương và hòn đảo Christmas của nước Cộng hòa Kiribati. Nhiều người cho rằng Sydney ở Australia là nước đón năm mới đầu tiên là hoàn toàn sai. 

Như vậy, thành phố Honolulu thuộc quần đảo Hawaii nước Mỹ là nước đón giao thừa cuối cùng trên Trái đất.  

Một số nước không cộng múi giờ chẵn

Bình thường các múi giờ GMT thường cộng theo một số chẵn. Nhưng một số nước có GMT + là các số lẻ. Có sự cộng lẻ như vậy là do giây nhuận cộng thêm để điều chỉnh giúp giữ chuẩn thời gian đồng bộ. 

Theo thời gian dưới tác động của lực hấp dẫn từ Mặt trăng làm Trái đất dần quay chậm lại. Điều đó có nghĩa là ngày mặt trời trở nên dài hơn từ đó dẫn đến sự chênh lệch giây nhuận đó. 

Tính giờ trái đất
Cách tính múi giờ, cách tính giờ trên Trái đất

Một số nơi được cộng giây nhuận:

  • Iran: GMT+03:30, GMT+ 04:30 (chỉnh lên 1 giờ vào mùa hè)
  • Afghanistan: GMT+04:30
  • Sri Lanka: GMT+05:30
  • Canada: GMT-03:30, GMT-04:30 (chỉnh lên 1 tiếng vào mùa hè)
  • Tây Úc: GMT+08:45
  • Nepal: GMT+12:45
  • Chatham (New Zealand): GMT+05:45

Thông qua cách tính giờ trên Trái đất, cách tính múi giờ mà cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Với các công thức tính giờ Trái đất mà Điện Máy Tốt đã chia sẻ hy vọng bạn có thể tính toán chính xác giờ của các nước trên Thế giới. Từ đó, giúp cho việc hoạt động, giao lưu, trao đổi dễ dàng, thuận tiện hơn.

➥ Xem thêm: