Thước lái ô tô là gì? Cách cân, bảo dưỡng và sửa chữa lỗi

0
2141

Bất kỳ ai sử dụng xe hơi đều cần phải hiểu về thước lái ô tô, bởi chỉ cần bộ phận này có một lỗi nhỏ cũng có thể dẫn đến những sự cố lớn trong quá trình xe hoạt động. Song không phải ai cũng biết thước lái ô tô là gì? Do đó trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những thông tin để các bạn hiểu rõ về thước lái cũng như dấu hiệu nhận biết thước lái của xe đang bị lỗi.

Thước lái ô tô là gì?

Thước lái ô tô chính là một bộ phận quan trọng trên của ô tô. Nó là một hệ thống cho phép người lái xe có thể điều kiển xe chuyển động theo ý muốn của mình thông qua vô lăng. Hay nói cách khác thước lái ô tô chính là hệ thống lái trên xe ô tô.

Thước lái cho phép người lái có thể bẻ lái, thực hiện điều chỉnh hướng di chuyển của hai bánh trước ô tô. Nó giúp người điều khiển xe có thể chủ động ứng phó với những sự cố bất ngờ phát sinh trong quá trình tham gia giao thông. 

Từ đó chúng ta có thể thấy, thước lái có ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn của người lái và những người trên xe. 

Để giúp người dùng có thể điều khiển xe một cách dễ dàng và an toàn, phần lớn các dòng xe hiện nay đều được sử dụng hệ thống lái với bộ trợ lực. Song, trong quá trình sử dụng, thước lái ô tô khó có thể tránh khỏi xảy ra hư hỏng. Chính vì vậy, để đảm bảo độ an toàn khi lái xe người lái cần hiểu rõ thước lái xe cũng như các dấu hiệu thước xe cần bảo dưỡng sửa chữa.

thước lái ô tô là gì
Thước lái ô tô là gì?

Cấu tạo thước lái ô tô

Để có thể dễ dàng nhận biết các lỗi của thước lái ô tô chúng ta cần hiểu rõ về cấu tạo của thước lái. Chi tiết các bộ phận của thước lái ô tô và chức năng của chúng như sau:

  • Khớp các đăng: Khớp các đăng giúp chuyển hướng quay các thanh nối trục vô lăng. Trục vô lăng có nhiệm vụ kết nối vô lăng xuống tới bánh răng trên thước lái, giúp cho bánh răng quay, khi vô lăng xoay. Lúc này các khớp các đăng sẽ giúp các trục vô lăng có kết nối không đồng phương hướng với nhau duy trì chuyển động quay.
  • Trục xoay vô lăng: Đây là chi tiết bao gồm các đoạn nhỏ được nối với nhau bằng các khớp các đăng. Là bộ phận giúp truyền chuyển động quay từ vô lăng xuống bánh răng.
  • Thanh răng: Là chi tiết nằm trong hệ thống ray trượt tịnh tiến của thước lái.
  • Tay đòn: Chuyển động tịnh tiến từ thanh ray được truyền tới các tay khớp bẻ lái thông qua tay đòn.
  • Khớp bẻ lái: Có nhiệm vụ truyền động lực quay từ tay đòn thước lái lên bánh xe.
cấu tạo thước lái ô tô
Cấu tạo của thước lái

Bảo dưỡng – căn chỉnh thước lái xe

Để đảm bảo thước xe luôn hoạt động tốt chúng ta cần tiến hành kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên. Một trong những công việc quan trọng phải tiến hành khi bảo dưỡng thước lái ô tô đó là căn chỉnh thước lái. Bởi việc căn chỉnh thước lái không chỉ giúp đảo an toàn trong quá trình hoạt động mà còn giúp bảo vệ và gia tăng tuổi thọ của bánh xe.

Chu kỳ cân thước lái ô tô thông thường là 6 tháng 1 lần, tuy nhiên trong một số trường hợp sau đây thì các bạn cần tiến hành căn chỉnh lại thước lái ngay để đảm bảo an toàn.

  • Sau khi xe gặp sự cố va chạm mạnh.
  • Khi tiến hành thay thế phụ tùng ở gầm xe hoặc hệ thống treo.
  • Sau khi tiến hành thay lốp ô tô mới cho xe.
  • Khi xe có xu hướng lệch trái hoặc phải trong quá trình di chuyển trên đường thẳng
  • Khi bạn vào cua hoặc đổi hướng, tay lái trả chậm
  • Khi lốp xe có độ mòn không đều.
  • Vô lăng bị lệch.
  • Vô lăng khi đánh lái bị trễ.

Có hai cách căn chỉnh thước lái cơ bản đó là căn chỉnh thước lái bằng dây và căn chỉnh bằng thước kéo.

cách chỉnh thước lái ô tô
Hệ thống thước lái của xe

Cách nhận biết các lỗi thường gặp của thước xe

Trong quá trình sử dụng xe, các chi tiết của thước lái sẽ chịu tác dụng của các lực gây hao mòn, biến dạng, thậm chí là gây ra hư hỏng một chi tiết nào đó. Sau đây là một số dấu hiệu các lỗi của thước lái xe hơi.

Lỗi khi lái xe có cảm giác nặng tay 

Khi lái xe có cảm giác nặng tay khiến việc lái xe trở nên khó khăn hơn và mất an toàn khi di chuyển trên đường, đặc biệt là vào những giờ cao điểm. 

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra, xem xét dầu và bơm trợ lực lái để xem có bị lỗi không.
  • Nếu nguyên nhân là dầu trợ lực lái của xe bạn thấp hơn mức low, các bạn chỉ cần tiến hành thêm dầu trợ lực là được
  • Nếu bơm trợ lực của bạn bị hư hỏng các bạn cần đến gara sửa chữa ô tô để được kỹ thuật viên kiểm tra kỹ lưỡng và tiến hành sửa chữa.
bảo dưỡng thước lái ô tô
Lỗi đánh vô lăng bị trễ

Lỗi xuất hiện dấu hiệu tay lái trả chậm

Biểu hiện:

  • Hiện tượng tay lái trả chậm là hiện tượng khi các bạn đã thực hiện đánh tay lái qua trái hoặc phải mà một lúc lâu sau xe mới chuyển hướng. Hiện tượng này thường đi kèm với tay lái nặng.

Cách khắc phục:

  • Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do bơm trợ lực của xe hoạt động yếu, thước lái bị hở séc măng, các đăng lái và thanh dẫn động lái khô mỡ…
  • Dù là nguyên nhân nào trong số các nguyên nhân ở trên các bạn cũng không thể tự sửa chữa được. Cách tốt nhất là các bạn mang đến các gara bảo dưỡng để được hỗ trợ sửa chữa.

Hiện tượng có tiếng kêu lạ trong hệ thống lái xe ô tô

Biểu hiện:

  • Trong quá trình lái xe các bạn nghe được hệ thống lái phát ra tiếng kêu bất thường như: Lạch cạch, re re…

Cách khắc phục:

  • Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là thước lái bị mòn đẫn đến các bộ phận khác trở nên lỏng lẻo. Hoặc có thể do mức dầu trợ lực xuống quá thấp hay bơm trợ lực hoạt động kém.
  • Các bạn cần đem xe đến các trung tâm bảo dưỡng ngay khi phát hiện ra lỗi này, để được hỗ trợ sửa chữa kịp thời tránh những sự cố không may cho bản thân khi điều khiển xe.

Lỗi rotuyn lái – Thanh cân bằng

Biểu hiện: 

  • Các thao tác lái xe không được thực hiện chính xác, hiện tượng trễ khi thực hiện thao tác đánh vô lăng.

Cách khắc phục

  • Nguyên nhân dẫn đến thanh cân bằng bị lỏng hay ăn mòn là do sự ma sát trong quá trình chuyển động. Thông thường sau khoảng 120.000 – 170.000 km là phải thay mới chúng để đảm bảo an toàn.
  • Đối với lỗi này các bạn chỉ cần đến các gara ô tô để thay nới thanh cần bằng cho hệ thống thước lái của ô tô là được
sửa chữa thước lái ô tô
Lỗi thước lái bị chảy dầu

Sự cố chảy dầu ở thước lái

Biểu hiện:

  • Thươc lái của xe ô tô bị chảy dầu ra ngoài (có thể nói đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở hệ thống lái trợ lực thủy lực).

Cách khắc phục:

  • Phớt thước lái bị chảy dầu là nguyên nhân chính của hiện tượng này. 
  • Cũng tương tự như những lỗi trên, các bạn cần mang xe tới các trung tâm để được kiểm tra và hỗ trợ sửa chữa.

Trên đây là những chia sẻ của dienmaytot.org về thước xe ô tô. Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết thước xe là gì cũng như những cách nhận biết lỗi của thước xe để có thể kịp thời sửa chữa.

  1. Có nên bọc vô lăng? Những điều cần biết trước khi bọc vô lăng
  2. Hướng dẫn bảo dưỡng xe ô tô theo mùa trong năm